Abenomics vẫn vận hành dù người kế nhiệm ông Abe là ai đi nữa

Chủ nhật, 30/08/2020 06:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Với việc ông Shinzo Abe từ chức, bất kỳ ai lên thay vị thủ tướng tại nhiệm lâu nhất của Nhật Bản chắc chắn sẽ phải đối mặt với những thách thức kinh tế khó khăn.

Nhật Bản đã có 8 năm ổn định về kinh tế, chính trị nhờ Abenomics

Thị trường sẽ rất quan tâm đến việc liệu chính quyền tiếp theo có bám sát chương trình kinh tế được kích hoạt bởi ông Abe, hay còn gọi là Abenomics hay không, bao gồm nới lỏng tiền tệ tích cực, chi tiêu tài khóa linh hoạt và cải cách cơ cấu.

Trong khi tên của các ứng cử viên tiềm năng đã được nêu ra, các nhà kinh tế cho biết nhà lãnh đạo tiếp theo của Nhật Bản có thể sẽ duy trì khuôn khổ Abenomics cơ bản.

Vì chương trình của Abe đã được duy trì ổn định chính trị trong gần 8 năm, nên điều quan trọng là thủ tướng tiếp theo phải gửi những thông điệp rõ ràng về tính liên tục để tránh gây bất ngờ cho thị trường tài chính vốn nhạy cảm với sự không chắc chắn.

Nhưng khi nói đến việc vực dậy nền kinh tế, bàn tay của người kế nhiệm ông sẽ bị trói buộc do ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 tiếp tục gây ra thiệt hại, đặt chính phủ vào thế phòng thủ hoàn toàn.

Abe bước lên bục tuyên bố ý định từ chức, vào thứ Sáu tại Tokyo. Ảnh: KYODO

Abe bước lên bục tuyên bố ý định từ chức, vào thứ Sáu tại Tokyo. Ảnh: KYODO

Chắc chắn, các thị trường sẽ theo dõi sự liên tục. Tôi nghĩ nhiều người đang cho rằng mọi thứ sẽ không thay đổi nhiều, nhưng tân thủ tướng sẽ cần phải giải thích rõ ràng điều đó”, Daiju Aoki, Giám đốc đầu tư tại UBS Wealth Management Japan, cho biết.

Họ đặc biệt sẽ theo dõi xem liệu sẽ có những thay đổi trong chính sách tiền tệ hay không. Một trong những trụ cột đằng sau Abenomics là Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) do Haruhiko Kuroda lãnh đạo.

Việc BOJ mua ồ ạt trái phiếu chính phủ Nhật Bản dài hạn và các quỹ giao dịch hối đoái được cho là đã giúp hạ giá đồng Yên, điều này đã hỗ trợ các công ty định hướng xuất khẩu và tăng giá cổ phiếu trong khoảng 8 năm.

Vì nhiệm kỳ của Kuroda kéo dài đến tháng 4 năm 2023, nên những thay đổi lớn khó có thể xảy ra với chính sách tiền tệ trong ngắn hạn, Daiju Aoki nói, đồng thời cho biết thêm rằng điều này dường như không hợp lý để thúc đẩy những thay đổi trong cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng do đại dịch gây ra.

Sau khi Thủ tướng Abe tuyên bố kế hoạch từ chức hôm thứ Sáu vì bệnh viêm loét đại tràng mãn tính, một căn bệnh về ruột, một số thành viên trong Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền của ông đã bày tỏ ý định tranh cử vị trí lãnh đạo đảng, nơi quyết định ai là thủ tướng tiếp theo.

Họ bao gồm cựu Bộ trưởng Ngoại giao Fumio Kishida, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba và cựu Bộ trưởng Nội vụ và Truyền thông Seiko Noda. Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga cũng được coi là một ứng cử viên chính.

Abe, người kiêm nhiệm chức chủ tịch LDP, cho biết ông sẽ tiếp tục tại vị cho đến khi người kế nhiệm được chọn, được cho là sẽ diễn ra vào hoặc khoảng ngày 15 tháng 9.

Vẫn phải duy trì nền tảng cơ sở của Abenomics, dù tân Thủ tướng là ai đi nữa

Aoki cho biết bất kỳ ai kế nhiệm Abe đều phải giữ nguyên khuôn khổ Abenomics, mặc dù một số chi tiết có thể khác nhau.

Liệu chính quyền mới có thể duy trì sự ổn định chính trị hay không sẽ đóng một vai trò lớn vì nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã có sự phục hồi vừa phải trong gần 8 năm cầm quyền của Abe.

Trước khi nhiệm kỳ thủ tướng thứ hai của Abe bắt đầu vào năm 2012, "Nhật Bản đã chứng kiến ​​sáu thủ tướng trong sáu năm ... nếu người kế nhiệm của ông Abe không thể nhận được sự ủng hộ của người dân, tình hình chính trị có thể trở lại trước Abenomics", Aoki nói.

Ngoài ra, các nhà kinh tế chỉ ra rằng sự ổn định chính trị dưới thời chính quyền Abe đã củng cố ngoại giao của Nhật Bản để mang lại lợi ích cho nền kinh tế của nước này bằng cách tạo cơ sở cho các thỏa thuận thương mại và chính sách ngoại hối. Tuy nhiên, về mặt ngoại giao, người kế nhiệm Abe có thể gặp nhiều khó khăn để đạt được kỳ vọng.

Những điểm trọng tâm trong Abenomics. Ảnh: japan.co.jp

Những điểm trọng tâm trong Abenomics. Ảnh: japan.co.jp

Ngoài tính liên tục về chính sách và chính trị, nhà lãnh đạo tiếp theo sẽ phải bảo vệ nền kinh tế khỏi đại dịch COVID-19.

Shunsuke Kobayashi, nhà kinh tế trưởng tại Mizuho Securities, cho biết: “Dù ông Abe có từ chức hay không thì cũng rất khó để tái thiết nền kinh tế vì các biện pháp kích thích (cầu) không thực sự hiệu quả trong tình hình này”.

Đại dịch sẽ khiến thủ tướng tiếp theo vô cùng khó khăn trong việc soạn thảo các chính sách phản ánh tư duy cá nhân như Abe đã làm với Abenomics trong các chiến dịch kinh tế của mình.

Vì Covid-19 đã hạn chế đáng kể sự di chuyển của công chúng, các chính sách kích thích nhu cầu không thực sự khả thi. Ngoài ra, các biện pháp kích thích như vậy thường đi kèm với nguy cơ lây nhiễm leo thang.

Chính phủ đã triển khai chương trình trợ cấp Go To Travel vào tháng 7 với khoản ngân sách khổng lồ 1,35 nghìn tỷ Yên để hỗ trợ ngành du lịch đang bị tàn phá, nhưng chiến dịch này đã bị chỉ trích nặng nề vì đã khiến loại virus chết người SARS-CoV-2 lây lan mạnh hơn.

Thay vì thúc đẩy hoạt động kinh tế, chính phủ Nhật đã phải tập trung vào các động thái phòng thủ để hạn chế thiệt hại từ đại dịch bằng cách xây dựng mạng lưới an toàn của mình nhằm bảo vệ việc làm và hỗ trợ các công ty bị thiệt hại nặng nề.

Ngoài ra, vì chính phủ đã triển khai hai gói kích thích kỷ lục trị giá khoảng 117 nghìn tỷ Yên, các lựa chọn tài chính của thủ tướng sắp tới sẽ bị hạn chế.

"Chính phủ sẽ cần tiếp tục đối phó với đại dịch và làm những gì cần thiết để ngăn chặn nó trong khi hạn chế thiệt hại kinh tế ... bất cứ ai trở thành thủ tướng, người đó sẽ phải đối mặt với vấn đề tương tự và thực hiện các bước cần thiết tương tự", Kobayashi nói.

Vân Trần

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế