(CLO) Việc tiết giảm chi phí là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
Giảm được 1% chi phí vận hành không chỉ góp phần đảm bảo kế hoạch kinh doanh mà còn giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn ngân sách cho các hoạt động xây dựng văn hóa, nâng cao chất lượng nhân sự hay chỉ đơn giản là để tái đầu tư vào việc kinh doanh.
Do những ảnh hưởng từ thị trường quốc tế và các vấn đề nội tại, nền kinh tế Việt Nam đã đối mặt với không ít khó khăn trong năm 2023. Số liệu được Tổng cục Thống kê cho thấy chỉ số tăng trưởng GDP, PMI và nhiều chỉ số phát triển doanh nghiệp đều ở mức thấp so với các năm trước.
Trước tình hình trên, Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo thực hiện đồng bộ các chính sách, nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Qua đó, tăng trưởng kinh tế đã có chuyển biến theo chiều hướng tích cực.
Doanh nghiệp tìm hướng tiết giảm chi phí
Trong bối cảnh đó, phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước rất nhạy cảm với các biến động kinh tế cũng như nỗ lực tìm cách vượt qua các thách thức.
Anh Quang Thắng (Hà Nội) - Chủ một công ty may mặc - cho biết: Số lượng đơn hàng hiện vẫn ở mức thấp dù đang ở trong giai đoạn cao điểm cuối năm. Hàng tồn kho quá vụ buộc phải giảm xuống dưới giá vốn nhưng vẫn khó tiêu thụ khi người mua hàng đang đẩy mạnh "thắt lưng buộc bụng". Vì vậy, doanh nghiệp của anh buộc phải tiết giảm chi phí vận hành từ quản lý nhân sự, tối ưu hoá dây chuyền sản xuất và cắt giảm các khoản chi không hiệu quả.
“Công ty tôi may mắn duy trì được lượng đơn hàng ở mức công suất tối thiểu và có thể kéo dài tới ít nhất là hết Quý I. Tuy nhiên, chi phí đầu vào đã tăng lên 8% so với thông thường, do vậy cần phải cân đối tất cả chi phí để giữ giá đầu ra ổn định, giữ chân khách hàng", anh Thắng cho biết.
Chung nỗi lo lắng, chị Thu Hằng (TP. HCM) – Chủ một công ty bán lẻ đồ công nghệ nhận định, kể từ khi thành lập từ năm 2015, chưa bao giờ công ty chị phải đối mặt với tình hình khó khăn như hiện nay.
“Thực sự rất khó khăn. Sức mua của người dân sụt giảm mạnh so với cùng kỳ các năm trước. Các công ty lớn thì ồ ạt giảm giá khiến những cửa hàng nhỏ như bọn mình càng chịu thêm áp lực. Phải cố gắng lắm, cắt giảm tối đa các loại chi phí vận hành, đàm phán giảm giá mặt bằng,… thì công ty mình mới có thể duy trì được thu nhập tối thiểu cho các anh em. Giờ chỉ cần tiết kiệm được 1% chi phí vận hành như tiền điện, nước, chuyển phát nhanh hay phí ngân hàng cũng rất quý rồi”, chị Hằng chia sẻ.
Giảm chi phí nhưng vẫn bảo đảm hiệu quả
Theo một chuyên gia nghiên cứu thị trường, hầu hết các doanh nghiệp vừa nhỏ hiệu nay đều đối mặt với khó khăn và phải siết chặt lại chi phí vận hành. Giờ đây, các doanh nghiệp đều phải tính toán làm sao để hiệu quả công việc không thay đổi nhưng chi phí vận hành phải giảm.
“Không tăng được thu thì phải giảm chi, hoặc ít nhất là ổn định được chi phí. Chi phí vận hành chỉ cần giảm được 1% nhưng tổng cộng lại trong 1 năm sẽ là một số tiền khá lớn. Với các doanh nghiệp nhỏ, doanh số hàng năm vào khoảng 50 tỷ đồng và chí phí vận hành khoảng 20%, nếu tiết kiệm 1% chi phí vận hành thì mỗi năm doanh nghiệp có thể tiết kiệm được 100 triệu đồng. Số tiền này có thể dùng để gia tăng phúc lợi và tổ chức một chương trình team building cho nhân viên vào dịp cuối năm thì lợi ích đó cũng là khá đáng kể”, vị này cho hay.
Thống kê tháng 9 vừa qua của DNA Consulting cho thấy 1% là trung bình chi phí ngân hàng trên tổng doanh thu năm của các doanh nghiệp. Với chi phí vận hành chiếm trung bình 15 - 25% trên tổng doanh thu của doanh nghiệp, trong đó chi phí ngân hàng chiếm ít nhất 1% bao gồm các loại phí như phí gia nhập, phí thường niên, phí chuyển khoản trong nước, phí thanh toán quốc tế, phí chi lương, phí kiểm đếm, phí xác nhận số dư trên online,... Khi đó việc lựa chọn hợp tác dài lâu với một ngân hàng cũng được các chủ doanh nghiệp cân nhắc kỹ lưỡng để thuận tiện hơn trong việc tối ưu dòng tiền của doanh nghiệp.
Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu chi phí
Tối ưu được 1% chi phí hàng năm, các lãnh đạo doanh nghiệp sẽ có thêm nguồn ngân sách cho các hoạt động xây dựng văn hóa, nâng cao chất lượng nhân sự hay chỉ đơn giản là để tái đầu tư vào việc kinh doanh.
"Tối ưu chi phí không chỉ là cắt giảm, mà cần gia tăng lợi ích từ dòng tiền dư ngắn hạn trong tài khoản", lãnh đạo một doanh nghiệp nhận định.
Thấu hiểu tình hình khó khăn của các doanh nghiệp, bên cạnh chương trình giảm lãi suất cho vay, nhiều ngân hàng hiện cũng đã triển khai các gói miễn phí dịch vụ giúp giảm bớt áp lực tài chính cho các doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong đó, ACB đã nhanh chóng triển khai các gói sản phẩm Không Phí giúp doanh nghiệp giảm thiểu luôn 1% chi phí, đồng thời cung cấp thêm các công cụ hỗ trợ đắc lực khác trên hệ sinh thái toàn diện của ngân hàng.
Ngoài ra, nhà băng này cũng đưa ra nhiều tư vấn nhằm tối ưu các hoạt động kinh doanh. Đơn cử như các giải pháp tối ưu hóa quy trình bán hàng từ lúc nhận đơn hàng - xuất hóa đơn - giao hàng đến lúc thu tiền. Mục đích cốt lõi là để tiền hàng được thu về một cách nhanh chóng, linh hoạt thu chi, từ đó điều chỉnh tình hình nhập xuất hàng hóa, nhanh chóng ứng biến với thay đổi của thị trường.
Nhìn tổng thế, hầu như tất cả những giao dịch tài chính mà doanh nghiệp cần đều được ACB miễn phí, 1% chi phí tối ưu được quy đổi sang các hoạt động gia tăng sức khoẻ tài chính của doanh nghiệp, củng cố kinh doanh sản xuất, hỗ trợ đảm bảo nguồn thu.
Sự khó khăn từ thị trường tiêu thụ đã khiến các doanh nghiệp một lần nữa phải cơ cấu lại quy trình vận hành. Tuy nhiên, cắt giảm chi phí trong doanh nghiệp không chỉ đơn giản là việc phải "thắt lưng buộc bụng" trong thời kỳ khó khăn, hay tăng lợi nhuận trong ngắn hạn, mà chính là có một chiến lược tổng thể để phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh thật sự của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp được miễn 9 loại phí khi sử dụng gói ACB 0 PHÍ giao dịch trên ACB ONE Biz: phí gia nhập, phí thường niên, phí chuyển khoản trong nước, phí chi hộ lương/phí chuyển khoản theo lô, phí đăng ký và sử dụng ACB Safekey (cơ bản và nâng cao), phí tiếp nhận thông tin giao dịch thanh toán quốc tế, phí kiểm đếm, phí xác nhận số dư, phí đăng ký thêm phương thức xác thực. Sử dụng Thẻ Debit Business của ACB, doanh nghiệp sẽ được hoàn tiền 120 triệu/năm.
Để tìm hiểu thêm về chương trình, khách hàng vui lòng truy cập website acb.com.vn hoặc đến các Chi nhánh/ Phòng giao dịch ACB gần nhất hoặc Contact Center 24/7: 028 38 247 247.
(CLO) Trong 24 giờ qua, khu vực châu Á đã ghi nhận hơn 20 trận động đất có cường độ từ 2.5 độ richter trở lên, trong đó bốn trận động đất mạnh xảy ra ở Trung Á và Đông Nam Á, theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS).
(CLO) Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: “Chấm dứt dạy thêm học thêm, bây giờ không còn là dự lệnh nữa, mà phải trở thành mệnh lệnh của toàn ngành chúng ta”.
(CLO) Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tại Việt Nam năm 2025 được dự báo tăng mạnh từ 15%-20%, chủ yếu do nhu cầu phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại nhằm tăng vốn cấp 2 và áp lực tái tài trợ từ các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, áp lực đáo hạn vẫn tập trung lớn vào quý III và quý IV, với giá trị lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng, chủ yếu từ trái phiếu bất động sản.
(CLO) Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nguyễn Ngọc Hà, thầy cô cần ôn tập cho học sinh tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kĩ năng với thực tế, thực tiễn, đặc biệt là với những nội dung phân hóa nhằm đánh giá đúng năng lực của học sinh.
(CLO) Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Hoàng Tùng vừa ra mắt album âm nhạc mới mang tên “Trở về ký ức” hôm 28/3, gồm tập hợp 9 ca khúc của nhạc sĩ Trần Lệ Giang. Đây là dự án âm nhạc đánh dấu sự trở lại của giọng ca từng giành Quán quân Sao Mai 2003.
(CLO) Israel ngày 28/3 đã tiến hành cuộc không kích quy mô lớn đầu tiên vào khu vực ngoại ô phía nam Beirut sau nhiều tháng, được cho là nhằm trả đũa vụ phóng rocket từ Lebanon.
(CLO) S-Race 2025 chính thức khởi tranh tại Hà Tĩnh, mở đầu cho mùa giải mới với sự tham gia của hơn 10.000 vận động viên (VĐV), góp phần lan tỏa tinh thần rèn luyện thể chất và kết nối cồng đồng học đường.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh An Giang vừa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của gói thầu 19, thuộc dự án “Đường tỉnh 941 (đoạn nối dài)”.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu Sở Xây dựng, Sở Tài chính, UBND huyện Đông Anh và các đơn vị liên quan tập trung đẩy nhanh tiến độ, thực hiện các thủ tục theo "luồng xanh" để rút ngắn thời gian xử lý đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Tiên Dương 1 và Tiên Dương 2, huyện Đông Anh.
(CLO) CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC) công bố kế hoạch lợi nhuận năm 2025 giảm nhẹ xuống 420 tỷ đồng, mặc dù doanh thu dự kiến tăng trưởng gần 2%. Chỉ riêng hai tháng đầu năm, FMC đã đạt gần 47 triệu USD doanh số, tương đương hơn 18% kế hoạch năm, nhưng vẫn chưa đủ xua tan lo ngại từ các vụ kiện chống bán phá giá và biến động thị trường tôm toàn cầu.
(CLO) Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Sáu đã chính thức thông báo với Quốc hội nước này về việc giải thể Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) và chuyển một số chức năng của cơ quan này về trực thuộc Bộ Ngoại giao.
(CLO) Trận động đất mạnh 7,7 độ richter xảy ra vào chiều 28/3 tại Myanmar gây ảnh hưởng đến nhiều khu vực, bao gồm cả Thái Lan, là kết quả của các hoạt động kiến tạo mảng phức tạp trong khu vực.
(CLO) Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tại Việt Nam năm 2025 được dự báo tăng mạnh từ 15%-20%, chủ yếu do nhu cầu phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại nhằm tăng vốn cấp 2 và áp lực tái tài trợ từ các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, áp lực đáo hạn vẫn tập trung lớn vào quý III và quý IV, với giá trị lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng, chủ yếu từ trái phiếu bất động sản.
(CLO) CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC) công bố kế hoạch lợi nhuận năm 2025 giảm nhẹ xuống 420 tỷ đồng, mặc dù doanh thu dự kiến tăng trưởng gần 2%. Chỉ riêng hai tháng đầu năm, FMC đã đạt gần 47 triệu USD doanh số, tương đương hơn 18% kế hoạch năm, nhưng vẫn chưa đủ xua tan lo ngại từ các vụ kiện chống bán phá giá và biến động thị trường tôm toàn cầu.
(CLO) Với khối nợ vay khổng lồ hơn 23.000 tỷ đồng tính đến cuối năm 2024, việc CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII) công bố các dự án mới trị giá hàng chục nghìn tỷ đang khiến nhà đầu tư đặt dấu hỏi lớn về khả năng huy động vốn và tính khả thi của kế hoạch này.
(CLO) Phiên giao dịch ngày 28/3, với phần lớn cổ phiếu giảm giá, trong đó có nhiều mã trụ cột, đã khiến VN-Index giảm hơn 6 điểm, xuống dưới mốc 1.320 điểm. Đây là phiên thứ 3 chỉ số chính liên tiếp đi xuống.
(CLO) Chỉ sau 8 tháng giữ chức Thành viên HĐQT VKC Holdings (mã VKC - UPCoM), ông Nguyễn Quang Huy đã bất ngờ xin từ nhiệm ngay trước ĐHĐCĐ 2025. Doanh nghiệp này đang chìm sâu trong khủng hoảng tài chính với khoản lỗ lũy kế lên đến gần 463 tỷ đồng và bị kiểm toán từ chối đưa ý kiến.
(CLO) Sau khi không thể huy động 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2024, DIC Corp tiếp tục lên kế hoạch chào bán 150 triệu cổ phiếu với giá chỉ 12.000 đồng/cp, giảm 20% so với mức cũ. Động thái này cho thấy áp lực tài chính và khả năng triển khai dự án của công ty đang ngày càng trở nên khó khăn.
(CLO) Dù thay đổi nhân sự cấp cao, chuyển trụ sở và đổi nhận diện thương hiệu, Thuduc House (HOSE: TDH) vẫn chưa thoát khỏi vết trượt dài thua lỗ. Báo cáo tài chính kiểm toán 2024 hé lộ bức tranh ảm đạm với lỗ ròng hơn 300 tỷ đồng, đồng thời đơn vị kiểm toán cũng đưa ra cảnh báo về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
(CLO) Tổng công ty IDICO – CTCP (Mã: IDC) sẽ chốt danh sách cổ đông nhận tạm ứng cổ tức đợt 2 vào ngày 7/4 tới đây, với tỷ lệ 15% bằng tiền mặt. Ước tính doanh nghiệp sẽ chi ra khoảng 495 tỷ đồng để thực hiện, trong đó hai cổ đông lớn nhất sẽ nhận tổng cộng hơn 170 tỷ đồng.
(CLO) Đóng cửa phiên giao dịch ngày 27/3, VN-Index giảm 2,28 điểm (-0,17%), dừng ở mức 1.323,81 điểm. Trong bối cảnh hầu hết cổ phiếu ngân hàng giảm giá thì SHB diễn biến nổi bật với mức tăng 3,67%.