ADB: Việt Nam đã nỗ lực phi thường trong việc ứng phó với thiệt hại do bão Yagi gây ra

Thứ sáu, 27/09/2024 09:51 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 27/9, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam cung cấp các dịch vụ cứu trợ khẩn cấp và nhân đạo cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3.

Khoản viện trợ trên được cấp vốn từ Quỹ Ứng phó thiên tai châu Á - Thái Bình Dương, được thiết kế để cung cấp hỗ trợ cho các quốc gia thành viên đang phát triển của ADB bị ảnh hưởng bởi các thảm họa lớn do thiên tai.

Theo ADB, ngân hàng này đang phối hợp với các đối tác phát triển khác nhằm hỗ trợ chính phủ ứng phó thiên tai, bao gồm đánh giá nhu cầu hỗ trợ tại các tỉnh phía bắc bị ảnh hưởng. Hỗ trợ khẩn cấp của ADB nhằm mục đích bảo đảm rằng người dân sống tại các khu vực bị thiên tai có thể tiếp cận các dịch vụ y tế và xã hội cơ bản, cũng như các nguồn lực để xây dựng lại cuộc sống và sinh kế của họ.

adb viet nam da no luc phi thuong trong viec ung pho voi thiet hai do bao yagi gay ra hinh 1

ADB phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam cung cấp các dịch vụ cứu trợ khẩn cấp và nhân đạo cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3.

Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam, cho biết: ADB đánh giá cao những nỗ lực phi thường của Chính phủ và người dân Việt Nam trong việc ứng phó với thiệt hại do bão Yagi gây ra.

"Khoản viện trợ của ADB sẽ hỗ trợ các nỗ lực ứng phó rộng hơn của Chính phủ nhằm cung cấp cứu trợ nhân đạo ngay lập tức. ADB cũng cam kết hợp tác với Chính phủ trong công cuộc phục hồi sau thảm họa ở các tỉnh bị ảnh hưởng để xây dựng lại tốt hơn và cải thiện khả năng chống chịu, điều này rất quan trọng bối cảnh thiên tai đang gia tăng”, chuyên gia ADB nói.

Bão số 3 là cơn bão mạnh nhất vào Việt Nam trong hàng thập kỷ, đã đổ bộ vào bờ biển phía Bắc đất nước vào ngày 7/9, làm hàng trăm người thiệt mạng và mất tích, hàng ngàn người bị thương.

Cơn bão cùng với lũ lụt và sạt lở đất sau đó đã gây tổn thất trên diện rộng tại 26 tỉnh, thành với khoảng 37 triệu người dân sinh sống tại các vùng bị ảnh hưởng. Thiệt hại kinh tế ban đầu trên toàn miền Bắc được ước tính vào khoảng 2,6 tỷ USD.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Nền kinh tế Nga đang diễn biến xấu đi do lạm phát gia tăng và tổng cầu giảm

Nền kinh tế Nga đang diễn biến xấu đi do lạm phát gia tăng và tổng cầu giảm

(CLO) Tình hình kinh tế Nga đang trở nên đáng lo ngại, khi lạm phát gia tăng và nhu cầu trong nước suy giảm.

Kinh tế vĩ mô
Cổ phiếu, đồng nhân dân tệ hạ nhiệt khi gói kích thích của Trung Quốc mất dần tác dụng

Cổ phiếu, đồng nhân dân tệ hạ nhiệt khi gói kích thích của Trung Quốc mất dần tác dụng

(CLO) Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã quay đầu giảm sau khi tăng nhẹ vào ngày trước đó, sau khi ngân hàng trung ương nước này công bố gói kích thích lớn nhất kể từ đại dịch nhằm kéo nền kinh tế thoát khỏi tình trạng giảm phát và trở lại với mục tiêu tăng trưởng của chính phủ.

Kinh tế vĩ mô
Hải Dương đón dự án 'khủng', thu hút FDI 8 tháng gần bằng cả năm 2023

Hải Dương đón dự án 'khủng', thu hút FDI 8 tháng gần bằng cả năm 2023

(CLO) Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương, trong 8 tháng năm 2024, Hải Dương đã thu hút được gần 320 triệu USD vốn FDI đăng ký, bằng 93% mức vốn thu hút của cả năm 2023.

Kinh tế vĩ mô
Tìm 'nút thắt' thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong điều kiện mới

Tìm 'nút thắt' thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong điều kiện mới

Ngày 25/9, Viện Kinh tế Việt Nam phối hợp với các đối tác liên quan tổ chức Diễn đàn khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trong điều kiện mới”, thu hút được sự quan tâm của đông đảo chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách và đại diện doanh nghiệp. Chương trình có sự tham gia đồng hành của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Kinh tế vĩ mô
Hiện thực hoá kế hoạch hành động quốc gia - Thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

Hiện thực hoá kế hoạch hành động quốc gia - Thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

Sáng 25.9, tại Diễn đàn “Thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trong điều kiện mới”, TS. Mai Thanh Dung, Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có bài tham luận để đóng góp vào chủ đề của Diễn đàn.

Kinh tế vĩ mô