Agribank nỗ lực phát triển kinh tế Khu vực Trung du Miền núi phía Bắc

Thứ hai, 07/10/2019 14:40 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Đối với Khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc, Agribank có những giải pháp riêng để phát triển kinh tế khu vực.

Đối với Khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc, Agribank có những giải pháp riêng để phát triển kinh tế khu vực, trong đó phải kể đến những giải pháp như: triển khai mạnh mẽ 04 chương trình tín dụng chính sách và 02 chương trình tín dụng Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới và giảm nghèo bền vững với lãi suất ưu đãi cho các hộ nông dân phát triển kinh tế; đẩy mạnh cho vay qua tổ nhóm; dịch vụ ngân hàng lưu động được triển khai đến các vùng núi vùng sâu vùng xa; đồng thời triển khai những chương trình tín dụng đặc thù cho mỗi địa phương…

Tại Khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc, Agribank đang có tới 17 chi nhánh loại I hoạt động trên địa bàn 14 tỉnh, với tổng nguồn vốn đạt 129.940 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt trên 130.000 tỷ đồng, chiếm 13% tổng dư nợ nền kinh tế của Agribank, dư nợ cho vay tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực như: nông nghiệp, tiêu dùng, thương nghiệp dịch vụ… Đến 31/7/2019, trên địa bàn Khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc Agribank đang triển khai 04 chương trình chính sách và 02 chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới và giảm nghèo bền vững tại các địa bàn trọng điểm. Những chương trình tín dụng chính sách đều hướng đến những đối tượng ưu tiên, đối tượng chính sách riêng theo định hướng phát triển của Nhà nước, Chính phủ nhằm hỗ trợ các khách hàng có cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống, từ đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

-175201

Chỉ tính riêng chương trình tín dụng theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn nay là Nghị định 116/2018/NĐ-CP, đến nay, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn của Agribank tại Khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc đạt trên 100.000 tỷ đồng chiếm tới 78,4% tổng dư nợ nền kinh tế của khu vực. Dư nợ nông nghiệp nông thôn đầu tư chủ yếu cho các ngành như: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (chiếm tới 37%), và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tiêu dùng trên địa bàn nông thôn…

Agribank đồng thời tích cực triển khai các chương trình tín dụng chính sách khác với kết quả khả quan: Cho vay giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định 63/2010/QĐ-TTg, Quyết định 65/2011/QĐ-TTg, Quyết định 68/2013/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ triển khai cho vay tại 12 chi nhánh với dư nợ đạt 86 tỷ với trên 500 khách hàng; Cho vay ưu đãi lãi suất theo chương trình hỗ trợ các huyện nghèo tại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP dư nợ đạt trên 500 tỷ đồng (với 12.000 khách hàng) chiếm 40,3% dư nợ cho vay theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP toàn hệ thống Agribank; Cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết  02/NQ-CP 07/01/2013 của Chính phủ với dư nợ đạt trên 260 tỷ đồng (gần 1.000 khách hàng); Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới dư nợ đạt trên 33.000 tỷ đồng với gần 250.000 khách hàng. 

Agribank hợp tác phối hợp chặt chẽ với cấp Ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội như Hội nông dân, hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên… trong công tác tuyên truyền, giúp người dân tiếp cận vốn vay, cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình vay vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tại địa bàn các tỉnh thuộc Khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc mô hình tổ vay vốn cũng được triển khai rộng rãi tại 17/17 chi nhánh trên địa bàn 14 tỉnh với dư nợ trên 36.000 tỷ đồng chiếm 27% tổng dư nợ cho vay qua tổ vay vốn của toàn hệ thống Agribank.

Với đặc thù hoạt động tại các địa bàn nông thôn rộng lớn, nhằm giúp cho khách hàng tiếp cận vốn ngân hàng một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất, Agribank đã được NHNN phê duyệt đề án Điểm giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng. Đến nay Agribank đã triển khai thành công giai đoạn I của đề án với 68 xe, trong thời gian tới, Agribank định hướng sẽ tiếp tục triển khai Điểm giao dịch lưu động  đến 50% số xã, huyện trên toàn quốc. Trong đó, tại Khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc mô hình điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng được triển khai rộng rãi tại 13 chi nhánh với 14 xe, đạt kết quả tốt với 1.618 phiên giao dịch phục vụ gần 200.000 khách hàng, giải ngân gần 200 tỷ đồng, thu nợ gốc lãi số tiền gần 500 tỷ đồng. Ngoài ra, điểm giao dịch lưu động đã thực hiện một số nghiệp vụ khác như: Chi trả kiều hối, mở tài khoản, phát hành thẻ, nộp ngân sách Nhà nước, bán bảo hiểm…

Ngoài ra, hiện nay Agribank đang cấp tín dụng trên 400 tỷ đồng cho gần 200 hợp tác xã trên địa bàn Trung du và Miền núi phía Bắc, chiếm gần 30% dư nợ cho vay HTX toàn quốc của Agribank. Trong đó, dư nợ cho chủ yếu tập trung vào các ngành: nông nghiệp (23%), vận tải kho bãi (11%), xây dựng (10%), chế biến (10%),…

Bên cạnh đó, ngay trong những ngày đầu năm 2019, Agribank dành nguồn vốn tối thiểu 5.000 tỷ đồng để cho vay mục đích tiêu dùng hợp pháp, cấp bách với mức cho vay tối đa là 30 triệu đồng, thủ tục nhanh gọn, hướng tới rộng rãi đối tượng khách hàng là bà con tại khu vực nông nghiệp, nông thôn góp phần đẩy lùi vấn nạn tín dụng đen. Đến nay, dư nợ của Khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc đối với chương trình tín dụng tiêu dùng dành cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình đạt gần 300 tỷ đồng với trên 12.000 khách hàng chiếm 29% dư nợ cho vay trên toàn quốc theo chương trình này. 

Đặc biệt, ngoài những chương trình do Agribank triển khai, tại mỗi tỉnh các chi nhánh Agribank cũng chủ động tham gia các chương trình chính sách đặc thù tại mỗi địa phương nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế của địa phương nhất là địa bàn nông nghiệp nông thôn với dư nợ của 11 chương trình tại 5 địa phương đạt trên 800 tỷ đồng và gần 10.000 khách hàng. Trong đó phải kể đến như: Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang với dư nợ trên 500 tỷ đồng; Chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay trồng cây lâm nghiệp và cây ăn quả tại Agribank chi nhánh Lạng Sơn với dư nợ trên 120 tỷ đồng… 

Có thể thấy, với tỷ trọng dư nợ khách hàng cá nhân chiếm 77,2% tổng dư nợ nền kinh tế khu vực, dư nợ nông nghiệp nông thôn chiếm 78,4% tổng dư nợ, dư nợ chương trình tín dụng tiêu dùng 5.000 tỷ chiếm tỷ trọng cao so với cả nước đã góp phần đáp ứng được nhu cầu vốn trong sản xuất, tiêu dùng của người dân, hạn chế tín dụng đen tại khu vực, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế khu vực này.

Để có thể đạt được những kết quả như trên, Agribank đã kịp thời triển khai, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Chính phủ: triển khai kịp thời các văn bản quy định liên quan để triển khai hiệu quả chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đến các chi nhánh trong toàn hệ thống; mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của người dân, nhất là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, Agribank đã tập trung phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại phục vụ khách hàng. 

Nhưng, vẫn còn đó, nhiều khó khăn cần tháo gỡ… trong quá trình phát triển kinh tế Khu vực Trung du Miền núi phía Bắc, ngoài sự nỗ lực của Agribank thì cần sự vào cuộc tích cực và đồng bộ của nhiều Bộ Ngành. Agribank luôn cố gắng đem đến cho khách hàng thật nhiều những chương trình tín dụng ưu đãi, nhưng trong quá trình cấp tín dụng, Agribank đã gặp phải những khó khăn nhất định: Nhu cầu tăng trưởng tín dụng nông nghiệp, nông thôn rất lớn, trong khi Agribank chưa cổ phần hóa và chưa được tăng vốn điều lệ nên gặp khó khăn về bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và tăng trưởng tín dụng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp chi phí cao, chênh lệch lãi suất thấp, rủi ro lớn do thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, thị trường thiếu minh bạch...  nguồn vốn cho vay của Agribank là nguồn vốn thương mại, huy động từ thị trường nên lãi suất đầu vào cao, bởi vậy Agribank hàng năm chấp nhận giảm thu hàng nghìn tỷ đồng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng khu vực nông nghiệp nông thôn. 

Ngoài ra, do các nguyên nhân khách quan, chủ quan về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực,... nên Khu vực Miền núi phía Bắc vẫn là vùng khó khăn trong cả nước. Đồng thời, các tỉnh trên địa bàn có điều kiện tự nhiên, kinh tế, thị trường,... phát triển không đồng đều do đó hiệu quả đầu tư tín dụng ở các địa phương cũng mang lại kết quả khác nhau. Ngoài ra, việc xây dựng các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, các mô hình nông nghiệp sạch, công nghệ cao tại khu vực còn hạn chế. Việc thực hiện bảo hiểm đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là cần thiết nhưng thị trường bảo hiểm nông nghiệp chưa phát triển, số lượng doanh nghiệp tham gia còn hạn chế. Điều này đã phần nào ảnh hưởng đến quyền lợi của hộ nông dân cũng như các tổ chức tín dụng khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trong đó có Agribank….

Agribank luôn nỗ lực vượt qua khó khăn để đồng hành cùng khách hàng trong quá trình phát triển kinh tế. Những kết quả cụ thể của các chương trình tín dụng chính sách, những đổi thay theo chiều hướng tốt đẹp của từng miền quê trên đất nước Việt Nam đã là những minh chứng cụ thể cho đóng góp của Agribank đối với nền nông nghiệp nước nhà.

Thanh Bình

Tin khác

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm
Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

(CLO) Digiworld (DGW) ghi nhận kết quả lợi nhuận Quý 1/2024 chậm hơn so với mục tiêu đề ra. Ngoài ra công ty cũng dự định phát hành 2 triệu cổ phiếu ESOP cho nhân viên.

Tài chính - Bảo hiểm
Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

(CLO) Agribank triển khai chương trình Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024 với quy mô 20.000 tỷ đồng ưu đãi tín dụng ngắn hạn, lãi suất thấp hơn sàn lãi suất cho vay thông thường đến 2,4%/năm và nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ.

Tài chính - Bảo hiểm