Ai Cập, Ethiopia và Sudan học cách cùng chia sẻ dòng sông Nile

Thứ bảy, 01/08/2020 16:20 PM - 0 Trả lời

(CLO) Con đập Grand Ethiopian Renaissance khi hoàn thành sẽ cao gần gấp đôi Tượng Nữ thần Tự do và rộng gần bằng chiều dài cầu Brooklyn. Hồ chứa nước ở phía sau sẽ gần bằng kích cỡ của thành phố London.

Tọa lạc trên Blue Nile là phụ lưu chính của dòng sông Nile, con đập này là dự án thủy điện lớn nhất ở Châu Phi. Nó sẽ sớm sản xuất được 6.000 megawatt (MW) điện, nhiều hơn gấp 2 lần sản lượng điện của nước Ethiopia hiện nay.

Chỉ cần một chút hợp tác giữa Ethiopia và các nước láng giềng ở khu vực hạ nguồn, như Ai Cập và Sudan, con đập này có thể là cả một lợi ích cho cả khu vực. Nhưng cho đến hiện giờ nó chỉ gây ra sự bất đồng.

Ai Cập, là đất nước mà 90% nước sạch phụ thuộc vào sông Nile, lại xem con đập này là một mối đe dọa sống còn.

Không lâu sau khi công trình bắt đầu vào năm 2011, các nhà chức trách tại thủ đô Cairo đã cân nhắc đến việc phá hủy; một cựu tổng thống thậm chí còn xem xét đến việc ném bom con đập.

Tháng trước, Ethiopia đã tố cáo Ai Cập vì đã tài trợ cho các cuộc tấn công mạng nhằm gây cản trở cho dự án này.

Đứng giữa những mối đe dọa quân sự này, ba nước trên đã tiến hành các cuộc đàm phán về việc tích nước đầy hồ chứa mất bao lâu, bao nhiêu lượng nước sẽ được xả ra và làm thế nào để giải quyết bất kỳ bất đồng nào trong tương lai.

Cho đến hiện tại vẫn chưa đạt được bất cứ thỏa thuận nào.

Ai Cập, Ethiopia và Sudan phải học cách cùng chia sẻ dòng sông Nile

Những lần đàm phán gần đây nhất đã bước đầu đạt được những thống nhất cơ bản : Ethiopia cho biết họ sẽ bắt đầu tích nước đầy hồ chứa phía sau con đập vào cuối 7 vừa qua. Ai Cập đảm bảo họ sẽ sử dụng “tất cả những phương tiện sẵn có” để bảo vệ lợi ích của mình.

Tất cả các bên sẽ phải nhượng bộ nếu muốn tránh khỏi xung đột. Thiếu sót lớn nhất là sự tin tưởng. Đầu tiên là với Ai Cập, người dân của quốc gia này xem dòng sông Nile như quyền lợi của họ từ khi sinh ra. Khi mà dân số của họ tăng lên, nguồn cung cấp nước bình quân trên đầu người đã giảm xuống.

Con đập Grand Ethiopian Renaissance đang được hoàn thành tới 70%. Ảnh: AFP

Con đập Grand Ethiopian Renaissance đang được hoàn thành tới 70%. Ảnh: AFP

Do đó, Ai Cập muốn Ethiopia từ từ tích đầy hồ chứa của họ và xả ra đủ lượng nước để không làm gián đoạn dòng chảy của con sông, đặc biệt là trong mùa hạn hán. Ai Cập cho rằng Ethiopia đã kéo dài những cuộc đàm phán này nhằm gia tăng quyền lực thương lượng khi công trình xây dựng đang được thúc đẩy (con đập hiện đã hoàn thành hơn 70%).

Sự hiếu chiến của Cairo đã dẫn đến sự cương quyết của Addis Ababa, khi mà chính quyền ở quốc gia này đang tìm kiếm lợi nhuận nhanh chóng từ 5 tỷ đô la tiền đầu tư của họ. Họ cho rằng Ai Cập đang mắc kẹt trong quá khứ, quãng thời gian mà gắn liền với những hiệp ước không còn tồn tại vốn cho phép Ai Cập có quyền thống trị sông Nile.

Trong khi đó, khoảng một nửa người dân Ethiopia không được sử dụng điện. Chính phủ hy vọng rằng con đập sẽ vực dậy người Ethiopia thoát khỏi đói nghèo. Vì vậy, họ tuyên bố rằng họ sẽ bắt đầu tích nước hồ chứa dù có hay không đạt được sự đồng thuận.

Tiến tới cuộc tái bầu cử trong năm tới và phải đối mặt với tình trạng bất ổn nghiêm trọng, thủ tướng Abiy Ahmed đang chịu áp lực căng thẳng khi dứt khoát giữ vững lập trường. Về phần mình, Sudan ủng hộ dự án vốn cách biên giới của họ khoảng 20km. Họ sẽ nhận được một lượng điện giá rẻ từ con đập này. Dự tính sẽ có nhiều dòng chảy hơn có thể giúp họ trồng được nhiều lương thực hơn.

Tuy nhiên, họ vẫn còn lo ngại rằng sự phối hợp yếu kém trong các đợt xả nước có thể uy hiếp ngay chính con đập Roseires của họ.

Cả 3 bên được cho là đã đạt được 90% sự đồng thuận. Họ có thể chấp thuận với bất cứ điều gì khi lượng mưa đủ. Cuộc tranh cãi này sẽ còn xoay quanh cách thức quản lý con đập khi mà không có đủ nước.

Ethiopia cảm thấy họ đang bị buộc phải rút cạn hồ chứa quá mức trong suốt thời gian hạn hán. Họ thà để sự việc kéo dài qua các năm và giải quyết bất kỳ sự bất đồng nào qua các cuộc đàm phán. Ai Cập và Sudan lại muốn có một sự cam kết ngay lập tức, và mong muốn sự ràng buộc từ trọng tài quốc tế trong việc giải quyết những tranh chấp.

Về mặt lâu dài, các chính sách khôn ngoan hơn sẽ giúp ích. Những khoản hỗ trợ từ lâu đã dung túng người Ai Cập lãng phí nước trên quy mô lớn. Việc này đang bị hạn chế, nhưng vẫn nên bị xóa bỏ. Các bên nên tạo ra nhiều năng lượng mặt trời hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và giảm áp lực cho con đập.

Ngay bây giờ cả ba nước cần phải đạt được một thỏa thuận. Ethiopia nên cam kết xả nhiều nước hơn trong mùa khô hạn. Một trọng tài quốc tế nên được thêm vào nhằm xử lý những tranh chấp trong tương lai. Ai Cập có thể thỏa hiệp bằng cách để Liên minh châu Phi (AU) giữ vị trí đó.

Các nhà chức trách ở Cairo tin rằng Liên minh châu Phi ủng hộ Ethiopia, chính là quốc gia đặt trụ sở chính của AU, nhưng tổ chức này đang nỗ lực cố gắng để tìm ra một thỏa thuận phù hợp với các bên.

Nếu có thể đạt tới một thỏa thuận, điều đó sẽ tạo nên một thay đổi đáng mừng. Thế giới đầy rẫy những cuộc xung đột xung quanh vấn đề nguồn nước. Những thứ như thế thì khó để sẻ chia. Nhưng dự án như con đập Grand Ethiopian Renaissance lại hứa hẹn vô vàn những lợi ích cho các nước quản lý nó.

Mai Bùi

Tin khác

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

(CLO) Con tàu container làm sập cây cầu Francis Scott Key ở Baltimore (Mỹ) không chỉ gây tắc nghẽn một cảng sầm uất mà còn nhắc nhở về sự mong manh, dễ tổn thương của dòng chảy thương mại toàn cầu.

Tiêu điểm Quốc tế
Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

(CLO) Cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland, Mỹ đã sập vào sáng sớm ngày 26/3 do bị một tàu chở hàng container đâm vào trụ cầu, khiến 6 người rơi xuống làn nước lạnh giá bên dưới và mất tích.

Tiêu điểm Quốc tế
Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

(CLO) Trong khi tình hình Gaza, đặc biệt là thành phố Rafa, vẫn căng như dây đàn khi Israel quyết tiến vào đây để tiêu diệt các đơn vị Hamas, thì ở một thế giới khác, những người Israel và Palestine sống tại Đức đang… chung tay cứu trợ người dân Gaza.

Tiêu điểm Quốc tế
Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

(CLO) Dù sớm nhìn ra khả năng khai thác các khoáng sản quan trọng ở đáy biển sâu nhưng Mỹ đã bị Trung Quốc bỏ lại phía sau trong cuộc đua này. Và vì thế, Washington đang phải tăng tốc.

Tiêu điểm Quốc tế
ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

(CLO) Chi nhánh IS ở Afghanistan - hay còn được gọi là Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Khorasan (ISIS-K) - đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu tại Moscow hôm 22/3. Vậy nhóm khủng bố này có gì đặc biệt và vì sao chúng lại ra tay?

Tiêu điểm Quốc tế