(CLO) Là một nhà khoa học, một tiến sĩ vật lý lượng tử, thủ tướng Đức sắp mãn nhiệm Angela Merkel hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng. Cùng với 16 năm điều hành quốc gia công nghiệp hùng mạnh này, bà sẽ để lại khoảng trống lớn cho bất cứ vị tân thủ tướng nước Đức nào tới đây.
Cuộc gặp gỡ lịch sử
Đó là vào cuối tháng 11 năm 2016. Donald Trump chuẩn bị được bầu làm tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Và người tiền nhiệm Barack Obama đã rất lo lắng khi chuẩn bị rời nhiệm sở.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đối mặt với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: Reuters
“Giờ bà ấy chỉ có một mình”, cựu tổng thống Obama nheo mắt và cắn môi đặc trưng khi nói với cố vấn của mình. Obama tranh thủ thời gian đó để hội đàm không chính thức với Angela Merkel trong khách sạn Adelon ở thủ đô Berlin.
Obama nghĩ rằng chỉ có một cá nhân có thể giữ cho trật tự thế giới, trong khi nước Mỹ đang rời bỏ các trạm gác địa chính trị của mình. Người đó là thủ tướng Đức.
Nhưng Obama đã rất lo lắng, bởi bà Merkel từng quyết định không tranh cử thêm nhiệm kỳ nữa hồi tháng 9/2017. Obama buộc phải đến thủ đô nước Đức để khiến bà thay đổi quyết định. Và ông ấy đã thành công. Bà Merkel bị thuyết phục rằng bà còn một nhiệm vụ quan trọng nữa phải làm. Đó là duy trì trật tự, nền dân chủ và sự tự do cho thế giới, ít nhất trong 4 năm nữa.
“Tôi nhận thấy giọt nước mắt trên mắt bà khi chúng tôi rời đi”, cố vấn Ben Rhodes của ông Obama kể lại sau cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo. Câu chuyện đó còn được kể lại bởi một cây bút tờ Die Welt của nước Đức sau này.
Người “giữ trật tự”… thế giới!
Trong 4 năm tiếp theo, chính bà Merkel là người tìm cách cứu vãn hiệp định khí hậu Paris, chính bà là người duy trì áp lực địa chính trị lên Vladimir Putin, trong khi tân thủ tướng Mỹ lúc đó - ông Trump thì làm ngược lại.
Nếu bất cứ điều gì là di sản của Merkel, thì đó là quyền giám sát của bà đối với trật tự thế giới tự do. Angela Merkel trên hết là một chính trị gia đối ngoại thực tế.
Trong khi những người tiền nhiệm trước đó của Merkel - Helmut Kohl (1982-98) và Gerhard Schroeder (1998-2005) - chủ yếu được nhớ đến với các chính sách đối nội, thì bà lại là một chính trị gia có chính sách đối ngoại.
Kohl chủ trì thống nhất nước Đức, còn Schroeder cải tổ nhà nước phúc lợi. Còn di sản mà Merkel để lại mang giá trị quốc tế. Bà là người giữ trật tự… thế giới!
Thủ tướng Đức Angela Merkel hội đàm với Thủ tướng Anh Boris Johnson - Ảnh: Reuters
Mọi thứ đều phải “Funktioneren”, đều phải hoạt động
Bà Merkel đã sử dụng sự can thiệp của nhà nước để giải cứu nền kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Bà chấp nhận các chính sách thắt lưng buộc bụng để cứu đồng euro. Như bà từng nói vào năm 2008: “Tôi muốn kinh tế thị trường càng nhiều càng tốt, cũng như cả sự can thiệp của nhà nước càng nhiều càng tốt”.
Khi được nhắc nhở rằng điều này gợi nhớ đến giai đoạn xã hội chủ nghĩa tại Đông Đức những năm 1960, bà chỉ nhún vai cười: “Có, vậy thì sao, nếu nó hoạt động tốt?”.
“Funktioneren” là từ chỉ hoạt động được dùng rất nhiều trong tiếng Đức. Với Merkel, mọi thứ đều phải “Funktioneren”, đều phải hoạt động. Nếu có bất kỳ chính trị gia nào say mê ý tưởng hoạch định chính sách dựa trên bằng cớ, đó chính là bà ấy. Là một nhà khoa học, có bằng tiến sĩ về vật lý lượng tử, bà rõ ràng là một sự độc đáo của nước Đức, nơi mà hầu hết các chính trị gia đều là luật sư hoặc nhà kinh tế.
Khi chọn Bộ trưởng Nội các cho Văn phòng thủ tướng Đức (Kanzleramt), bà đã chọn Helge Braun - một bác sĩ y khoa. Để rồi, sự lựa chọn như bởi “giác quan thứ sáu” đó của bà Merkel đã đem đến những kết quả đầy bất ngờ.
Braun có mối quan tâm đặc biệt đến các bệnh truyền nhiễm, hệ thống y tế công cộng. Có nghĩa Đức đã đi trước nhiều quốc gia khác nhiều năm trong công cuộc chống lại đại dịch Covid-19.
Vì thích sự thật và bằng chứng, bà Merkel được gọi là “bậc thầy của sự trì hoãn”. Trong khi hầu hết các nhà lãnh đạo thế giới khác thích “khoa trương”, thích “hành động”, thì bà Merkel thích làm bài tập về nhà và sau đó đưa ra quyết định dựa trên sự thật.
Người Đức còn phát minh ra một động từ theo tên của bà. Đó là “zu merkeln” - có nghĩa suy ngẫm về một quyết định trước khi hành động!
(CLO) Cục Thuế, Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các Chi cục Thuế về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí khác.
(CLO) Ngày 3/4, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét và trao Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI (giai đoạn 2021-2025), nhằm tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
(CLO) Ngày 3/4, trong không khí trang nghiêm và thành kính hướng về cội nguồn dân tộc, tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân (núi Sim) và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ (núi Vặn), thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
(CLO) Dù vượt mục tiêu trong năm 2024, An Phát Holdings (APH) vẫn tỏ ra thận trọng khi trình kế hoạch kinh doanh 2025 với doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ đạt 60 tỷ đồng, giảm 50% so với năm trước, còn doanh thu hợp nhất dự kiến giảm tới 35%.
(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.
(CLO) Miền Bắc sẽ có hai ngày 3 - 4/4 nắng ấm trước khi đón không khí lạnh, nền nhiệt cao nhất 25 - 27 độ. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay ít mưa, trời nắng, riêng Đông Nam Bộ nắng nóng trở lại.
(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
(NB&CL) Theo nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nghiệp xây dựng Việt hiện đã làm chủ hoàn toàn công nghệ, biện pháp và thiết bị thi công hạng mục hầm, cầu, điều mong đợi lúc này là Nhà nước sớm ban hành bộ tiêu chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu cũng như kiểm tra chất lượng vật liệu và hạng mục thi công.
(CLO) Chính phủ Thụy Sĩ hôm thứ Tư đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế cao hơn đối với quốc gia xuất khẩu này so với Liên minh châu Âu (EU).
(CLO) Ngày 3/4, lực lượng chức năng huyện Củ Chi, TP HCM đang phối hợp điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ va chạm giữa container và người phụ nữ đi xe đạp trên đường Phan Văn Khải, huyện Củ Chi.
(CLO) Hôm 3/4, cổ phiếu các công ty công nghệ như Apple đã giảm mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế mới đối với các nước được ví như "công xưởng thế giới".
(CLO) Một người đàn ông 73 tuổi vừa bị tuyên phạt 9 tháng tù vì liên tiếp sàm sỡ bốn nữ tiếp viên trên chuyến bay SQ33 của Singapore Airlines từ San Francisco về Singapore.
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.