Ai là "quán quân" trong cuộc đua tăng vốn điều lệ ngành ngân hàng?

Chủ nhật, 02/05/2021 06:12 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đến năm 2022, vốn điều lệ của VP Bank sẽ vượt 75.000 tỷ, khả năng sẽ là ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất, vượt xa cả nhóm big4 ngân hàng, Techcombank...

Mới đây, tại ĐHĐCĐ thường niên của VPBank, ông Ngô Chí Dũng - Chủ tịch HĐQT VPBank cho biết, cuối năm 2020, vốn chủ sở hữu của VPBank đạt hơn 52.700 tỷ đồng và có thể tăng lên đến 90.000 tỷ vào cuối năm 2021.

Vốn chủ sở hữu của VPBank sẽ tăng mạnh dựa vào một số nguồn thu trong năm nay bao gồm: bán 50% vốn tại FE Credit, lợi nhuận năm 2021 và cơ hội gia tăng lợi nhuận đến từ bảo hiểm. Chủ tịch HĐQT VPBank cũng nói thêm, hiện kế hoạch lợi nhuận là hơn 16.600 tỷ đồng nhưng HĐQT cũng đang áp lực lên Ban điều hành để vượt mục tiêu này.

"Với lượng vốn như vậy, năm 2022, dự kiến ngân hàng sẽ tăng vốn điều lệ lên tối thiểu 75.000 tỷ đồng", ông Dũng nói.

Ngoài VPBank, nhiều ngân hàng lớn khác cũng muốn tăng mạnh vốn điều lệ trong năm 2021.

VP Bank dự kiến tăng vốn điều lệ lên 75.000 tỷ đồng, khả năng sẽ là ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất.

VP Bank dự kiến tăng vốn điều lệ lên 75.000 tỷ đồng, khả năng sẽ là ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất.

Chẳng hạn, ACB tăng hơn 5.400 tỷ lên hơn 27.019 tỷ; SHB tăng hơn 3.700 tỷ lên hơn 21.300 tỷ (tương đương tăng 21% so với vốn điều lệ hiện tại); HDBank tăng hơn 4.000 tỷ lên 20.111 tỷ đồng;…. Hầu hết những ngân hàng này chọn tăng vốn thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Tại Techcombank cũng đã báo cáo cổ đông việc tăng vốn điều lệ lên 35.109 tỷ đồng, tăng thêm 0,17%, với kế hoạch phát hành 6,0 triệu cổ phiếu trong chương trình lựa chọn phát hành, bán cổ phần cho người lao động.

Năm nay, MB lên kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 10.688 tỷ đồng lên 38.675 tỷ đồng - cao hơn mức vốn điều lệ của Techcombank hiện nay.

Tại nhóm Big4 ngân hàng, đầu tiên là Vietcombank dự kiến năm 2021 phát hành thêm 1,3 tỷ cổ phiếu, nâng vốn lên điều lệ lên mức 50.401 tỷ đồng.

BIDV cũng dự kiến tăng vốn điều lệ thêm 8.304 tỷ đồng lên mức 48.524 tỷ bằng chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành thêm.

Tại Vietinbank, trình cổ đông hai phương án phân phối lợi nhuận, chi trả cổ tức năm 2020. Ở cả hai phương án, tỷ lệ chia cổ tức tiền mặt đều là 5%, nhưng phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu có sự khác biệt, tùy vào tiến trình tăng vốn.

Phương án 1 là tại thời điểm chia cổ tức, VietinBank chưa hoàn thành tăng vốn từ chia cổ tức bằng cổ phiếu từ lợi nhuận sau thuế, trích các quỹ năm 2017, 2018 và phần lợi nhuận còn lại sau thuế, trích quỹ và chia cổ tức tiền mặt của năm 2019. Vốn điều lệ khi thực hiện chia cổ tức là 37.243 tỷ đồng. Khi đó, VietinBank sẽ chia cổ tức tiền mặt 5% vốn điều lệ (1.861,7 tỷ đồng) và chia cổ tức 17,7% bằng cổ phiếu (6.618 tỷ đồng).

Phương án 2 là tại thời điểm chia cổ tức, VietinBank đã hoàn thành tăng vốn từ chia cổ tức bằng cổ phiếu từ lợi nhuận sau thuế, trích các quỹ năm 2017-2018 và phần lợi nhuận còn lại sau thuế, trích quỹ và chia cổ tức bằng tiền mặt của năm 2019. Vốn điều lệ khi đó là hơn 48.000 tỷ đồng. Trong trường hợp này, VietinBank trình cổ đông phương án chia cổ tức tiền mặt 5% (2.402 tỷ) và cổ tức bằng cổ phiếu là 12,6% (6.077 tỷ đồng).

Nhóm ngân hàng tầm trung như OCB muốn tăng hơn 3.400 tỷ đồng lên hơn 14.400 tỷ; VIB tăng hơn 4.900 tỷ lên gần 16.000 tỷ; MSB tăng hơn 3.500 tỷ lên 15.200 tỷ; SeABank tăng hơn 3.100 tỷ lên 15.200 tỷ đồng.

Hay một số ngân hàng nhỏ như BacABank cũng đặt mục tiêu tăng vốn thêm hơn 400 tỷ đồng để đưa vốn điều lệ lên 7.500 tỷ đồng.

Đáng chú ý tại Eximbank, sau khi tất toán xong trái phiếu VAMC, ngân hàng đề xuất NHNN chấp thuận cho Eximbank được chia cổ tức bằng cổ phiếu trong năm 2021. Sau khi được NHNN chấp thuận, HĐQT sẽ trình cổ đông phương án phân phối cụ thể. Như vậy, sau 10 năm vốn điều lệ giữ nguyên mức hơn 12.300 tỷ đồng, lần đầu tiên Eximbank lên kế hoạch tăng vốn từ chia cổ tức.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng nhận định , những quy định an toàn vốn theo Basel II buộc các ngân hàng phải có đủ năng lực tài chính để dự phòng rủi ro tín dụng trong tương lai. Hạn mức tín dụng được xác định trên vốn tự có, do đó, không tăng được vốn, đồng nghĩa là cánh cửa cho vay sẽ khép lại.

Bởi vậy, ngay cả những ngân hàng đã tăng vốn thành công vẫn đang tiếp tục tìm kiếm nguồn vốn từ nhà đầu tư chiến lược bởi vốn càng lớn, khả năng trụ vững của ngân hàng càng cao.

Hà Anh

Tin khác

Giá vàng thế giới tăng mạnh gấp đôi vàng SJC

Giá vàng thế giới tăng mạnh gấp đôi vàng SJC

(CLO) Giá vàng thế giới tăng mạnh gấp đôi giá vàng SJC khiến khoảng cách giữa hai thị trường lại được đưa xuống mức thấp kỷ lục trong năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Chứng khoán 28/3: Nhà đầu tư tranh mua Techcombank

Chứng khoán 28/3: Nhà đầu tư tranh mua Techcombank

(CLO) Trong phiên chứng khoán 28/3, cổ phiếu TCB của Techcombank trở thành tâm điểm khi được nhà đầu tư tranh nhau mua vào.

Tài chính - Bảo hiểm
Funtap liên tục báo lỗ, lộ diện pháp nhân liên quan cũng chỉ phát hành game Trung Quốc

Funtap liên tục báo lỗ, lộ diện pháp nhân liên quan cũng chỉ phát hành game Trung Quốc

(CLO) Không chỉ Funtap mà một công ty game liên quan cũng liên tục đăng ký mới phát hành game Trung Quốc.

Tài chính - Bảo hiểm
Nhận chuyến đi Pháp 5 ngày 4 đêm xem Olympic 2024 cùng thẻ Vietcombank Visa

Nhận chuyến đi Pháp 5 ngày 4 đêm xem Olympic 2024 cùng thẻ Vietcombank Visa

(CLO) Khách hàng sử dụng thẻ Tín dụng và Ghi nợ quốc tế cá nhân mang thương hiệu Vietcombank Visa có cơ hội nhận được Chuyến du lịch 5 ngày 4 đêm đến Pháp và vé tham gia Thế vận hội Olympic 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Agribank: 36 năm: Kiên định, vững vàng cùng sứ mệnh “Tam nông”

Agribank: 36 năm: Kiên định, vững vàng cùng sứ mệnh “Tam nông”

(NB&CL) 36 năm hình thành và phát triển (26/3/1988 – 26/3/2024) là tròn 36 năm, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) kiên định và thực hiện xuất sắc sứ mệnh riêng vốn có của mình “vì Tam nông”.

Tài chính - Bảo hiểm