Ấm áp tình người giữa đại dịch

Thứ bảy, 04/04/2020 08:44 AM - 0 Trả lời

(CLO) Việt Nam đang bước vào giai đoạn quyết định của cuộc chiến chống Covid-19. Mỗi người dân đều đóng vai trò như một người lính trên chiến trường, đòi hỏi ý thức trách nhiệm với cộng đồng cao hơn bao giờ hết.

Chúng ta đang trong thời điểm mà mỗi hành động, sự tự giác chấp hành sẽ góp phần quan trọng, quyết định thành công hay thất bại trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

Tình người giữa mùa dịch

Trong đại dịch, mỗi nghĩa cử, tình người đều có sức lan tỏa rất lớn. Khi cả thế giới lo đối phó với đại dịch, những y bác sĩ cảm tử quên mình đến tâm dịch thực hiện thiên chức cao cả thì ở Việt Nam, mọi địa phương tình người đang trở nên lấp lánh hơn bao giờ hết qua những hành động nhỏ nhất. Nghĩa cử, tình người trong đại dịch là phẩm cách văn hóa, đạo lý ngàn năm của dân tộc Việt, đáng trân trọng và đáng tự hào.

"Nếu khó khăn hãy lấy một phần" - phong trào đang xuất hiện nhiều tại TP.HCM, Bình Dương. Tại nhiều điểm phát quà của những người hảo tâm, mỗi phần quà gồm gạo, nước mắm, mỳ được đặt trên bàn kê sát vỉa hè để thuận tiện cho người dân có nhu cầu ghé lấy. Những phần quà giá trị nhỏ nhưng giúp nhiều hoàn cảnh nghèo khó có thêm đồ ăn trong tình cảnh khó khăn.

Báo Công luận
Những gói quà giúp đỡ những người khó khăn được đặt ngoài đường với thông điệp đầy tính sẻ chia

Những gói quà giúp đỡ những người khó khăn được đặt ngoài đường với thông điệp đầy tính sẻ chia

Tại Hà Nội nhiều chủ cho thuê nhà đồng loạt giảm giá tiền cho thuê mặt bằng với các hộ kinh doanh. Gia đình chị Nguyễn Thị Thảo có 2 cơ sở kinh doanh lụa thổ cẩm “SaPa” trên phố Hàng Gai cho biết: "Đợt đầu gia đình chị được giảm 50% tiền thuê mặt bằng. Nhưng bắt đầu có chỉ thị đóng cửa tất cả hàng quán tại thành phố Hà Nội thì chị được miễn 100% tiền thuê nhà".

Những người Mẹ Việt Nam anh hùng chung tay chống dịch

Hình ảnh Mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Quýt, dù đã 95 tuổi vẫn cần mẫn may hàng trăm chiếc khẩu trang để phát cho người nghèo phòng chống dịch.

Mẹ Việt Nam Anh Hùng Ngô Thị Quýt

Mẹ Việt Nam Anh Hùng Ngô Thị Quýt

Cụ bà Nguyễn Thị Tửu 101 tuổi ở thành phố Hà Tĩnh đã trích 26 triệu đồng từ tiền tích góp hằng năm mua tặng 2 tấn gạo cho Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh để cấp phát đến các cơ sở cách ly phòng dịch Covid-19 trên địa bàn. Chia sẻ với báo chí, cụ Tửu nói: "Khi xem tivi thấy bộ đội và y tế ngày đêm làm việc tại khu cách ly rất vất vả, cụ rất lo lắng, nhưng tuổi già không thể làm gì để đóng góp cho công tác phòng chống dịch được. Lúc đầu cụ định ủng hộ tiền mặt hoặc các thiết bị y tế, nhưng sau nghĩ lại thấy việc mua gạo là phù hợp nhất".

Cụ bà Nguyễn Thị Tửu 101 tuổi (đứng giữa ảnh)

Cụ bà Nguyễn Thị Tửu 101 tuổi (đứng giữa ảnh)

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, em Ngô Tuấn Kiệt - học sinh lớp 6A3, trường THCS Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ đã ủng hộ 1 triệu đồng tiền tiết kiệm cho công tác phòng chống dịch.

Số tiền Kiệt để dành hơn một năm trời bằng việc phụ việc cho mẹ, và được mẹ “trả công”. “Tiền lương” mẹ thưởng từ 2-5 ngàn đồng, và đây là lúc em thấy cần đem số tiền ra sử dụng.

Em Ngô Tuấn Kiệt

Em Ngô Tuấn Kiệt

Chúng ta đang trong thời điểm mà mỗi hành động, sự tự giác chấp hành sẽ góp phần quan trọng, quyết định thành công hay thất bại trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Trong khi đó, dịch bệnh không phân biệt dù bạn là ai, bạn giàu hay nghèo, đến từ quốc gia nào.

Cậu bé câm điếc vẽ tranh phòng chống dịch

Trần Nam Long - một bé trai câm điếc bẩm sinh, cha mất sớm gia cảnh khó khăn đã vẽ được 14 bức tranh ký họa. Những bức tranh này được em Trần Nam Long gửi tới cuộc thi vẽ tranh tại nhà mang tên “Thử thách 14 ngày – Quyết chiến NCOVY” do nhóm ký họa đô thị Hà Nội phát động.

Một tác phẩm của em được mua đấu giá ở mức 25 triệu đồng. Long đã dành nửa số tiền để quyên góp phòng chống dịch Covid-19, nửa còn lại để dành tiền phẫu thuật ghép xương bàn chân cho mình.

Bức tranh được đấu giá thành công của em Trần Nam Long

Bức tranh được đấu giá thành công của em Trần Nam Long

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” những việc làm nhỏ thể hiện tấm lòng lớn  của đồng bào, tạo nên sức mạnh đoàn kết của toàn dân, toàn quân, cùng với Chính phủ để quyết thắng trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh.

Diệu Linh

Tin khác

“Sống hẹp” trong khu phố nghìn tỷ giữa lòng Thủ đô

“Sống hẹp” trong khu phố nghìn tỷ giữa lòng Thủ đô

(CLO) Con ngõ chỉ vừa vặn một người đi, bước vào trong ngỡ đến một thế giới khác được xuất hiện ngay sau những hàng quán xa hoa, lộng lẫy là “đặc sản” của phố cổ Hà Nội.

Đời sống
Lật thuyền do mưa lớn, 2 người phụ nữ mất tích ở hồ thủy điện Sơn La

Lật thuyền do mưa lớn, 2 người phụ nữ mất tích ở hồ thủy điện Sơn La

(CLO) Các lực lượng cứu hộ cứu nạn đang nỗ lực tìm kiếm hai phụ nữ mất tích sau khi thuyền của các nạn nhân bị lật do giông gió lớn trên hồ thủy điện Sơn La.

Đời sống
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024

Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024

(CLO) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.

Đời sống
Kon Tum: Gần 9ha rừng thông bị ngọn lửa thiêu rụi

Kon Tum: Gần 9ha rừng thông bị ngọn lửa thiêu rụi

(CLO) Một hộ dân tiến hành dọn, đốt rẫy tuy nhiên do trời nắng nóng kéo dài cộng thêm gió to khiến ngọn lửa cháy lan, thiêu rụi gần 9ha rừng thông ba lá.

Đời sống
Lào Cai: Gió lốc bất ngờ xảy ra làm 113 ngôi nhà dân vùng cao bị hư hại trong đêm

Lào Cai: Gió lốc bất ngờ xảy ra làm 113 ngôi nhà dân vùng cao bị hư hại trong đêm

(CLO) Hôm qua (18/4), một số huyện trong tỉnh Lào Cai bất ngờ xuất hiện giông lốc cục bộ kèm mưa vừa làm hư hại 113 ngôi nhà của người dân trong đêm tối.

Đời sống