Ấn Độ cần chiến lược, ít sử dụng Mỹ trong mối quan hệ Trung-Ấn

Thứ hai, 24/08/2020 06:38 AM - 0 Trả lời

(CLO) Không lâu sau cuộc đụng độ gây chết người ở biên giới Trung - Ấn hồi giữa tháng 6, các nhà quan sát đang cố gắng xác định hậu quả địa chính trị của vụ việc.

Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Narendra Modi trong một cuộc gặp mặt cấp cao tại Ấn Độ - Ảnh: BCCL

Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Narendra Modi trong một cuộc gặp mặt cấp cao tại Ấn Độ - Ảnh: BCCL

Nhiều người tập trung vào việc cuộc đụng độ sẽ thúc đẩy Ấn Độ xích lại gần Mỹ như thế nào - một quan điểm phổ biến ở phương Tây. Trong khi tại Ấn Độ, ngày càng có nhiều mong muốn từ bỏ 'xoa dịu', để cứng rắn với Trung Quốc và tăng cường quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ.

Mỹ quan trọng nhưng...

Quan hệ Mỹ - Ấn mạnh mẽ hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại, sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ. Nhưng việc tăng cường quan hệ quân sự và ngoại giao với Hoa Kỳ sẽ tạo suy nghĩ rằng Ấn Độ đã chọn bên trong cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung đang căng thẳng, và điều này sẽ không làm giảm bớt áp lực ở biên giới và những căng thẳng liên quan.

Nhiều khả năng nó còn khiến Trung Quốc có lập trường quyết liệt hơn đối với Ấn Độ. Trung Quốc có thể sử dụng tranh chấp biên giới không chỉ để khiêu khích Ấn Độ mà còn để phát đi tín hiệu về việc sức mạnh của Mỹ đang suy giảm trong khu vực.

Trong khi đối đầu Trung-Ấn rất phức tạp, thì tranh chấp biên giới lúc này là biểu hiện rõ ràng nhất của căng thẳng song phương. Vấn đề này không phải là Hoa Kỳ có thể giải quyết - nó là kết quả của các mức độ phát triển cơ sở hạ tầng biên giới khác nhau giữa Ấn Độ và Trung Quốc, kết hợp với tình trạng chung của quân đội hai nước.

Quan hệ đối tác Mỹ - Ấn được cải thiện cũng sẽ không giải quyết được vấn đề này, ngay cả khi nó được nâng cấp thành một liên minh quân sự và được củng cố bởi một hiệp ước quốc phòng.

Hiện tại Hoa Kỳ và Ấn Độ thậm chí vẫn chưa xem xét sẽ ký một hiệp ước quốc phòng. Ấn Độ vẫn trân trọng chính sách 'tự chủ chiến lược' của mình và nếu có một hiệp ước quốc phòng với Hoa Kỳ, nó sẽ làm thay đổi hoàn toàn tình trạng hiện tại đã có từ lâu này.

Không rõ liệu Washington có muốn mở rộng các cam kết quân sự với Ấn Độ hay không, đặc biệt là dưới thời chính quyền hiện tại. Trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột biên giới chết người khác, Hoa Kỳ sẽ có nguy cơ đụng độ với Trung Quốc hoặc gây nguy hiểm cho uy tín của họ nếu không can dự.

Khi các nhà quan sát nói về việc Ấn Độ xích lại gần Mỹ, họ nói đến một mối quan hệ không có hiệp ước quốc phòng. Ấn Độ sẽ được hưởng lợi từ việc tiếp cận nhiều loại thiết bị quân sự tốt hơn, thông tin tình báo của Mỹ, các cuộc tập trận và trao đổi quân sự chung, cũng như hỗ trợ ngoại giao.

Tuy nhiên, những điều này sẽ không đảo ngược sự cân bằng quyền lực giữa Trung Quốc và Ấn Độ, cũng như không làm mất đi lợi thế biên giới của Trung Quốc. Có một giới hạn đối với số lượng thiết bị quân sự mà Ấn Độ có thể mua, tùy theo khả năng kinh tế của nước này.

Căng thẳng Trung Quốc - Ấn Độ thường xuyên gia tăng do các cuộc đối đầu ở biên giới trong hàng thập kỷ qua. Song, cho đến cuộc đụng độ vào tháng 6, tất cả các trường hợp khác trong quá khứ gần đây đều không có thương vong.

Vị thế yếu hơn của Ấn Độ so với Trung Quốc không phải là do thiếu nhân lực, cũng không phải do thiếu thiết bị. Thiếu cơ sở hạ tầng vẫn là trở ngại chính cho việc mở rộng triển khai quân sự ở tiền tuyến. Washington không thể dễ dàng cung cấp cho Ấn Độ sự trợ giúp đáng tin cậy ở đây, trên vùng cao của dãy Himalaya xa xôi.

Căng thẳng biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ kéo dài nhiều thập kỷ trên dãy Hymalaya - Ảnh: Reuters

Căng thẳng biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ kéo dài nhiều thập kỷ trên dãy Hymalaya - Ảnh: Reuters

Ấn Độ cần thận trọng và có chiến lược lâu dài

Bắc Kinh có thể tin rằng nếu Ấn Độ đứng về phía Hoa Kỳ, nước này sẽ mất đi với tư cách là một cường quốc không liên kết, biến Ấn Độ thành công cụ hoàn hảo để gửi tín hiệu về sự bất lực của Washington trong việc giúp đỡ bạn bè của mình.

Tranh chấp biên giới sẽ không còn chỉ là một điểm gây áp lực đối với Ấn Độ mà còn là cơ hội để cho các nước ở Đông Nam Á thấy rằng, Hoa Kỳ không thể giúp họ trong các tranh chấp của họ và mối quan hệ chặt chẽ hơn với Washington sẽ chỉ gây ra vấn đề.

Nhiều khả năng áp lực của Trung Quốc ở biên giới sẽ gia tăng và có thể mở rộng sang các khu vực mới, như khu vực phía đông ở Arunachal Pradesh, vốn đã ít hoạt động hơn. Trung Quốc cũng có thể thực hiện các biện pháp đối đầu khác, chẳng hạn như cuối cùng hiện thực hóa căn cứ quân sự đáng sợ từ lâu tại Gwadar, Pakistan.

Vấn đề chính của Ấn Độ không phải là nước này đã ‘xoa dịu’ Trung Quốc, cũng không phải là nước này chưa đủ gần với Hoa Kỳ. Đó là khoảng cách kinh tế và quyền lực cứng giữa nước này và Trung Quốc.

Không có liên minh hoặc sự thay đổi chính sách đối ngoại nào sẽ giải quyết được sự bất bình đẳng này. Cố gắng duy trì mối quan hệ khả thi với Bắc Kinh và quản lý căng thẳng biên giới - trong khi bắt kịp Trung Quốc trong những thập kỷ tiếp theo - đã và vẫn là chính sách khôn ngoan nhất.

Tăng cường quan hệ kinh tế và thương mại với Hoa Kỳ, như một phần của chính sách chung về tăng cường tham gia kinh tế với các nước khác để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, sẽ giúp ích cho Ấn Độ. Nhưng việc tạo ra ấn tượng rằng Ấn Độ đã chọn một bên trong cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung và tham gia liên minh chống lại Trung Quốc sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng Trung - Ấn.

Nếu ‘Chiến tranh Lạnh’ giữa Mỹ và Trung Quốc định hình nửa đầu của ‘Thế kỷ châu Á’, thì mối quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ có thể sẽ định hình nửa sau. Để đối mặt với thách thức này, cách tốt nhất của Ấn Độ là lập kế hoạch dài hạn, thay vì để chiến lược của mình bị thúc đẩy bởi áp lực ngắn hạn.

Phan Nguyên

Tin khác

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

(CLO) Các quan chức Israel và Mỹ cho biết hầu hết tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) mà Iran phóng vào Israel hôm 13/4 đều bị đánh chặn, cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp đáng gờm của hai đối tác đồng minh.

Tiêu điểm Quốc tế
Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

(CLO) Ghép tạng có thể cứu được mạng sống, nhưng cũng có thể gây ra những thay đổi sâu sắc về tính cách, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

(NB&CL) Thụy Sĩ và Ukraine đang mong đợi 80 - 100 quốc gia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên dự kiến diễn ra tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ, vào ngày 16 và 17/6 tới. Nhưng giữa mong đợi và hiện thực luôn là khoảng cách, nhất là với một vấn đề nan giải như cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế