Ấn Độ đóng băng 2 tài khoản ngân hàng của công ty mẹ TikTok sau cáo buộc trốn thuế

Thứ năm, 01/04/2021 14:25 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau động thái ban hành lệnh cấm TikTok cùng hàng trăm ứng dụng Trung Quốc, Ấn Độ tiếp tục tuyên bố đóng băng ít nhất hai tài khoản ngân hàng của ByteDance – công ty mẹ của TikTok.

Các tình nguyện viên người Sikh treo một tấm biển ghi “TikTok bị cấm ở đây”, tại Đền Vàng ở Amritsar, Ấn Độ, vào hôm 10/2/2020. Ảnh: AFP.

Các tình nguyện viên người Sikh treo một tấm biển ghi “TikTok bị cấm ở đây”, tại Đền Vàng ở Amritsar, Ấn Độ, vào hôm 10/2/2020. Ảnh: AFP.

Theo hai nguồn tin thân cận với Reuters, giới chức quản lý Ấn Độ đã phong tỏa ít nhất hai trong số các tài khoản của Tập đoàn ByteDance – công ty mẹ của TikTok tại hai ngân hàng lớn – sau khi dính cáo buộc trốn thuế.

Ngay sau đó, ByteDance đã đệ đơn kháng cáo, yêu cầu tòa án hủy bỏ lệnh trên với lo ngại rằng quyết đinh trên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của tập đoàn tại Ấn Độ.

Vào hồi giữa tháng 3 vừa qua, chính quyền Ấn Độ đã yêu cầu hai ngân hàng Citibank và HSBC đóng băng tài khoản của ByteDance và ngừng mọi giao dịch của ByteDance tại bất kỳ ngân hàng nào có liên quan đến mã số thuế của công ty.

Theo nguồn tin, quyết định này được cơ quan quản lý Ấn Độ đưa ra sau khi ByteDance Ấn Độ dính cáo buộc trốn thuế khi thực hiện các thương vụ quảng cáo trực tuyến với công ty mẹ tại Singapore – TikTok Pte Ltd.

Trong đơn kháng cáo gửi lên tòa án, ByteDance Ấn Độ cho biết rằng mặc dù hãng chỉ có khoảng 10 triệu USD tại hai ngân hàng trên, quyết định đóng băng tài khoản đối với ByteDance của cơ quan quản lý Ấn Độ đã lạm dụng quy trình pháp lý và có thể gây khó khăn cho các hoạt động kinh doanh, trả lương hay thuế của hãng.

ByteDance cho biết “chúng tôi không đồng ý với quyết định của cơ quan thuế” trong vấn đề này, đồng thời nói thêm rằng công ty này đã cam kết tuân thủ pháp luật và sẽ hợp tác với chính phủ Ấn Độ.

Citibank và HSBC từ chối bình luận về thông tin trên, trong khi Bộ Tài chính Ấn Độ không trả lời yêu cầu bình luận.

Bắc Kinh đã nhiều lần lên tiếng phản đối về động thái của Ấn Độ và nói rằng những cáo buộc của cơ quan Ấn Độ đã vi phạm quy định của WTO. Hồi năm ngoái, sau khi cuộc đụng độ đẫm máu giữa binh sĩ hai nước ở vùng biên giới, Ấn Độ đã ra lệnh cấm TikTok cùng nhiều ứng dụng của Trung Quốc tại Ấn Độ.

ByteDance có khoảng 1.300 nhân viên ở Ấn Độ, hầu hết trong số họ phục vụ các hoạt động ở nước ngoài, chẳng hạn như kiểm duyệt nội dung. Sau khi chính quyền New Delhi cấm ứng dụng này, công ty mẹ của TikTok đã ra quyết định cắt giảm lượng lớn lao động tại Ấn Độ.

Vào năm ngoái, TikTok đã chịu sự giám sát và điều tra tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới với nghi vấn có thể đánh cắp dữ liệu người dùng. Chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng dọa cấm TikTok do lo ngại về an ninh quốc gia khi dữ liệu cá nhân của người dùng Mỹ có thể bị chính phủ Trung Quốc thu thập. Tuy nhiên, TikTok đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc trên.

                                                                                               Hương Vũ

Tin khác

Giá vàng lập kỷ lục mới, vì sao vàng đấu thầu liên tiếp “ế”?

Giá vàng lập kỷ lục mới, vì sao vàng đấu thầu liên tiếp “ế”?

(CLO) Hôm nay (4/5), giá vàng SJC lập kỷ lục mới ở mức gần 86 triệu đồng/lượng trong bối cảnh đấu thầu vàng bị huỷ 3 phiên.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vĩnh Hoàn (VHC) chậm công bố BCTC, bị HoSE nhắc nhở

Vĩnh Hoàn (VHC) chậm công bố BCTC, bị HoSE nhắc nhở

(CLO) CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) vừa bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) nhắc nhở do chậm công bố BCTC Quý 1/2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Hàng nghìn người dân Trung Quốc bị lừa mua vàng giả

Hàng nghìn người dân Trung Quốc bị lừa mua vàng giả

(CLO) Cơn sốt thu gom vàng đã và đang là câu chuyện nổi bật ở Trung Quốc, tuy nhiên nhiều người lại lợi dụng tình thế này để lừa đảo bằng cách bán vàng giả. Theo Chính phủ, hàng ngàn người ở Trung Quốc đã bị lừa mua “vàng giả” – vàng kém chất lượng hoặc nhân tạo – sau khi cố gắng mua các sản phẩm được cho là “vàng 999” trực tuyến.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngân hàng lớn châu Âu ngậm ngùi rời khỏi Nga

Ngân hàng lớn châu Âu ngậm ngùi rời khỏi Nga

(CLO) Ngân hàng Raiffeisen Bank International (RBI) của Áo, một trong những ngân hàng phương Tây lớn cuối cùng ở Nga, sẽ bắt đầu rút tiền khỏi nước này vào quý 3/2024 dưới áp lực từ cơ quan quản lý EU, Giám đốc điều hành Johann Strobl tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

(CLO) Các quan chức của nhóm G7 gồm các quốc gia công nghiệp phát triển nhất thế giới đang thừa nhận một cách riêng tư rằng việc tịch thu toàn bộ tài sản bị đóng băng của Nga không còn được bàn đến nữa, tờ Financial Times đưa tin hôm 3/5.

Thị trường - Doanh nghiệp