An ninh nguồn nước, nỗi lo không của riêng ai

Thứ năm, 31/10/2019 09:41 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) UBND TP.Hà Nội đã khẳng định nước sạch sông Đà đã an toàn để ăn uống sau khi các đơn vị liên quan cơ bản hoàn thành việc súc xả đường ống, thau rửa bể ngầm, bể mái,… Tuy vậy, sự cố “đầu độc” nguồn nước trên cũng cho thấy việc đảm bảo an ninh nguồn nước đang bị “thả lỏng”.

1. Trong vụ “đầu độc” nguồn nước ở Hà Nội, đến thời điểm này, cơ quan CSĐT đã bắt được 3 nghi phạm liên quan vụ xả thải dầu bẩn vào đầu nguồn nước cung cấp cho Nhà máy nước Sông Đà. Công an tỉnh Hòa Bình cũng đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ việc này.

Sự việc đổ trộm dầu thải gây ô nhiễm nguồn nước sông Đà đã khiến hàng triệu người dân Hà Nội lao đao liên tục làm nóng nghị trường Quốc hội và tiếp tục làm nóng nghị trường Quốc hội.

Các đối tượng đầu độc nguồn nước đầu vào nhà máy nước sông Đà tại cơ quan công an.

Các đối tượng đầu độc nguồn nước đầu vào nhà máy nước sông Đà tại cơ quan công an.

Đại biểu Y Khút Niê - Phó Trưởng đoàn QH tỉnh Đắk Lắk cho rằng: “Đây là việc làm có chủ ý, không phải là ngẫu nhiên, vô ý hủy lượng dầu nhớt này. Bởi khi anh đem đi đổ dầu thải là có sự chủ động từ khi đi mua, tập kết, thuê phương tiện thực hiện nhiệm vụ đó. Hiện nay, người chủ mưu ra đầu thú rồi. Đây là cơ sở điều tra làm rõ. Nếu có chủ đích, chủ ý như vậy cần phải xử lý thật nghiêm minh”.

Thêm nữa, về mặt trách nhiệm và công tác kiểm tra, khắc phục sự cố, theo ĐBQH Y Khút Niê, công ty cấp nước cho Thủ đô mà quản lý, kiểm tra, ngăn chặn sự việc hết sức chậm chạp. Chỉ đến khi báo chí vào cuộc, họ mới triển khai. Dù cho có bị tác động bên ngoài, hoặc có thể do phá hoại đi chăng nữa, thì với trách nhiệm của người quản lý, như vậy là chưa hoàn thành nhiệm vụ. “Nếu anh phát hiện sớm, ngăn chặn sớm thì chắc chắn không thể để xảy ra việc hàng triệu người Thủ đô dùng nước không an toàn”, ông Y Khút Niê nói.

Cũng theo Phó Trưởng đoàn ĐBQH Đắk Lắk, đây là bài học kinh nghiệm rất lớn cho nhà quản lý, kinh doanh, phân phối nguồn nước cho dân.

Ngoài việc yêu cầu phải điều tra, xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể sai phạm, vi phạm pháp luật, câu chuyện nguồn nước sông Đà bị “đầu độc” cũng đã gióng lên nhiều hồi chuông cảnh tỉnh: Chỉ sau khi sự cố xảy ra, người dân mới biết nguồn nước cấp cho nhà máy nước cũng tập trung nhiều nguồn ô nhiễm; Công tác kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng nước từ cơ quan quản lý cũng bộc lộ những hạn chế, như việc định kỳ quan trắc trong thời gian quá dài (1 tháng tới 2 năm/lần), trong khi  nguồn nước cung cấp không ngừng nghỉ.

2. Sông Đà - nơi cấp 1/4 lượng nước cho TP. Hà Nội - bị nhiễm dầu thải đã gây thiệt hại to lớn, làm đảo lộn đời sống của nhân dân, thì tại phía Nam, chất lượng nguồn nước sông Đồng Nai - Sài Gòn cung cấp cho tỉnh Đồng Nai và TP. HCM cũng đang rơi vào tình trạng không thể kiểm soát.

Cụ thể, kết quả quan trắc mới nhất của Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai về chất lượng nước mặt sông Đồng Nai cho thấy nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng, hàm lượng Amoni, TSS (tổng rắn lơ lửng), DO (lượng ôxy hòa tan trong nước), vi sinh,… không đạt quy chuẩn cho phép (QCVN 08-MT:2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt).

Nguồn nước hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn đang ô nhiễm nghiêm trọng.

Nguồn nước hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn đang ô nhiễm nghiêm trọng.

Từ các kết quả quan trắc, Sở TN&MT Đồng Nai cũng xác định: Chất lượng nước mặt tại 3 đoạn của sông Đồng Nai bao gồm đoạn 1 (từ thượng nguồn sông Đồng Nai, huyện Tân Phú đến hồ Trị An), đoạn 2 (từ hồ Trị An đến Bến đò Biên Hòa - Bửu Long) và đoạn 4 (từ cầu Đồng Nai đến hợp lưu với sông Sài Gòn) không đạt mục đích cấp nước sinh hoạt. Riêng đoạn 3 (từ Bến đò Biên Hòa - Bửu Long đến cầu Đồng Nai) do mức độ ô nhiễm cao hơn nên được xác định không phù hợp mục đích cấp nước sinh hoạt.

Tại TP. HCM, Phó Chủ tịch UBND TP. Võ Văn Hoan cũng vừa cảnh báo: Nguồn nước thô của TP. đang được khai thác từ hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai. TP. lại nằm cuối lưu vực nên vấn đề ô nhiễm nguồn nước do tác động của sự phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn, nhưng TP. không thể kiểm soát.

Theo đó, báo cáo của Sở TN&MT và Sở Xây dựng TP. HCM cho thấy: Chất lượng nước sông Đồng Nai từ Hóa An và Cát Lái, đang bị ô nhiễm vi sinh rất nghiêm trọng và đang bị ô nhiễm nhẹ dầu mỡ; chất lượng nước mặt sông Đồng Nai, đặc biệt là sông Sài Gòn nhìn chung biến động và có xu hướng xấu hơn; các chỉ tiêu như amoni, hữu cơ, vi sinh, mangan... trong nước sông Sài Gòn ngày càng tăng.

Bên cạnh việc nguồn nước mặt đang bị ô nhiễm, Sở còn báo động tình trạng nước ngầm đang bị khai thác quá mức làm cho trữ lượng khai thác an toàn nhiều nơi bị cạn kiệt, gây mất cân bằng nước.

Nghiêm trọng hơn, không chỉ ở Đồng Nai, TP. HCM, các địa phương giáp gianh gồm tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu, chất lượng nước mặt của sông, suối ở các khu vực này cũng đang bị suy giảm do ô nhiễm.

3. Về vấn đề ô nhiễm nguồn nước nói trên, Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng- nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường khẳng định, Việt Nam quản lý nguồn nước theo quy chuẩn, trong đó nước sinh hoạt áp dụng quy chuẩn cao nhất là A1. Tuy nhiên, bất cập lớn nhất hiện nay là chưa có quy hoạch mục đích sử dụng nước tại các lưu vực sông. Trong sự cố này, nếu không phải là dầu thải, mà là chất độc khác, thì hàng chục vạn người dân đã bị ảnh hưởng sức khỏe ngay lập tức.

“Nhiều nhà máy tại Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Nai, TP.HCM,… đang dùng nước sông để sản xuất nước sinh hoạt. Vì vậy, cần xác định rõ các vùng nước cấp gồm đoạn sông suối nào để ưu tiên bảo vệ nghiêm ngặt và công bố để người dân biết”, ông Hoàng Dương Tùng nói.

Vì vậy, TS. Hoàng Dương Tùng đề xuất, Việt Nam cần triển khai ngay quy hoạch sử dụng nguồn nước, phân vùng cấp nước sinh hoạt, nước tưới tiêu… Việc phân vùng này phải có sự đồng bộ, thống nhất của cơ quan quản lý địa phương và các bộ, ngành liên quan. Bởi theo Luật Tài nguyên nước, các địa phương quản lý sông, suối nội tỉnh, còn Bộ TN&MT quản lý sông, suối liên tỉnh. Bên cạnh đó, các vùng được xác định là đầu nguồn nước cần tiến hành tổng rà soát các nguồn thải, nhà máy, trại chăn nuôi, cơ sở sản xuất… có nước thải trực tiếp, gián tiếp, để có những biện pháp xử lý nghiêm vi phạm xả thải và công bố công khai cho người dân.

Theo các chuyên gia về ngành nước, hiện chưa có công nghệ để xử lý, tách dầu với nước đã nhiễm dầu bẩn. Do đó, ưu tiên hàng đầu là phải ngăn chặn. GS.TS Trần Hiếu Nhuệ - nguyên Viện trưởng Viện Kỹ thuật nước và Công nghệ Môi trường cho rằng: Các nhà máy sản xuất nước sạch bao giờ cũng phải được quy hoạch một vùng đệm an toàn, khu vực này là phạm vi bảo vệ nguồn nước đầu vào tránh tất cả các nguồn gây ô nhiễm... Khu vùng đệm này phải được lắp đặt đầy đủ hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước trước khi đưa vào nhà máy xử lý. Đơn vị sản xuất phải theo dõi thường xuyên, chặt chẽ để xử lý kịp thời các sự cố.

Và song song với việc ngăn chặn nguy cơ đe dọa an ninh nguồn nước, việc lôi ra ánh sáng những cá nhân, tổ chức “đầu độc” nguồn nước cũng cần sớm hoàn thành, như một sự răn đe mạnh mẽ.

An Nhiên

Tin mới

Hà Nội: Triển khai mô hình “Vành đai an toàn đường sắt”

Hà Nội: Triển khai mô hình “Vành đai an toàn đường sắt”

(CLO) Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an TP.Hà Nội đã triển khai mô hình “Vành đai an toàn đường sắt” nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trước thực trạng người dân và du khách tập trung check-in tại khu vực cà phê đường tàu.

Giao thông
Gia Lai: Cưỡng chế phá dỡ Famstay xây dựng trái phép trên đất ruộng

Gia Lai: Cưỡng chế phá dỡ Famstay xây dựng trái phép trên đất ruộng

(CLO) Mặc dù chính quyền địa phương đã “tuýt còi”, nhiều lần yêu cầu chủ cơ sở tháo dỡ công trình sai phạm, tuy nhiên cá nhân này vẫn ngó lơ không thực hiện. Mới đây, UBND xã Hải Yang, huyện Đăk Đoa (Gia Lai) đã có kế hoạch tổ chức cưỡng chế, phá dỡ toàn bộ công trình sai phạm.

Đời sống
Chính phủ 'cởi trói' 343 dự án bất động sản 'bất động' hàng chục năm tại TP HCM

Chính phủ 'cởi trói' 343 dự án bất động sản 'bất động' hàng chục năm tại TP HCM

(CLO) Nghị quyết 171 của Quốc hội và Nghị định 175 của Chính phủ đã bổ sung đầy đủ các phương thức tiếp cận, sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại, những quy định này tại Luật Đất đai 2024 chưa quy định rõ.

Bất động sản
Đề xuất nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Nội Bài - Bắc Ninh thành cao tốc 6 làn xe

Đề xuất nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Nội Bài - Bắc Ninh thành cao tốc 6 làn xe

(CLO) Tập đoàn Đèo Cả vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng đề xuất đầu tư nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Nội Bài - Bắc Ninh lên cao tốc 6 làn xe theo hình thức PPP.

Giao thông
Người dân thủ đô rộn ràng vui chơi dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân thủ đô rộn ràng vui chơi dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

(CLO) Người dân Hà Nội rộn ràng đón kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) bằng những khoảnh khắc đáng nhớ. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là dịp nghỉ ngơi, mà còn là thời khắc để bên cạnh người thân, vun đắp tình yêu trong mỗi mái ấm, để từ đó dệt nên sợi dây bền chặt, gắn kết trọn vẹn cả dân tộc Việt Nam.

Công luận 24H
Nghệ An: Tìm đơn vị xây dựng Trường THCS Quang Trung tại gói thầu hơn 71 tỷ đồng

Nghệ An: Tìm đơn vị xây dựng Trường THCS Quang Trung tại gói thầu hơn 71 tỷ đồng

(CLO) UBND phường Quang Trung vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc dự án xây dựng Trường THCS Quang Trung (phường Quang Trung, TP Vinh, tỉnh Nghệ An).

Dự án - Đầu tư
Lễ hội Đền Hùng 2025: Có 230 phóng viên, nhà báo hội tụ đưa tin

Lễ hội Đền Hùng 2025: Có 230 phóng viên, nhà báo hội tụ đưa tin

(CLO) Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 230 phóng viên thuộc 57 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025.

Nghề báo
Đại úy Lê Ngọc Anh - Người chiến sĩ công an tận tụy, hết lòng vì nhân dân

Đại úy Lê Ngọc Anh - Người chiến sĩ công an tận tụy, hết lòng vì nhân dân

(CLO) Đại úy Lê Ngọc Anh, Phó Trưởng Công an xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh là một trong những người chiến sĩ công an điển hình, luôn tận tâm, hết lòng vì công tác bảo vệ an ninh trật tự và chăm lo đời sống của nhân dân. Với sự dũng cảm, nhiệt huyết và tận tụy trong công việc, anh đã trở thành một tấm gương sáng trong lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam.

Đời sống
Thanh Hóa: Mời thầu 195 tỷ cho dự án mở rộng Đại lộ Đông Tây, đoạn từ Cầu Cao đến thị trấn Rừng Thông

Thanh Hóa: Mời thầu 195 tỷ cho dự án mở rộng Đại lộ Đông Tây, đoạn từ Cầu Cao đến thị trấn Rừng Thông

(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Thanh Hóa vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 9, thuộc Dự án "Mở rộng Đại lộ Đông Tây, đoạn từ Cầu Cao đến thị trấn Rừng Thông".

Dự án - Đầu tư
Nhiều người đi bộ sai quy định bị CSGT xử phạt

Nhiều người đi bộ sai quy định bị CSGT xử phạt

(CLO) Ngày 7/4, Đội CSGT An Sương (Phòng CSGT Công an TP HCM – PC08) lập biên bản xử phạt 5 trường hợp người đi bộ qua đường không đúng nơi quy định. Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, mỗi trường hợp vi phạm bị phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng.

Giao thông
Bắt đối tượng mua bán gần 16 kg thuốc lắc được ngụy trang hộp mỹ phẩm, túi bánh kẹo

Bắt đối tượng mua bán gần 16 kg thuốc lắc được ngụy trang hộp mỹ phẩm, túi bánh kẹo

(CLO) Phòng CSĐT tội phạm về ma tuý Công an tỉnh Bình Dương đã phối hợp bắt giữ đối tượng mua bán ma tuý, thu giữ hơn 15,8 kg thuốc lắc.

Vụ án
Khai mạc Lễ hội Đền Tiên La 2025: Tôn vinh văn hóa truyền thống Thái Bình

Khai mạc Lễ hội Đền Tiên La 2025: Tôn vinh văn hóa truyền thống Thái Bình

Tối 7/4/2025 (tức mùng 10/3 âm lịch), Lễ hội Đền Tiên La tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình sẽ chính thức khai mạc vào 20h tại Tòa tiền tế Đền Tiên La, xã Đoan Hùng.

Đời sống
Đại lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tại Hà Tĩnh: Tinh thần 'uống nước nhớ nguồn' lan tỏa

Đại lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tại Hà Tĩnh: Tinh thần 'uống nước nhớ nguồn' lan tỏa

(CLO) Ngày 7/4/2025 (tức ngày 10/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thị xã Hồng Lĩnh đã long trọng tổ chức Đại lễ Giỗ Quốc tổ Hùng Vương.

Đời sống văn hóa
Quỹ đất dành cho nhà ở xã hội chủ yếu nằm ở những khu vực xa trung tâm, thiếu cơ sở hạ tầng đồng bộ

Quỹ đất dành cho nhà ở xã hội chủ yếu nằm ở những khu vực xa trung tâm, thiếu cơ sở hạ tầng đồng bộ

(CLO) Việt Nam đã có nhiều cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên quá trình triển khai vẫn gặp phải nhiều khó khăn.

Bất động sản
Hamas phóng loạt rocket vào Israel, Thủ tướng Netanyahu thề 'đáp trả mạnh mẽ'

Hamas phóng loạt rocket vào Israel, Thủ tướng Netanyahu thề 'đáp trả mạnh mẽ'

(CLO) Ngày 6/4, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo khoảng 10 quả rocket được phóng từ thành phố Deir al-Balah, miền trung Dải Gaza, nhắm vào các thành phố ven biển Ashkelon và Ashdod ở miền nam Israel.

Thế giới 24h
Giá vàng nhẫn lại tăng mạnh

Giá vàng nhẫn lại tăng mạnh

(CLO) Dù đang trong kỳ nghỉ lễ nhưng một số nhà vàng vẫn mở cửa bán hàng. Theo đó, giá vàng nhẫn bật tăng khá mạnh trong sáng ngày 7/4.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bình Luận

Tin khác

Mạng xã hội và cơn nghiện thị phi - Khi cảm xúc bị dẫn dắt bởi drama

Mạng xã hội và cơn nghiện thị phi - Khi cảm xúc bị dẫn dắt bởi drama

(CLO) Không còn đơn thuần là giải trí, những phiên livestream bóc phốt, các đoạn clip đấu tố trên mạng xã hội đang thu hút hàng trăm nghìn lượt theo dõi mỗi đêm. Nhiều người trẻ “mắc kẹt” trong những chuỗi drama (lùm xùm) liên miên mà không nhận ra sự lệch chuẩn trong cảm xúc và nhận thức đang âm thầm diễn ra. Khi mạng xã hội trở thành sân khấu thị phi, điều gì sẽ xảy ra với sức khỏe tinh thần và văn hóa tiêu dùng nội dung của cả một thế hệ?

Góc nhìn
Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.

Góc nhìn
Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.

Góc nhìn
Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận  số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.

Góc nhìn
Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.

Góc nhìn
Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.

Góc nhìn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.

Góc nhìn
Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.

Góc nhìn
Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.

Góc nhìn
Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.

Góc nhìn