An ninh tiền tệ cho nền độc lập

Thứ ba, 03/09/2019 10:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong muôn vàn cái khó bủa vây Chính phủ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) ngày đầu độc lập, ngoài cái đói, cái dốt còn cả cái nghèo, cái khó về tài chính…

Cũng chính bởi cái khó ấy, mà việc bảo đảm an ninh tiền tệ, bảo đảm nguồn tài chính cho không chỉ hoạt động của Chính phủ và đời sống nhân dân, mà còn trực tiếp khẳng định nền độc lập, tự chủ quốc gia, đã trở thành vấn đề hết sức bức thiết.

Thành lập ngành Tài chính

Khó có thể tưởng tượng được rằng cách đây 74 năm, Chính phủ cách mạng đã tiếp quản một nền kinh tế tài chính hầu như là con số 0, ngân quỹ Trung ương chỉ vỏn vẹn còn 1.250.000 đồng tiền Đông Dương, trong đó có tới 580.000 đồng tiền hào rách nát chờ tiêu hủy; ngân sách Đông Dương mới thi hành đến tháng 8/1945 đã thâm hụt tới 185 triệu đồng, ngoài ra còn nợ các khoản tới 564 triệu đồng Đông Dương. Thêm vào đó là việc sau gần 100 năm đô hộ, thực dân Pháp với chính sách cai trị thâm độc và vơ vét của cải, tài nguyên theo kiểu tận thu dưới mọi hình thức đã làm cho nền kinh tế tài chính của đất nước ta suy kiệt.

Trụ sở đầu tiên của Bộ Tài chính (nay là trụ sở Bộ Ngoại giao) tại số 1 phố Tôn Thất Đàm, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

Trụ sở đầu tiên của Bộ Tài chính (nay là trụ sở Bộ Ngoại giao) tại số 1 phố Tôn Thất Đàm, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

Nhưng một nhà nước không thể tồn tại vững chắc nếu không tạo dựng được cho mình một nền tài chính riêng, độc lập và vững chắc. Dù biết là rất khó nhưng ngay thời điểm đó, Đảng, Chính phủ cách mạng và Bác Hồ đã xác định, phải cùng đồng thời thực hiện những nhiệm vụ cấp bách và nặng nề. Một mặt phải tập trung xây dựng củng cố chính quyền cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân để bảo vệ và giữ vững nền độc lập tự do, vừa phải nhanh chóng khôi phục sản xuất, thực hành tiết kiệm, giải quyết hậu quả của nạn đói, nạn lũ lụt và phát động phong trào bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ..., mặc khác phải từng bước xây dựng một nền kinh tế tài chính, tiền tệ độc lập, tự chủ, đáp ứng được yêu cầu cơ bản của một nhà nước cách mạng. Ngành Tài chính Việt Nam đã ra đời trong hoàn cảnh ấy.

Ngày 28/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định thành lập Bộ Tài chính để phục vụ mọi mặt chi tiêu của Chính phủ, xây dựng và quản lý việc thu chi ngân sách, từng bước xây dựng và phát triển nền tài chính tiền tệ của nước Việt Nam độc lập. Uỷ viên Chính phủ lâm thời Phạm Văn Đồng được chỉ định làm Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ngày 28/8 từ đó trở thành ngày truyền thống của ngành Tài chính Việt Nam.

Đồng tiền đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chính phủ lâm thời dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đã chủ trương in và phát hành đồng tiền riêng để khẳng định chủ quyền về kinh tế, tài chính, tiền tệ của một quốc gia độc lập đồng thời phục vụ cho các nhu cầu của Chính phủ cách mạng và các nhu cầu phục vụ cho sản xuất và lưu thông hàng hóa, công cuộc kiến quốc. Sau ngày tuyên bố độc lập (2/9/1945) một tháng, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức giao nhiệm vụ cho Bộ trưởng Bộ Tài chính Phạm Văn Đồng chỉ đạo việc in và phát hành tiền giấy bạc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Tài chính Phạm Văn Đồng và sau đó là Bộ trưởng Tài chính Lê Văn Hiến, công việc in, phát hành tờ bạc Việt Nam được khẩn trương tổ chức thực hiện.

Ngày 15/11/1945, cơ quan Ấn loát thuộc Bộ Tài chính được Chính phủ cho phép thành lập với nhiệm vụ sản xuất tờ bạc Việt Nam để đưa ra lưu hành.

Tờ giấy bạc 100 đồng ra đời đại diện cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc, chủ quyền thiêng liêng của quốc gia in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tờ giấy bạc 100 đồng ra đời đại diện cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc, chủ quyền thiêng liêng của quốc gia in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, do hoàn cảnh thiếu thốn mọi bề lúc đó, việc để in ra được đồng bạc giấy không hề là điều dễ dàng. Đầu tiên là khâu in ấn. Do điều kiện cách mạng mới thành công, chúng ta chưa sử dụng được nhà in cũ của người Pháp nên phải mượn máy in của nhà in Quốc Hoa (phố Hàng Bông) đưa xuống ấp Thái Hà (Đống Đa) in tiền giấy. Để tăng nhanh số lượng tiền phát hành ta phải sử dụng thêm nhà in Nguyễn Ninh (phố Hàng Than); nhà in Việt Hưng (phố Cửa Nam ) và nhà in Ngô Tử Hạ (phố Lý Quốc Sư). Sau đó Bộ Tài chính quyết định điều đình để mua lại toàn bộ Nhà in Taupin của một chủ người Pháp (cửa hàng Bách hóa số 5 Nam Bộ, nay là Trung tâm thương mại) để dành riêng cho việc in tiền. Nhằm che mắt bọn phản cách mạng, nhà in được mang tên Việt Nam Quốc gia Ấn thư cục. Không chỉ là tìm nhà in, việc tìm người vận hành máy in sao cho vừa có trình độ, kỹ thuật và phải đặc biệt tin cậy cũng là một vấn đề nan giải.

Khâu vẽ mẫu tiền cũng không đơn giản, vì thời gian gấp rút, vì tính bảo mật, vì trách nhiệm lớn lao của việc vẽ ra mẫu tiền giấy đầu tiên của đất nước và cả vì việc vẽ tiền phải đòi hỏi sự chính xác cao. Bộ trưởng Phạm Văn Đồng đã cho mời một số họa sĩ nổi tiếng đương thời, chia ra làm nhiều nhóm: nhóm của họa sĩ Mai Văn Hiến vẽ mẫu giấy bạc 5 đồng; nhóm họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung vẽ mẫu giấy bạc 10 đồng; nhóm họa sĩ Nguyễn Khanh vẽ mẫu giấy bạc 20 đồng; nhóm họa sĩ Nguyễn Văn Huế vẽ mẫu giấy bạc 100 đồng... và các họa sĩ khác như Nguyễn Sáng, Bùi Trang Trước, Lê Phả... cũng tham gia vẽ mẫu tiền.

Về hình thức, thông thường mặt trước Giấy bạc Tài chính Việt Nam có quốc hiệu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặt sau có ảnh về công, nông, binh, và dòng chữ “Giấy bạc Việt Nam”. Giá trị giấy bạc được ghi bằng tiếng Việt, Miên, Lào; số dùng là số Ả rập. Trên mỗi giấy bạc đều có chữ ký của Bộ trưởng Bộ Tài chính, và Giám đốc Ngân hàng Trung ương.

Công trái quốc gia.

Công trái quốc gia.

Để đảm bảo cho giấy bạc ra đời được thuận lợi và đạt được thắng lợi ngay từ đầu, phải chọn một nơi phát hành thí điểm, rồi sau đó rút kinh nghiệm và cho phát triển dần ra nơi khác. Chính phủ đã chọn miền Nam Trung bộ là nơi phát hành đầu tiên. Giấy bạc Việt Nam thay thế đồng bạc Đông Dương với giá trị tương đương 1:1. Do tiền giấy xuất hiện đầu tiên in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh nên dân chúng thường gọi là “Giấy bạc Cụ Hồ”. Một số người gọi là “Giấy bạc Tài chính” do tiền này Bộ Tài chính phát hành.

Ngày 31/1/1946, Chính phủ cho phép phát hành Giấy bạc Việt Nam tại các địa phương từ nam vĩ tuyến 16 trở vào mà nơi thí điểm đầu tiên là thị xã Quảng Ngãi. Ngày 13/8/1946, Chính phủ cho mở rộng và phát hành Giấy bạc Tài chính Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra. Ở hầu khắp các tỉnh, tờ Giấy bạc Việt Nam đều được nhân dân chào đón và hoan nghênh nhiệt liệt. Khó có thể nói hết niềm vui, sự cảm động của người dân Việt khi có được đồng tiền của chính người Việt Nam làm nên có hình Bác Hồ. Đã có những câu chuyện được lưu thành giai thoại về  “Giấy bạc Cụ Hồ” như người ta sẵn sàng xẻ đôi cho nhau tờ tiền chỉ để cùng nhau có được một kỷ vật quý; giữ lại không mua bán gì mà mang đặt lên bàn thờ tổ tiên…

Đồng bạc Việt Nam.

Đồng bạc Việt Nam.

Tại kỳ họp thứ Hai, tháng 11/1946, Quốc hội khoá I đã quyết định cho phát hành rộng rãi Giấy bạc Việt Nam trong toàn quốc.

Có thể nói, việc in và phát hành tờ bạc Việt Nam có ý nghĩa chính trị, kinh tế - xã hội vô cùng to lớn, bởi từ đây đất nước ta có một đồng tiền riêng do chính chúng ta in và phát hành. Tờ bạc Việt Nam là biểu tượng cho nền độc lập, tự do, khẳng định vai trò, vị thế và chủ quyền của một quốc gia độc lập về kinh tế, tài chính tiền tệ chấm dứt thời kỳ dài lệ thuộc và bị chi phối bởi đồng tiền Đông Dương do thực dân Pháp phát hành.

Một điểm rất đặc biệt của nền tài chính ngày đầu độc lập là việc để thu bớt một phần về số tiền đã phát hành quá mức nhằm củng cố giá trị đồng tiền, hạn chế lạm phát, Chính phủ đã thực hiện chính sách vay dân bằng hình thức phát hành công trái. Nam Bộ là địa bàn được chọn để phát hành công trái đầu tiên của cả nước. Ngay từ tháng 7/1946, Chính phủ đã cho phát hành đợt công trái đầu tiên với tên gọi là Công thải. Đợt phát hành này chỉ 5 triệu đồng với lãi suất 5%/năm. Tuy số lượng tiền phát hành chưa lớn nhưng có vai trò ý nghĩa chính trị, kinh tế xã hội to lớn, mở đầu cho quá trình thực hiện chủ trương phát hành công trái của Đảng, Chính phủ nhằm tạo ra nguồn lực tài chính, phục vụ đắc lực cho công cuộc kiến quốc đi tới thắng lợi.

Thư Trang

Tin mới

Mưa làm phức tạp công tác cứu trợ ở Myanmar, số người chết lên tới 3.471

Mưa làm phức tạp công tác cứu trợ ở Myanmar, số người chết lên tới 3.471

(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Thế giới 24h
Có nên đổ dầu vào động cơ nóng không?

Có nên đổ dầu vào động cơ nóng không?

(CLO) Việc đổ thêm dầu khi động cơ đang nóng có thể an toàn, nhưng chỉ khi người dùng hiểu rõ nguyên tắc và rủi ro nhiệt hơn 93°C.

Xe
Chương trình nghệ thuật vì môi trường 'Hoa và rác' đến với khán giả Thủ đô

Chương trình nghệ thuật vì môi trường 'Hoa và rác' đến với khán giả Thủ đô

(CLO) Chương trình nghệ thuật “Hoa và rác” với thông điệp mạnh mẽ về bảo vệ môi trường sẽ lần đầu tiên đến với khán giả Thủ đô.

Đời sống văn hóa
Những quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới

Những quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới

(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.

Thế giới 24h
GDP quý I/2025 cao nhất trong 5 năm qua

GDP quý I/2025 cao nhất trong 5 năm qua

(CLO) GDP quý I/2025 của Việt Nam ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.

Kinh tế vĩ mô
Người Hà Nội vượt hàng chục km đi tảo mộ trong tiết thanh minh

Người Hà Nội vượt hàng chục km đi tảo mộ trong tiết thanh minh

(CLO) Rất đông người dân từ thành phố Hà Nội đã lặn lội hàng chục km, đi về tỉnh Hòa Bình tảo mộ trong những ngày diễn ra dịp tiết thanh minh.

Đời sống
Thị trường toàn cầu lao đao vì thuế quan của Tổng thống Donald Trump

Thị trường toàn cầu lao đao vì thuế quan của Tổng thống Donald Trump

(CLO) Cú sập 6.600 tỷ USD của phố Wall mở màn chuỗi phản ứng dây chuyền, đẩy kinh tế toàn cầu vào vòng xoáy bất định.

Kinh tế vĩ mô
Nhiều hạng mục cảng hàng không Long Thành bước vào giai đoạn nước rút

Nhiều hạng mục cảng hàng không Long Thành bước vào giai đoạn nước rút

(CLO) Theo Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều hạng mục dự án đang bước vào giai đoạn nước rút với một số công trình cán đích trước ngày 30/4 và một số hạng mục khác dự kiến hoàn thành trong năm 2025.

Giao thông
Hai xe máy va chạm trên Quốc lộ, 3 người thương vong ở Quảng Bình

Hai xe máy va chạm trên Quốc lộ, 3 người thương vong ở Quảng Bình

(CLO) Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 xe máy xảy ra vào đêm 5/4 trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình khiến 2 người thiệt mạng và 1 người khác bị thương nặng.

Giao thông
Hà Nội: Mời thầu 104 tỷ đồng xây dựng Trường Mầm non Phú Thịnh tại thị xã Sơn Tây

Hà Nội: Mời thầu 104 tỷ đồng xây dựng Trường Mầm non Phú Thịnh tại thị xã Sơn Tây

(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã Sơn Tây vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc dự án xây dựng Trường Mầm non Phú Thịnh.

Dự án - Đầu tư
Ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm mùa sứa biển, thu tiền triệu mỗi chuyến ra khơi

Ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm mùa sứa biển, thu tiền triệu mỗi chuyến ra khơi

(CLO) Những ngày đầu tháng 4, vùng biển xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh) đang vào chính vụ sứa biển. Lượng sứa dồi dào, chất lượng cao giúp ngư dân địa phương liên tiếp trúng đậm, mang lại nguồn thu nhập đáng kể sau mỗi chuyến ra khơi.

Đời sống
Bắt tạm giam mẹ sát hại con để trục lợi bảo hiểm tại Quảng Nam

Bắt tạm giam mẹ sát hại con để trục lợi bảo hiểm tại Quảng Nam

(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã tiến hành xác minh, giải quyết vụ việc chết người xảy ra ngày 02/01/2023 và làm rõ đối tượng giết người là Tô Thị Ty Na (SN 1981; khu phố 3, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).

Vụ án
Mạng lưới lừa đảo trực tuyến tại Myanmar vẫn nở rộ và đầy nhức nhối

Mạng lưới lừa đảo trực tuyến tại Myanmar vẫn nở rộ và đầy nhức nhối

(CLO) Ngành công nghiệp lừa đảo trực tuyến toàn cầu đang phát triển ở "quy mô chưa từng có" dù đã bị trấn áp mạnh mẽ gần đây.

Thế giới 24h
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tìm đơn vị xây lắp cầu Cỏ May 3 và cầu Cây Khế 4 tại gói thầu gần 1.900 tỷ đồng

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tìm đơn vị xây lắp cầu Cỏ May 3 và cầu Cây Khế 4 tại gói thầu gần 1.900 tỷ đồng

(CLO) Ban Quản lý dự án chuyên ngành Giao thông và Dân dụng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc Dự án "Đường nối vào cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu (từ nút giao Vũng Vằn đến đường ven biển ĐT.994)".

Dự án - Đầu tư
Xuân Hinh, Tự Long, Hòa Minzy góp mặt tại Lễ vinh danh văn hóa nghệ thuật Bắc Ninh

Xuân Hinh, Tự Long, Hòa Minzy góp mặt tại Lễ vinh danh văn hóa nghệ thuật Bắc Ninh

(CLO) Lễ trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh lần thứ II năm 2025 vừa diễn ra trong không khí trang trọng và ấm áp, quy tụ nhiều gương mặt nổi bật của giới văn hóa, giải trí Việt Nam như nghệ sĩ Xuân Hinh, NSND Xuân Bắc, NSND Tự Long, ca sĩ Hòa Minzy, nhạc sĩ Tuấn Cry...

Đời sống văn hóa
Tài liệu mật CIA: Adolf Hitler đã trốn sang Nam Mỹ?

Tài liệu mật CIA: Adolf Hitler đã trốn sang Nam Mỹ?

(CLO) Một số tài liệu đã được CIA giải mật cho thấy cơ quan này từng tiến hành một nhiệm vụ bí mật nhằm truy tìm Adolf Hitler tại Nam Mỹ - mười năm sau khi ông ta được cho là đã chết.

Thế giới 24h
Bình Luận

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất, nhưng không phải duy nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất, nhưng không phải duy nhất

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng không phải là duy nhất; đồng thời đây cũng là cơ hội để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nhanh, bền vững, xanh hóa, số hóa, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng các mặt hàng để xâm nhập vào các thị trường khác còn nhiều tiềm năng, như Trung Đông, Đông Âu, Trung Á, Mỹ La tinh, Ấn Độ, ASEAN…

Tin tức
Tiếp tục làm sâu sắc hợp tác Việt Nam - Uzbekistan trên tất cả các lĩnh vực và các kênh

Tiếp tục làm sâu sắc hợp tác Việt Nam - Uzbekistan trên tất cả các lĩnh vực và các kênh

(CLO) Chiều 5/4 (theo giờ địa phương), tại Tòa nhà Quốc hội Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva.

Tin tức
Khai mạc Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới

Khai mạc Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới

(CLO) Tối 5/4 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ khai mạc Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) với chủ đề “Hành động của nghị viện vì phát triển và công bằng xã hội”.

Tin tức
Hợp tác kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi

Hợp tác kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi

(CLO) Chiều 5/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương về hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ; triển khai thông điệp cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sau khi Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới.

Tin tức
Giao UBND tỉnh Bắc Giang làm cơ quan chủ quản xây dựng cầu kết nối Bắc Giang - Bắc Ninh

Giao UBND tỉnh Bắc Giang làm cơ quan chủ quản xây dựng cầu kết nối Bắc Giang - Bắc Ninh

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Bắc Giang là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Vân Hà, kết nối xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Tin tức
Trình Chính phủ bổ sung cơ chế chỉ định thầu cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam trong tháng 4/2025

Trình Chính phủ bổ sung cơ chế chỉ định thầu cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam trong tháng 4/2025

(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng trình Chính phủ bổ sung cơ chế về Chỉ định thầu cho dự án trong tháng 4/2025; Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội vào tháng 5 năm 2025.

Tin tức
Chủ tịch Quốc hội bắt đầu tham dự Đại hội đồng IPU-150, thăm Uzbekistan

Chủ tịch Quốc hội bắt đầu tham dự Đại hội đồng IPU-150, thăm Uzbekistan

(CLO) Khoảng 13h30 ngày 5/4 theo giờ địa phương (tức 15h30 giờ Việt Nam), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến thủ đô Tashkent, Cộng hòa Uzbekistan, bắt đầu tham dự tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Uzbekistan từ ngày 5-8/4.

Tin tức
Chủ tịch Quốc hội và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Armenia

Chủ tịch Quốc hội và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Armenia

Với các hoạt động thực chất, chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Cộng hòa Armenia đã thành công tốt đẹp, góp phần mở ra trang mới cho hợp tác nghị viện hai nước.

Tin tức
Thủ tướng phê bình 30 Bộ, cơ quan trung ương và 27 địa phương chậm giải ngân vốn đầu tư công

Thủ tướng phê bình 30 Bộ, cơ quan trung ương và 27 địa phương chậm giải ngân vốn đầu tư công

(CLO) Thủ tướng Chính phủ nghiêm khắc phê bình 19 Bộ, cơ quan trung ương và 28 địa phương đến ngày 15/3/2025 chưa phân bổ chi tiết hết kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2025 đã được giao; đồng thời, phê bình 30 Bộ, cơ quan trung ương, 27 địa phương đến hết ngày 31/3/2025 có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới mức trung bình cả nước.

Tin tức
Hải Dương: Dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị

Hải Dương: Dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị

(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,

Tin tức