"Ẩn số" THD và con đường vào top giàu của bầu Thụy

Thứ ba, 19/01/2021 09:26 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cổ phiếu THD đã tạo nên cơn sốt trên thị trường chứng khoán khi tăng gấp 29 lần kể từ thời điểm chào sàn cách đây gần 7 tháng.

Liệu cổ phiếu THD có bị định giá quá cao so với giá trị thực?

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua một trong những giai đoạn sôi động nhất trong lịch sử với liên tiếp những phiên tăng điểm cùng thanh khoản thường xuyên duy trì ở mức cao trên/dưới 20.000 tỷ đồng trên cả 3 sàn.

Hàng loạt cổ phiếu cũng theo đó tăng mạnh, thậm chí tăng bằng lần trong đó có cổ phiếu Công ty cổ phần Thaiholdings (mã CK: THD) của ông Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy).

Doanh nhân Nguyễn Đức Thụy -

Doanh nhân Nguyễn Đức Thụy - "bầu Thụy". Ảnh: TL

Chào sàn HNX từ trung tuần tháng 6/2020 với giá tham chiếu 15.000 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu THD ngay lập tức gây chú ý khi liên tục tăng trần 17 phiên liên tiếp. Dù vậy, không nhiều nhà đầu tư tham gia được vào cổ phiếu này do thanh khoản quá nhỏ giọt.

Sau giai đoạn tăng nóng, cổ phiếu THD gần như đi ngang, trước khi trở lại “đường đua” vào đầu tháng 12/2020 - thời điểm chốt quyền mua ưu đãi ưu đãi cổ phiếu tỷ lệ 539:2.961 với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Giá cổ phiếu THD thời điểm này được điều chỉnh về quanh mức 20.000 đồng/cổ phiếu.

Tuy nhiên, ngay sau đó, cổ phiếu THD bước vào chu kỳ tăng giá mới với thanh khoản tăng đột biến. Hiện, cổ phiếu THD đang dừng ở mức 137.500 đồng/cổ phiếu (đã điều chỉnh), gấp gần 7 lần trong chưa đầy 2 tháng.

Thậm chí, so với giá đóng cửa đã điều chỉnh phiên đầu tiên chào sàn (4.250 đồng/cổ phiếu) đúng ngày 19/6/2020, thị giá THD đã tăng gấp hơn 32 lần qua đó đưa Thaiholdings trở thành cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn HNX với 48.125 tỷ đồng.

Chart_THD

Thaiholdings là doanh nghiệp do ông Nguyễn Đức Thuỵ (bầu Thuỵ) sáng lập. Trước khi chốt quyền mua, bầu Thụy trực tiếp sở hữu 10,78 triệu cổ phiếu THD, tương đương 20% vốn tại Thaiholdings. Với số cổ phiếu này, ông Thụy nhận được 10,78 triệu quyền mua cổ phiếu của Thaiholdings.

Mới đây, bầu Thụy đã đăng ký mua thêm 2,896 triệu quyền mua để nâng số quyền mua lên 13,676 triệu quyền mua. Theo đó, ông sẽ mua được khoảng 75,13 triệu cổ phiếu THD với số tiền bỏ ra khoảng 751 tỷ đồng. Nếu giao dịch thành công, Bầu Thụy sẽ sở hữu tổng cộng 85,91 triệu cổ phiếu THD, có giá trị thị trường lên đến hơn 11.800 tỷ đồng. Khối tài sản này có thể đưa bầu Thụy trở thành người giàu thứ 9 trên sàn chứng khoán.

Trong "nhà" của bầu Thụy có gì?

Nhìn vào kết quả kinh doanh quá khứ và các tài sản đang nắm giữ thì sẽ khó trong việc lý giải chuỗi tăng giá vừa qua của cổ phiếu THD. Tuy nhiên, động lực của công ty này có thể lý giải qua Thaigroup - công ty con của Thaiholdings, cũng do bầu Thuỵ sáng lập nhưng không đủ điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán. Cơ cấu tài sản cũng như hoạt động kinh doanh chính của Thaigroup sẽ phần nào đã phản ánh bức tranh tài sản của Thaiholdings cũng như bầu Thuỵ.

Thaigroup hiện gián tiếp sở hữu nhiều bất động sản có giá trị lớn, đặc biệt là 98% cổ phần Công ty cổ phần Enclave Phú Quốc, đơn vị triển khai dự án khu phức hợp quy mô 350ha tại Bãi Thơm, Phú Quốc với 50ha đất sổ đỏ vĩnh viễn và chiều dài gần 8km mặt biển. Đây sẽ là ẩn số lớn mang lại hiệu quả đầu tư cho công ty và các cổ đông. Tuy nhiên, cho đến nay, việc triển khai dự này hiện vẫn trong giai đoạn xin cấp phép. 

Bên cạnh đó, tập đoàn còn gián tiếp sở hữu 80,45% cổ phần tại Công ty cổ phần Tôn Đản Hà Nội, đơn vị sở hữu tòa nhà Thaiholdings Tower tại trung tâm Hà Nội cung cấp cho thị trường hơn 25.300 m2 văn phòng cho thuê.

Nhắc đến Thaigroup không thể không kể đến thương vụ đình đám chi hơn 1.000 tỷ đồng để mua lại 52,43% cổ phần Công ty cổ phần Du lịch Kim Liên - đơn vị sở hữu mảnh đất đắc địa có quy mô 3,5 ha tại số 5-7 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.

Ngoài ra, tập đoàn này còn triển khai dự án đất nhà ở với diện tích 2,7ha tại trung tâm Thành phố Ninh Bình được định giá gần 810 tỷ đồng và Cảng Ninh Phúc được định giá hơn 400 tỷ đồng.

Bên cạnh những tài sản chiến lược nắm giữ lâu dài, thời gian tới, Thaigroup đang có kế hoạch thoái vốn khỏi một số khoản đầu tư như Nhà máy xi măng Quảng Nam; 2,7 ha đất đô thị tại Khu đô thị Xuân Thành, Ninh Bình thu về 810 tỷ đồng hay 18,7 ha đất tại Cảng Ninh Phúc với kỳ vọng doanh thu từ giao dịch này đạt 400 tỷ đồng.

Các thương vụ chuyển nhượng có thể mang lại lợi nhuận ngắn hạn cho Thaigroup và phần nào giảm bớt áp lực về mặt tài chính để thực hiện các dự án bất động sản tiềm năng nhưng đang “đắp chiếu” nhiều năm.

Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của Thaigroup lại không thực sự tích cực. Năm 2019, tập đoàn ghi nhận doanh thu hợp nhất 3.580 tỷ đồng, nhưng lỗ ròng đến 389 tỷ. Khoản lỗ này đã đẩy lỗ lũy kế Thaigroup tính đến hết ngày 31/12/2019 lên đến 641 tỷ đồng, chiếm 24% vốn chủ sở hữu. Thêm vào đó, với việc nợ ngắn hạn trên BCTC 2019 lớn hơn tài sản ngắn hạn 1.957 tỷ, ThaiGroup bị nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục.

Trong khi đó, kết quả kinh doanh Thaiholings có phần khả quan hơn tuy nhiên con số vẫn rất khiêm tốn so vốn hóa hiện tại của doanh nghiệp này.

Năm 2019 là một năm tăng trưởng đột biến của Thaiholdings. Dù vậy, ghi nhận trên báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019, lãi ròng của Thaiholdings cũng chỉ dừng ở mức 47,5 tỷ đồng, tương ứng lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) đạt 1.147 đồng.

9 tháng đầu năm 2020, doanh thu và lợi nhuận của Thaiholding cũng đều tăng mạnh so với cùng kỳ, lần lượt đạt 1.155 tỷ đồng và gần 71 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp này cũng chỉ hoàn thành được 33% kế hoạch doanh thu và 20% chỉ tiêu lợi nhuận của cả năm.

Với kết quả trên, EPS cơ bản quý 4/2020 của Thaiholdings nhích lên đạt 1.580 đồng, tương ứng mức P/E (tính theo giá cổ phiếu hiện tại) “ngất ngưởng” lên đến 87 lần, cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp cùng ngành bất động sản.

Tính đến cuối tháng 9/2020, tổng tài sản của Thaiholdings đạt 1.672 tỷ đồng, tăng gấp gần 2 lần so với thời điểm đầu năm. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn tăng hơn 4 lần, đạt 688,5 tỷ đồng; hàng tồn kho cũng ghi nhận hơn 45 tỷ đồng.

Về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả của Thaiholdings ở mức 993 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với thời điểm đầu năm, chiếm gần 60% tổng nguồn vốn. Trong đó nợ ngắn hạn tăng gấp 3,5 lần lên mức 683 tỷ đồng, chủ yếu là phải trả người bán.

Với bức tranh kinh doanh đó và những động thái trong việc triển khai dự án mới còn ì ạch, liệu cổ phiếu THD đang bị thị trường định giá quá cao so với giá trị thực?

Gia Hân

Tin khác

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

(CLO) Agribank triển khai chương trình Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024 với quy mô 20.000 tỷ đồng ưu đãi tín dụng ngắn hạn, lãi suất thấp hơn sàn lãi suất cho vay thông thường đến 2,4%/năm và nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ.

Tài chính - Bảo hiểm
Ngành thuế đã thu 180.000 tỷ đồng từ các sàn thương mại điện tử

Ngành thuế đã thu 180.000 tỷ đồng từ các sàn thương mại điện tử

(CLO) Trong 2 năm cơ quan thuế đã thu 180.000 tỷ đồng từ hoạt động thương mại điện tử.

Tài chính - Bảo hiểm
FPT Retail (FRT) doanh thu Quý 1/2024 đạt 9.042 tỷ đồng

FPT Retail (FRT) doanh thu Quý 1/2024 đạt 9.042 tỷ đồng

(CLO) Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HoSE: FRT) đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với doanh thu đạt 9.042 tỷ đồng, lãi sau thuế đã dương trở lại.

Tài chính - Bảo hiểm
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

(CLO) Ngày 25/4/2023, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Sabeco (SAB) doanh thu Quý 1 tăng 15% so với cùng kỳ

Sabeco (SAB) doanh thu Quý 1 tăng 15% so với cùng kỳ

(CLO) Báo cáo kết quả kinh doanh Quý 1 cho thấy doanh thu Sabeco (SAB) tăng trưởng 15,6% lên mức 7.184 tỷ đồng. Lãi gộp tăng 10% đạt 2.100 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm