An toàn cho học sinh, sinh viên trong bối cảnh bình thường mới: Bài toán cân não!

Thứ năm, 21/10/2021 10:01 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong thời gian tới đây, các trường học sẽ mở cửa trở lại đón học sinh, sinh viên. Đây sẽ là xu thế tất yếu trong bối cảnh bình thường mới. Tuy nhiên, làm thế nào để đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên sẽ là bài toán không hề dễ dàng.

Giáo dục đẩy mạnh chuyển trạng thái

Trong thời gian dài để chống dịch COVID-19, nước ta theo đuổi chiến lược “Zero F0”. Các trường học được mở cửa, đón học sinh khi trong cộng đồng không còn ca nhiễm COVID-19. Do đó, tại nhiều địa phương  trường học đóng cửa kéo dài, học sinh không được đến lớp. Thậm chí có tình trạng áp dụng chống dịch máy móc. Đơn cử như việc, học sinh ở trên đảo Thổ Châu - đảo cực Nam của Tổ quốc, cách đất liền 200km cũng tổ chức học online trong khi, trên đảo chưa từng ghi nhận có F1, F0.

an toan cho hoc sinh sinh vien trong boi canh binh thuong moi bai toan can nao hinh 1

Để đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên sẽ là bài toán không hề dễ giải.

Trong bối cảnh mới, từ chiến lược “Zero F0” chuyển sang sống chung với dịch thì việc đóng của trường lâu dài là điều không thể. Mới đây nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có hướng dẫn  đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên ở các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 (nguy cơ thấp và trung bình) thì tổ chức dạy học trực tiếp.

Các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm trên địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 hoạt động đào tạo trực tiếp nếu bảo đảm các quy định về an toàn phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Ở những địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 3 và cấp độ 4, các cơ sở đào tạo tiếp tục tổ chức dạy học trực tuyến hoặc kết hợp dạy học trực tiếp và trực tuyến.

Với quy định trên, gần như đa số các trường học trên cả nước sẽ quay lại hoạt động dạy học trực tiếp. Giáo dục chuyển đổi sang giai đoạn sống chung với COVID-19 và câu chuyện đồng loạt một lúc 25 tỉnh áp dụng dạy học trực tuyến sẽ không còn xảy ra.

Tuy nhiên, thách thức tới đây khi học sinh trở lại trường học bình thường trên diện rộng cũng không hề nhỏ. Khi mới đây, tại Hà Nam, Phú Thọ, Thanh Hóa dịch bệnh xảy ra trong cộng đồng và lây nhanh vào trường học. Tỷ lệ học sinh nhiễm COVID-19 trên tổng số ca nhiễm trong cộng đồng rất cao. Theo thống kê tại Hà Nam, có thời điểm 130 người dương tính với COVID-19 thì có đến 50 trường hợp là học sinh, giáo viên. Tại Phú Thọ ghi nhận 123 ca nhiễm COVID-19 thì có đến gần 50 trường hợp là học sinh.

Giải thích về thực trạng này, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, PGS. TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, trường học là môi trường tiếp xúc đông người, phòng kín, học sinh lại ngồi gần nhau nên việc lây nhiễm dịch là điều đã được cảnh báo từ lâu.

Chưa thể nóng vội

Đến thời điểm này, Hà Nội vẫn chưa có phương án cụ thể cho học sinh, sinh viên trở lại trường. Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận về việc đưa học sinh đi học trở lại, ông Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) nêu quan điểm: Việc đưa học sinh trở lại trường không thể phụ thuộc vào nguyện vọng của học sinh, giáo viên, phụ huynh mà phụ thuộc vào mức độ an toàn trong phòng chống dịch.

Việc đưa học sinh đi học trở lại cần có sự cân đối, đảm bảo giữa việc an toàn hay không, vấn đề an toàn cho học sinh phải đặt lên hàng đầu. Điều này, chỉ có lãnh đạo Hà Nội mới có đủ thông tin để đưa ra quyết định. “Có thể, Hà Nội không thể đồng loạt đi học. Bởi hiện vẫn có những vùng chưa đảm bảo an toàn. Còn những vùng đã đảm bảo an toàn thì cho học sinh đi học. Không thể chờ nhau để đi học cùng một lúc” – thầy Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh.

an toan cho hoc sinh sinh vien trong boi canh binh thuong moi bai toan can nao hinh 2

Liên quan đến tổ chức dạy học, thầy Nguyễn Tùng Lâm cho rằng khi tổ chức đi học thì phải học đồng đều ở các khối lớp, không nên ưu tiên lớp này, bỏ lớp kia. Điều này sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý của nhà trường và giáo viên. Việc tổ chức phân chia lớp dạy học sẽ rất mệt mỏi. Cũng theo vị này, những vùng nào khi được đi học phải đảm bảo chặt chẽ yêu cầu 5K. Việc này phải làm thường xuyên, triệt để, không nên xảy ra tình trạng thời gian đầu làm chặt còn sau lại nới lỏng dần.

Theo thầy Nguyễn Tùng Lâm: “Chúng ta phải làm quyết liệt, khoanh vùng thật nhanh nếu không may xảy ra dịch trong trường học để kịp thời đối phó. Công tác phòng dịch ở những vùng cho học sinh đi học cần phải quyết liệt, chặt chẽ. Các cơ quan quản lý phải thường xuyên kiểm tra công tác phòng dịch” - vị này nhấn mạnh.

Việc đảm bảo an toàn đối với học sinh phổ thông đã là thách thức thì với khối đại học cũng khó khăn không kém khi sinh viên đến từ nhiều vùng quê, đa số các em ở trọ trong các khu vực chật hẹp. Qua tìm hiểu, vướng mắc lớn nhất trong việc tổ chức cho sinh viên đi học trở lại là vắc-xin.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, ông Lê Trường Tùng - Hiệu trưởng Đại học FPT cho rằng, vấn đề vắc-xin cho sinh viên chỉ còn cách là phải chờ đợi. Vì sinh viên không thuộc đối tượng ưu tiên trong tiêm vắc-xin. Sinh viên nếu chưa tiêm vắc-xin thì chỉ có giải pháp là học online mới an toàn. Việc tiêm vắc-xin cho các em phải phụ thuộc vào phân bổ thuốc mà điều này lại không hề dễ dàng.

Hiện nay, giảng viên của đại học FPT đã được tiêm vắc-xin phòng dịch COVID-19. Sinh viên ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cũng đã được tiêm, còn tại các tỉnh khác tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng COVID-19 còn rất thấp. Do đó, theo ông Lê Trường Tùng, nếu mọi việc thuận lợi thì sinh viên nào đã tiêm đủ hai mũi sẽ được đến trường học trực tuyến. Sinh viên còn lại sẽ tổ chức học trực tuyến.

“Kế hoạch dạy học tới đây sẽ theo phương án như vậy. Vì cần có thời gian “quá độ” kết hợp học trực tiếp trên trường cho sinh viên đã tiêm đủ vắc-xin và học trực tuyến cho đối tượng còn lại. Nhìn chung, kế hoạch của nhà trường vẫn phụ thuộc và kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo và thành phố Hà Nội” - ông Lê Trường Tùng nhấn mạnh.

Cũng liên quan vấn đề này, chia sẻ với phóng viên, Tiến sĩ Vũ Trọng Nghĩa - Trưởng phòng Truyền thông của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, hiện nhà trường đã có kế hoạch sẵn, chỉ đợi thành phố Hà Nội cho phép thì triển khai. Hiện nay, vấn đề mấu chốt nhất là sinh viên đã được tiêm bao nhiêu mũi thì mới được về Hà Nội học tập. Nhà trường cũng đã lên danh sách những học sinh chưa tiêm vắc-xin, nếu các em được trở lại trường thì nhà trường sẽ liên hệ để các em tiêm vắc-xin.

Theo ông Vũ Trọng Nghĩa, nhà trường cũng đã chuẩn bị sẵn cơ sở vật chất nếu đang dạy học phát hiện dương tính thì có phương án cách ly. Nhà trường có 2 khu vực đáp ứng được cho 150 sinh viên cách ly. “Sinh viên trong ký túc có thể được kiểm soát còn sinh viên ở ngoài sẽ rất khó kiểm soát” – ông Vũ Trọng Nghĩa lo lắng và cho biết, nếu xảy ra tình trạng cách ly, phong tỏa thì nhà trường cũng có phương án hỗ trợ an sinh cho sinh viên.

Chia sẻ thêm, ông Nghĩa cho rằng, ngay trong đợt dịch vừa rồi, trường cũng bố trí tiếp tế cho sinh viên bị mắc kẹt không về quê được. Kể cả sinh viên quốc tế cũng được nhà trường tiếp tế gói an sinh. Do đó, nếu không may dịch bùng phát, nhà trường cũng sẽ có trách nhiệm đối với sinh viên như cha mẹ ở quê để chăm lo cho các em.

Qua trao đổi với các chuyên gia, nhà trường và thầy cô, có thể thấy việc đảm bảo cho học sinh quay trở lại đi học là một thách thức không hề dễ dàng. Trong bối cảnh tỷ lệ tiêm vắc-xin còn thấp thì việc đảm bảo an toàn là thách thức rất lớn. Hơn lúc nào hết cần phải nêu cao ý thức của phụ huynh, học sinh trong phòng chống dịch.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Hơn 1.000 học sinh được tư vấn chọn ngành nghề luật, kinh tế

Hơn 1.000 học sinh được tư vấn chọn ngành nghề luật, kinh tế

(CLO) Ngày 20/4, hướng tới cung cấp cho học sinh THPT những thông tin hữu ích, thiết thực về các ngành học, tư vấn chọn trường, chọn nghề, cơ hội việc làm cũng như phương thức tuyển sinh ngành Luật - Kinh tế ở các trường đại học, chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế” đã được tổ chức tại trường THPT Đồng Quan, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.

Giáo dục
Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

(CLO) Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Nhi Trung ương đã tiếp nhận bé trai 11 tuổi, ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng vết thương hở cổ tay và bàn tay hai bên do tai nạn sinh hoạt, may mắn trước đó trẻ đã được sơ cứu ban đầu đúng cách và kịp thời.

Giáo dục
Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

(CLO) Quảng Nam vừa phân công Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn điều hành hoạt động của trường CĐ Y tế Quảng Nam, sau khi hiệu trưởng trường này bị khởi tố.

Giáo dục
Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

(CLO) Ngày hội việc làm - USSH Job Fair 2024 là hoạt động thường niên do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM phối hợp cùng các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm giới thiệu các cơ hội việc làm, thực tập đến sinh viên.

Giáo dục
Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục