Truyền thông quốc tế: Tác nghiệp trên “trận tuyến Covid-19”

Bài 1: An toàn cho nhà báo hay những cảnh báo hữu dụng từ CPJ

Thứ năm, 19/03/2020 10:50 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Tác nghiệp trong đại dịch mà hai chữ cách ly, lây lan được nhắc đến hàng đầu thì việc các nhà báo bước chân vào trận tuyến Covid-19 thậm chí còn dễ “dính virus” hơn dính thương vong trên chiến trường. Thế nên, bàn về câu chuyện tác nghiệp trong Covid-19, dễ hiểu, điều tiên quyết và trên hết là yếu tố an toàn.

LTS: Từ Vũ Hán, sau gần 4 tháng, virus sau này mang cái tên khá dài dòng SARS-CoV-2, đã khiến cả thế giới bước vào một cuộc chiến dài, quá ư khốc liệt. Tất cả, không trừ một ai, không trừ quốc gia, đảng phái, thể chế, không trừ ngành nghề nào có thể né tránh “trận tuyến Covid-19”. Báo chí, với nhiệm vụ truyền tải thông tin của mình, đã là lực lượng phải đi đầu trên trận tuyến ấy. Từ số báo này, Nhà báo & Công luận có loạt bài viết xung quanh câu chuyện tác nghiệp trên “trận tuyến Covid-19” của các phóng viên, cơ quan báo chí thế giới, những người đang chấp nhận đối chọi với hiểm nguy để mang đến cho độc giả những dòng tin, bức ảnh chân thực và kịp thời nhất về đại dịch Covid-19.

Bài liên quan

Từ chuyện của 4 nhà báo bị cách ly ở bang Karnataka

Ngày 14/3, đúng vào thời điểm số ca nhiễm Covid-19 ở Ấn Độ tăng mạnh, vượt qua con số 100 ca, dịch đã lan ra 12 bang của quốc gia Nam Á này. Hàng loạt bang và vùng lãnh thổ liên bang như Telangana, Delhi, Himachal Pradesh, Uttarakhand, Rajasthan, Goa, Maharashtra… đã đóng cửa trường học và các địa điểm công cộng khác vốn có nguy cơ trở thành những trung tâm lây truyền SARS-CoV-2. Sức nóng của đại dịch đã khiến các nhà báo Ấn Độ phải hối hả vào cuộc tác nghiệp.

download (2)

Tuy nhiên, cho dù đã có những biện pháp bảo vệ khác kỹ càng, nhiều người trong số họ cũng đã buộc phải rơi vào tình trạng “nghi ngờ dính SARS-CoV-2” do tiếp xúc với ca nhiễm bệnh. Đơn cử như trường hợp 4 nhà báo ở bang Karnataka. Cả 4 người trong số họ đã phải chịu biện pháp cách ly sau khi tiếp xúc với một gia đình quan chức cấp cao - trong đó một thành viên của gia đình này là ca bệnh nhiễm SARS-CoV-2 bị tử vong đầu tiên ở Ấn Độ. Buổi phỏng vấn với con trai nạn nhân kết thúc thì cũng là lúc họ phải chịu biện pháp cách ly của nhà chức trách.

Chuyện những nhà báo chịu cách ly khi tác nghiệp trong những trường hợp nguy cơ cao trong mùa dịch Covid-19 đã không còn là chuyện hiếm. Rủi ro đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của người làm báo khi tác nghiệp, mang lại thông tin cho độc giả là chuyện hoàn toàn dễ xảy ra.

torch

Truyền tải thông tin trong hiểm nguy

Coronavirus hay SARS-CoV-2 từ gần 4 tháng qua đã là đề tài trọng tâm số 1 mà không một đề tài nào khác có thể thay thế vị trí số 1 trên toàn bộ trang nhất các tờ báo, các bản tin truyền hình, mạng xã hội. Căn bệnh mà giờ đây sau rất nhiều đắn đo, WHO đã chính thức xác nhận là đại dịch, đã “xâm lược” hơn 140 quốc gia trên khắp các châu lục, cướp đi sinh mạng của hơn 4.000 người, làm bốc hơi của nhân loại khoảng 2,7 nghìn tỷ USD và chắc chắn những con số này còn tiếp tục tăng cao.

Trong bối cảnh cuộc chiến vẫn không ngừng khốc liệt, với bao mối nguy hiểm nặng nề bao vây xung quanh nó, những người làm báo vẫn phải thực hiện thiên chức của mình đó là liên tục mang lại những thông tin chân thực, cập nhật nhất về dịch bệnh đến công chúng. Xin nhấn mạnh đó là những thông tin chân thực nhất. Chân thực để giúp độc giả có được cái nhìn chính xác về tình hình dịch bệnh, đồng thời đánh bạt những thông tin sai lệch đang hằng ngày, hằng giờ rình rập trên mạng xã hội, hòng đưa người đọc “sập bẫy”, từ đó trở nên hoang mang, suy sụp. Và để hoàn thành trọn vẹn thiên chức ấy, ngoài sức sáng tạo, người làm báo còn phải hứng chịu những rủi ro bất ngờ và trong bối cảnh dễ lây lan như dịch Covid-19, rủi ro ấy là rất dễ xảy ra.

Đến những cảnh báo hữu dụng về “an toàn tác nghiệp”

Nhận thấy rõ mối nguy hiểm với những người làm báo, ngay từ rất sớm, đã có rất nhiều chuyên gia, Tổ chức báo chí quốc tế đã lên tiếng cảnh báo đồng thời gợi mở một số gợi ý về bảo vệ an toàn khi tác nghiệp trong đại dịch.

Mạng lưới các Nhà báo điều tra toàn cầu GIJN đã tiến hành việc tập hợp “bộ lời khuyên”  từ các tổ chức báo chí, các chuyên gia, các nhà báo giàu kinh nghiệm về việc làm thế nào để bảo vệ an toàn trong tác nghiệp dịch Covid-19. Tuy nhiên, đáng chú ý hơn cả là những “cảnh báo an toàn” từ Tổ chức bảo vệ các nhà báo quốc tế (CPJ).

Trong cảnh báo an toàn của CPJ, CPJ hướng tới hai khía cạnh như trên đã nói: an toàn cho nhà báo trong việc tiếp nhận thông tin chính thống, tránh những thông tin nhiễu loạn mang ý đồ trục lợi hoặc dụng ý xấu từ nhiều tổ chức, đối tượng và an toàn khi tác nghiệp. Theo CPJ, để cập nhật thông tin về dịch Covid-19, các nhà báo nên theo dõi các thông tin phát đi từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) và Cơ quan y tế công cộng Anh (PHE). Nếu không phải từ những nguồn chính thống này, các nhà báo phải thực sự cẩn trọng và phải có khả năng phán đoán, nhận diện thông tin mà mình tiếp nhận, làm sao đó không phải là thông tin sai lệch. CPJ đặc biệt cảnh báo các phóng viên hãy thận trọng khi nhấp vào bất kỳ liên kết liên quan đến Covid-19 trên phương tiện truyền thông xã hội bởi theo CPJ một số liên kết có thể hướng bạn đến các trang web lây nhiễm thiết bị có phần mềm độc hại và thông tin sai lệch.

Người dân Ấn Độ đến kiếm tra sức khoẻ tại bệnh viện Gandhi tại Hyderabad.

Người dân Ấn Độ đến kiếm tra sức khoẻ tại bệnh viện Gandhi tại Hyderabad.

Về an toàn cho phóng viên khi tác nghiệp, CPJ nhấn mạnh tới những yếu tố căn bản mà WHO luôn khuyến cáo:

1) Đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nhất khi SARS-CoV-2 tấn công là người có tuổi. Bởi vậy, nếu bạn là phóng viên đã “cưng cứng tuổi”, bạn nên cân nhắc kỹ khi nhận nhiệm vụ.

 2) Một trong những vấn đề nóng nhất trong dịch Covid-19, xảy đến tại nhiều quốc gia là nạn kỳ thị với khu vực đang được xem là tâm dịch. Vì vậy, nếu bạn là phóng viên từ một tâm dịch nào đó đến tác nghiệp, cũng rất nên để ý tới sự kỳ thị này vì nó đe dọa tới sự an toàn của bạn.

3) Nếu được phân công đến tác nghiệp tại một khu vực đang có dịch bệnh nào đó, hãy cẩn thận là bạn ít nhất cũng đã được tiêm phòng hoặc điều trị dự phòng bệnh. Điều này ít nhất cũng làm gia tăng khả năng đề kháng với dịch bệnh trong cơ thể bạn. Đặc biệt, ngoài việc tác nghiệp tại khu có dịch, đặc biệt cẩn trọng khi tác nghiệp tại bệnh viện, các cơ sở y tế, trung tâm dưỡng lão, chợ động vật… nếu không thực sự cần thiết, có thể tìm giải pháp tác nghiệp khác.

4) Nghiên cứu kỹ nơi mà bạn được phân công đến tác nghiệp. Nếu nơi đó là khu vực đang bị cách ly hoặc bị phong tỏa, hãy chắc rằng bạn được đảm bảo an toàn tối đa, đồng thời bạn cũng nên đảm bảo rằng bạn mang theo đầy đủ những nhu yếu phẩm thiết yếu cho cuộc sống cá nhân thường ngày như giấy vệ sinh, khẩu trang, nước rửa tay, xà phòng, thực phẩm đóng hộp…

5) Luôn đảm bảo giữ mối liên hệ chặt chẽ với tòa soạn, đề phòng bạn có thể nhiễm bệnh trong quá trình tác nghiệp, bị cách ly.

6) Tránh tiếp xúc gần (khoảng cách an toàn ít nhất là 2m) với bất kỳ ai có triệu chứng bệnh về đường hô hấp, chẳng hạn như ho và hắt hơi, kể cả nhân viên chăm sóc sức khỏe điều trị cho bệnh nhân Covid-19, hoặc công nhân ở những nơi có nguy cơ cao. Luôn che miệng và mũi khi ho và hắt hơi.

7) Xem xét kỹ phương thức vận chuyển của bạn khi đi tác nghiệp. Tránh sử dụng phương tiện giao thông đi trên đường.

CDC khuyến nghị sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn với hơn 60% ethanol hoặc 70% isopropa. Còn tại nhà hoặc tòa soạn, rửa tay thường xuyên bằng nước nóng và xà phòng. CPJ cũng lưu ý với những phóng viên truyền hình, tác nghiệp thu âm tại hiện trường phải đặc biệt lưu ý tới khâu vệ sinh cho mic cầm tay của mình và giữ khoảng cách vừa đủ âm và an toàn với chiếc mic.

(còn nữa)

Anh Thư

Tin khác

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

(CLO) Chiều 28/3, tại Hà Nội, Báo Hànộimới phát động Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 67 năm ngày Báo Hànộimới mới xuất bản số hàng ngày đầu tiên (24/10/1957-24/10/2024) và Kỷ niệm 35 năm xuất bản ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần (2/4/1989-2/4/2024).

Nghề báo
Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo
Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), chiều 27/3, tại TP Hải Dương, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển".

Nghề báo
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Ngày 26/3, nhân kỷ niệm 93 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư cho Trường Trung học Cơ sở Trung Yên, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo