(NB&CL) Nhà báo Phạm Quốc Toàn là một cái tên nổi tiếng trong giới báo chí- truyền thông và còn cả trên văn đàn nữa, nhưng tôi không muốn gọi theo danh vị thông thường đó mà tôi muốn gọi Phạm Quốc Toàn bằng đại từ kính trọng và thân thiết: ANH, điều đó được lý giải bởi những gì tôi sẽ viết sau đây.
Năm 1976, tôi tình cờ gặp Anh Phạm Quốc Toàn khi anh được cử về dự lớp đào tạo giáo viên chính trị trung cao chuyên sâu của Học viện Chính trị - Quân sự, thuộc Bộ Quốc phòng (lúc bấy giờ còn sơ tán ở Nam Hồng, Đông Anh, Hà Nội).
Cùng về dự lớp với Anh ở Báo Quân đội Nhân dân (QĐND) còn có các anh Nguyễn Hồng Phương, Nguyễn Quang Thống, Phạm Ngọc Thiện, Nguyễn Hải Đức, nhưng chỉ có Anh Phạm Quốc Toàn là học cùng tôi ở chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, thuộc Học viện Chính trị - Quân sự.
Học viên về dự lớp hầu hết được lựa chọn từ những học viên giỏi thuộc hệ đào tạo cán bộ chính trị trung cấp của Học viện Chính trị - Quân sự; chỉ có 5 nhà báo của Báo QĐND là “ngoại đạo”. Anh Phạm Quốc Toàn, lúc đó đã được quy hoạch cán bộ nguồn chủ chốt của tờ nhật báo lớn. Các anh trong đoàn Báo QĐND đến học tại Học viện Chính trị - Quân sự lúc đó, sau này hoặc lên cấp hàm Tướng, được bổ nhiệm làm Tổng Biên tập Báo QĐND; hoặc Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội.
Tuy cùng học nhưng chúng tôi rất ngưỡng mộ các anh vì lúc đó các anh đã là nhà báo của một trong những tờ nhật báo lớn và có vị thế hàng đầu của cả nước, hơn nữa các anh đã là những sỹ quan cấp úy sáng ngời còn chúng tôi mới là Thượng sỹ, trong mắt chúng tôi các anh thực sự là những người anh đáng quý trọng.
Ngay từ lần gặp đầu tiên tôi đã bị Anh thu hút bởi dáng vẻ bề ngoài có vầng trán cao rộng; gương mặt đôn hậu; giọng nói nhẹ nhàng, trầm ấm cuốn hút; đôi mắt sáng với ánh nhìn hiền lành, bao dung. Đến lúc tiếp xúc và qua lời kể của các bạn anh ở Báo QĐND tôi lại càng ngưỡng mộ Anh hơn, khi biết Anh đã là Phó Trưởng phòng Biên tập Thời sự Quốc tế, Báo QĐND với những bài bình luận quốc tế sắc sảo nổi tiếng. Tôi và Anh lại là đồng hương Hà Tĩnh quê tôi, nên chúng tôi rất nhanh có tiếng nói chung, trở nên thân thiết và rồi chúng tôi nhận nhau là anh em kết nghĩa. Anh đã thực sự là một người Anh nhân từ, bao dung và cũng rất nghiêm khắc.
***
Phân khoa chúng tôi có 4 tiểu đội, Anh ở Tiểu đội 1, tôi ở tiểu đội 2, lúc đó tôi được phân công làm tiểu đội trưởng, Anh là tổ viên, nhưng trong học tập thì không có sự phân biệt mà rất bình đẳng thông qua kết quả học tập. Điều trùng hợp của anh em tôi là đều được thầy giáo Phạm Hồng Thanh (sau này là Trung tướng Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam), giáo viên chủ nhiệm cắm lớp luôn lấy làm nòng cốt trong các buổi xê mi na chung hoặc lấy làm bài mẫu để phân tích cho lớp trong các lần kiểm tra viết. Trong học tập tuy khác tiểu đội nhưng tôi và Anh thường xuyên trao đổi với nhau về nội dung và phương pháp học tập, trong những lần như vậy tôi học được ở Anh rất nhiều thứ - đặc biệt là tư duy lý luận gắn với thực tiễn sống động của Anh. Mặc dù chỉ hơn tôi mấy tuổi nhưng Anh chín chắn và trưởng thành hơn tôi rất nhiều, hiểu biết của anh về cuộc sống, về nhân tình thế thái, về lý luận chính trị; những phân tích của anh sâu sắc, có tính thuyết phục cao.
Một kỷ niệm thời đó mà tôi nhớ mãi là với sự giúp đỡ của Anh tôi đã trở thành cộng tác viên của Báo QĐND. Lúc đó có được 1 bài báo đăng trên Báo QĐND là ước mơ của rất nhiều anh em chúng tôi. Mãi sau này khi đã trở thành giáo viên của Học viện Chính trị - Quân sự có nhiều bài viết về lý luận đăng trên Báo QĐND tôi cũng không thấy vui và tự hào như lúc đó được đăng một bài ngắn, tin ngắn. Lúc đó tôi đã trình bày nguyện vọng của tôi với Anh về việc viết báo và đăng trên Báo Quân đội nhân dân, Anh đã rất ủng hộ và hướng dẫn cho tôi về kỹ thuật viết, bài và chủ đề, nội dung cần chọn để viết. Tôi đã tập viết những bài đầu tiên đưa cho Anh sửa và gửi Báo QĐND đăng. Mỗi lần như vậy Anh lại phân tích cái được và cái chưa được để tôi rút kinh nghiệm, cứ thế tôi đã trở thành cộng tác viên thân thiết của tờ báo lính và đã được tặng nhiều vật kỷ niệm.
Sau khi ra trường tôi và Anh không còn được gần nhau nhưng Anh vẫn luôn dõi theo những bước đi của tôi và chỉ dẫn cho tôi rất nhiều trong sự nghiệp, kể cả khi Anh đã chuyển vào làm Tổng Biên tập Báo Vũng Tàu - Côn Đảo, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội Nhà báo Việt Nam, Anh vẫn luôn quan tâm đến tôi với tình cảm là một người Anh. Chỉ là một kỷ niệm nhỏ về tình cảm, nhưng cách ứng xử của Anh làm tôi rất cảm động. Tết Kỷ Hợi - 2019, tôi về Phúc Trạch, Hương Khê thăm Anh, nhân chuyến Anh từ trong Nam bay ra thăm quê. Phúc Trạch - khắp chốn cùng quê đang mùa hoa bưởi tỏa hương dịu dàng, quyến rũ. Anh đã tìm kiếm và gói gọn cho tôi 3 mồi giống bưởi quý (bưởi Phúc Trạch đã thành thương hiệu); anh nhỏ nhẹ nói: “Chú chịu khó mang về vườn nhà ở Đức Thọ trồng thử, may gì hợp thông thổ, vườn nhà ta có thêm giống bưởi đặc sản”. Và đến lúc này những cây bưởi đó đã đơm hoa kết trái, cho mùa trái đầu tiên, đúng thương hiệu “bưởi Phúc Trạch” rất ngon ở vườn nhà tôi. Nghĩa tình anh em nơi trái tim Anh, được thể hiện từ sự chu đáo và chăm sóc bình dị như thế.
Những năm gần đây giới báo chí - truyền thông cũng như tôi rất bất ngờ và cảm phục khi anh bước sang lĩnh vực viết văn với nhiều thể loại, kể cả tiểu thuyết là thể loại khó thành công nhất nhưng anh đã thành công ngoài mong đợi. Từ năm 2012 đến năm 2020, từ các nhà xuất bản uy tín, với nhiều thể loại, Anh xuất bản 15 đầu sách với hơn 5.000 trang in, quả là sức lao động sáng tạo, không ngơi nghỉ của một cây bút tài năng như chính các nhà văn, nhà báo đàn anh - bậc đại thụ đã nhận xét.
Anh Phạm Quốc Toàn như tôi biết không chỉ là một nhà báo, một nhà văn, một nhà quản lý báo chí tâm huyết được các nhà báo lão thành, các đồng nghiệp, học trò và bạn đọc rất quý trọng, ngưỡng mộ, đánh giá cao về trình độ và đạo đức nghề nghiệp; mà trong đời thường còn là một con người sống giản dị, trong sạch, lành mạnh, trung thực, thẳng thắn, kiên định và nghiêm khắc nhưng lại bao dung, độ lượng, thấm đậm nghĩa tình. Anh phê phán sự giả dối; không bao giờ né tránh và thỏa hiệp với cái ác, với thái độ sống tiêu cực; Anh sống rất có trách nhiệm và luôn quan tâm đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp. Anh kịp thời động viên cổ vũ những việc làm tốt, giúp đỡ và sẻ chia với người khác khi gặp khó khăn. Con gái Anh qua đời khi vào tuổi 38, do lâm bệnh hiểm nghèo, Anh gọi điện báo tin cho tôi, giọng nghẹn ngào: “Chú ơi, cháu Th. đi xa rồi, đang đại dịch Covid-19, chú đừng vào, anh chị thay chú thắp cho cháu nén nhang”. Người đàn ông già dặn, cuộc đời sương gió trải bao đắng cay nhọc nhằn đã khóc nấc lên với tôi, đành bỏ nửa chừng cuộc điện thoại đường dài. Tình yêu mà Anh dành cho các con là vậy!
Anh Phạm Quốc Toàn như tôi biết là một con người khiêm tốn, ham học hỏi, cầu tiến bộ, có ý chí vươn lên nhưng không cơ hội; không chùn bước trước khó khăn; luôn tìm tòi cái mới, không ngừng sáng tạo, không thỏa mãn với những thành công hiện tại; một con người lấy nghĩa tình và nhân văn làm lẽ sống của mình.
Đó là những gì tôi biết về Anh Phạm Quốc Toàn – một người Anh viết hoa mà tôi luôn kính trọng, ngưỡng mộ và yêu quý, người đã để lại trong cuộc đời và sự nghiệp của tôi những dấu ấn sâu đậm; tôi trưởng thành như hôm nay có một phần công lao và sự dìu dắt của Anh.
Hà Nội, 2/9/2020
----------
*Trung tướng, Phó GS, Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Dũng - nguyên Phó Chủ nhiệm Chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 25/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù; riêng phía Đông từ chiều tối có mưa rải rác. Khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác, cục bộ có nơi mưa to và dông; riêng khu vực Thanh Hóa - Nghệ An có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù. Các khu vực khác trên cả nước có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Trong nỗ lực gia tăng sức mạnh quân sự, Ukraine muốn gia nhập nhóm các quốc gia có khả năng sản xuất tên lửa đạn đạo. Nhưng quá nhiều yếu tố đang làm khó đối với chương trình tên lửa của Kiev.
(CLO) Volkswagen đang đối mặt với cuộc chiến giá xe điện tại Trung Quốc, khi doanh số bán hàng giảm 12% trong năm nay, giữa sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ nội địa như BYD.
(CLO) Trong những ngày gần đây, thị trường vàng trong nước chứng kiến những biến động mạnh mẽ. Giá vàng, sau một thời gian giảm sâu khiến nhiều người bán tháo để cắt lỗ lại bất ngờ quay đầu tăng dựng đứng, khiến không ít nhà đầu tư thiệt hại nặng nề.
(CLO) Nghè Nguyệt Viên là một di tích lịch sử – văn hóa – kiến trúc nghệ thuật độc đáo của làng cổ Nguyệt Viên, nay thuộc xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa. Trải qua hơn 400 năm lịch sử, Nghè Nguyệt Viên là nơi thờ cúng Thành hoàng làng – công chúa Mai Hoa cùng 18 vị tiến sĩ làng khoa bảng.
(CLO) Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về điều kiện thanh toán Bảo hiểm y tế, người bệnh trong cùng một ngày sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa thì từ lần khám thứ 2 chỉ tính 30% mức giá của 1 lần khám bệnh…
(CLO) Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Đặc biệt, nghệ nhân nơi đây đã “hồi sinh” lụa Vân, một trong những báu vật của làng nghề.
(CLO) Ngày 24/11, Công an TP Hà Nội cho biết, vừa triệt phá đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
(CLO) Bầu trời Hà Nội mù mịt, chất lượng không khí ở mức xấu, nhiều nhà cao tầng mờ trong lớp bụi trắng. Đa số người dân ra đường hôm nay đều phải chủ động đeo thêm khẩu trang nhằm hạn chế ô nhiễm.
(CLO) Ngày nay, việc triển khai bệnh án điện tử, tích hợp các dữ liệu đã mang lại nhiều tiện lợi cho bệnh nhân, tiết kiệm chi phí và quản lý đối với cơ sở y tế
(CLO) Năm 2025, TP Hà Nội sẽ hỗ trợ các tỉnh thành trên cả nước tổ chức từ 10 đến 15 tuần lễ trái cây, hàng nông sản tại Hà Nội, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa
(CLO) CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Mã: CII) mới hoàn thành 56% mục tiêu doanh thu năm 2024. Công ty đang tăng cường huy động vốn từ kênh trái phiếu, tổng nợ vay đã tăng thêm 3.210 tỷ đồng.
(CLO) Ngày 24/11, Báo Ấp Bắc phối hợp với Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tiền Giang và Trường Đại học Tiền Giang tổ chức Lễ trao học bổng “Chắp cánh ước mơ” lần thứ 14, năm học 2024 - 2025.
(CLO) Ngày 23/11, Chi đoàn 1 – Đoàn Thanh niên Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đồng hành cùng trẻ em vùng cao vượt khó - Chung tay xây dựng sau bão Yagi” với mong muốn giúp đỡ, động viên, chia sẻ mang đến những phần quà giá trị, thiết thực cho thầy cô, các em nhỏ tại một số trường học trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Người Lao Động tổ chức lễ khai giảng khóa bồi dưỡng “Kỹ năng ứng xử với báo chí - truyền thông”. Gần 50 hiệu trưởng, hiệu phó đến từ các trường THPT trên địa bàn TP HCM đã đăng ký tham dự khóa bồi dưỡng.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Văn Hóa phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Dự thảo luật được Chính phủ trình Quốc hội đề xuất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo điện tử, truyền hình, phát thanh giảm 5%, về mức 15%; với báo in vẫn tiếp tục áp dụng mức ưu đãi 10% như hiện nay.
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Ngày 22/11, tại Trung tâm Báo chí TPHCM, Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) TPHCM tổ chức Hội nghị hướng dẫn đặt hàng truyền thông các cơ quan báo chí.