Áp lực của WHO

Thứ năm, 21/05/2020 11:18 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nếu có cuộc bình chọn về những tổ chức chịu nhiều áp lực nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19, hẳn không thể thiếu Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Việc ngày 19/5, 194 nước cùng thông qua nghị quyết tổ chức một cuộc điều tra độc lập về phản ứng của WHO với Covid-19 là minh chứng.

Nhân vật chính của dự thảo không một quốc gia nào phản đối

Ngoài câu chuyện lần đầu tiên tổ chức họp trực tuyến (thay vì tới trụ sở của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Thụy Sĩ như mọi năm) Kỳ họp Đại hội đồng Y tế Thế giới 73 (WHA-73) năm nay (diễn ra trong hai ngày 18 và 19/5) còn có một sự kiện có thể tạm gọi là hy hữu, rất ít xảy ra trong tiền lệ trước đó: Các nước đã thông qua một nghị quyết, trong đó kêu gọi đánh giá “công bằng, khách quan và toàn diện” về biện pháp ứng phó quốc tế đối với khủng hoảng, bao gồm cả cuộc điều tra về các hành động của WHO liên quan đến đại dịch Covid-19. Điều rất đặc biệt là toàn bộ 194 nước đã nhất trí mở cuộc điều tra độc lập về hoạt động ứng phó dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 của WHO, điều này đồng nghĩa với việc không quốc gia nào trong số 194 nước thành viên của WHO - gồm Mỹ - phản đối dự thảo nghị quyết này.

Báo Công luận

Điều đáng quan tâm là trước đó, chính lãnh đạo cấp cao nhất của WHO - tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO - cũng ra lời tuyên bố cho biết ông sẽ đánh giá độc lập để xem xét WHO đã làm tốt hay chưa trong việc xử lý vấn đề đại dịch Covid-19.

Quá nhiều chỉ trích

Thực ra không phải đến tận bây giờ, mà qua từng ấy ngày diễn ra đại dịch là từng ấy ngày WHO phải liên tiếp hứng chịu nhiều sự chỉ trích về cách tổ chức này phản ứng trước dịch Covid-19.

Cụ thể, Cơ quan chuyên trách về sức khỏe của Liên Hiệp Quốc đã bị hàng loạt quan chức chính phủ, chuyên gia y tế và các nhà phân tích khắp thế giới lên tiếng “cảnh cáo” rằng đã quá chậm chạp trong việc công bố đại dịch. Thậm chí khi virus Corona đã xuất hiện ở gần một chục quốc gia, WHO vẫn do dự không công bố đại dịch và đến tận ngày 11/3 WHO mới chịu công bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu. Sự chậm trễ của WHO được cho là nguyên nhân khiến nhiều nước do dự trong việc áp dụng các biện pháp mạnh kịp thời cũng như làm mất thời gian quý báu của nhiều quốc gia trong việc chuẩn bị trang thiết bị, bệnh viện... cho bệnh nhân Covid-19.

Tổng thống Mỹ và Tổng Giám đốc Who.

Tổng thống Mỹ và Tổng Giám đốc Who.

Tuy nhiên, chỉ trích mạnh mẽ nhất  WHO lại đến từ chính quyền Tổng thống Trump. Trong cuộc họp báo ngày 7/4 tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã buộc tội WHO “nghiêng về phía Trung Quốc, cung cấp thông tin sai lệch về dịch Covid-19”, rằng “Họ đã làm sai, sai tất cả”. ông chủ Nhà Trắng thậm chí còn lớn tiếng tuyên bố sẽ cắt tài trợ cho tổ chức này. Mới đây nhất, ngày 18/5, Tổng thống Donald Trump tiếp tục chỉ trích công tác ứng phó đại dịch Covid-19 của WHO, rằng WHO là “con rối của Trung Quốc và cho biết đang cân nhắc cắt giảm hoặc hủy nguồn viện trợ này”.

Bình thản giữa áp lực

Những chỉ trích cũng như những động thái phản ứng đã tạo nên áp lực chưa từng có lên cơ quan chuyên trách về sức khỏe của Liên Hiệp Quốc. Nhưng dường như giữa những thách thức, áp lực, WHO vẫn giữ được cho mình sự bình thản nhất định.

“Thế giới không cần thêm một kế hoạch khác, một hệ thống khác, một cơ chế khác, một ủy ban hay một tổ chức khác. Thế giới cần tăng cường, triển khai và tài trợ cho các hệ thống và tổ chức mà nó đang có - bao gồm cả WHO”, tiến sĩ Tedros Adhanom thẳng thắn bày tỏ quan điểm.

“Tất cả chúng ta đều có những bài học rút ra từ đại dịch. Mọi quốc gia và tổ chức cần phải xem lại những phải ứng và học hỏi từ kinh nghiệm của mình. WHO cam kết minh bạch, trách nhiệm và cải thiện liên tục”, Tổng Giám đốc WHO cũng tuyên bố đầy tự tin rằng WHO sẽ tiếp tục “giữ vai trò lãnh đạo chiến lược nhằm phối hợp các biện pháp đối phó toàn cầu đối với đại dịch Covid-19”, “vốn đe dọa phá vỡ khuôn khổ hợp tác quốc tế”. Tổng Giám đốc WHO cũng cho biết WHO đã đứng vai kề vai cùng các quốc gia trong những giờ phút đen tối nhất, đồng thời kêu gọi đoàn kết ở cấp độ quốc gia và toàn cầu vì đây là hai yếu tố then chốt trong cuộc chiến đẩy lùi Covid-19.

Hà Trang

Tin khác

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

(CLO) Các quan chức Israel và Mỹ cho biết hầu hết tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) mà Iran phóng vào Israel hôm 13/4 đều bị đánh chặn, cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp đáng gờm của hai đối tác đồng minh.

Tiêu điểm Quốc tế
Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

(CLO) Ghép tạng có thể cứu được mạng sống, nhưng cũng có thể gây ra những thay đổi sâu sắc về tính cách, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

(NB&CL) Thụy Sĩ và Ukraine đang mong đợi 80 - 100 quốc gia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên dự kiến diễn ra tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ, vào ngày 16 và 17/6 tới. Nhưng giữa mong đợi và hiện thực luôn là khoảng cách, nhất là với một vấn đề nan giải như cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Phát hiện mới về lão hóa và sự bất tử của nhà khoa học từng đoạt giải Nobel

Phát hiện mới về lão hóa và sự bất tử của nhà khoa học từng đoạt giải Nobel

(CLO) Kể từ thời xa xưa, con người đã cố gắng hết sức để tránh xa cái chết. Ngày nay, khi những tiến bộ khoa học biến những thứ tưởng chừng viễn tưởng thành hiện thực, chúng ta có tiến gần hơn đến việc kéo dài tuổi thọ hay thậm chí là sự bất tử không?

Tiêu điểm Quốc tế