Áp lực lạm phát có thể khiến lãi suất ngân hàng tăng?

Thứ hai, 31/05/2021 09:17 AM - 0 Trả lời

(CLO) Mới đây, Công ty chứng khoán SSI đã đưa ra dự báo, lãi vay có thể sẽ nhích tăng từ đầu quý 3/2021 khi dịch bệnh được kiểm soát, tín dụng tiếp tục tăng tốc.

Từ đầu năm đến nay, hàng loạt sản phẩm, nguyên liệu đầu vào đến nhiều tài sản đều lần lượt tăng giá khiến áp lực lên lạm phát ngày càng tăng tạo sức ép tăng lãi suất cho vay.

Lạm phát đang có xu hướng tăng tạo sức ép lên lãi suất cho vay?

Lạm phát đang có xu hướng tăng tạo sức ép lên lãi suất cho vay?

Theo số liệu của một số cơ quan như Bộ Công Thương, Tổng cục Thống kê, giá sắt thép, xi măng đã tăng từ 35 - 40%, bắp, đậu, cám gạo tăng mạnh từ 20 - 70%; giá xăng hiện nay cũng vượt 19.000 đồng/lít, tăng gần 14% so với cuối năm 2020 và tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm trước; giá nhà đất, chứng khoán cũng bật tăng mạnh. Hơn nữa, học phí của nhiều trường đại học cũng sẽ tăng từ năm học 2021 - 2022 khiến nhiều gia đình đang lo lắng vì ảnh hưởng đến chi tiêu hằng tháng.

Chưa kể hiện đã bước vào mùa nắng nóng khiến giá điện tăng mạnh, trong khi dịch bệnh đã làm gián đoạn sản xuất cũng sẽ ảnh hưởng phần nào tới giá cả…

Tổng cục Thống kê đã công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng đầu năm 2021 của Việt Nam tăng 0,89% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng bình quân 4 tháng thấp nhất kể từ năm 2016. Đây là điều kiện thuận lợi, tạo dư địa cho Việt Nam có thể kiểm soát lạm phát cả năm 2021 đạt mục tiêu Quốc hội đặt ra. Tuy nhiên, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Nguyễn Trung Tiến cho rằng, Việt Nam không được chủ quan bởi áp lực lạm phát năm 2021 vẫn hiện hữu và sẽ tăng dần từ nay đến cuối năm.

Hiện ở trong nước, các doanh nghiệp cũng đang thích ứng với trạng thái bình thường mới, các hoạt động sản xuất, thương mại dịch vụ từng bước sôi động trở lại, nhu cầu về vốn, nguyên nhiên, vật liệu tăng lên. Khi kinh tế phục hồi, nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ tăng, từ đó sẽ đẩy mặt bằng giá lên cao và tạo áp lực lên lạm phát của cả năm 2021.

TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia kinh tế từng nhận định, để tăng hay giảm lãi suất, nhà điều hành dựa vào các yếu tố như lạm phát, lượng cung tiền, nhu cầu tín dụng, khả năng huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng và đặc biệt là câu chuyện tỷ giá... Theo đó, lạm phát là một trong những yếu tố quyết định tăng hay giảm lãi suất.

Ngoài ra, hiện thanh khoản ngân hàng đã không còn dồi dào như thời điểm đầu năm nay do dòng vốn chảy vào chậm hơn chảy ra. Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính đến ngày 22/4 tín dụng tăng 3,61%, trong khi huy động vốn chỉ tăng 2,32%.

Bên cạnh đó, lãi suất liên ngân hàng bật tăng khá mạnh trong thời gian gần đây dấy lên lo ngại rằng lãi suất cho vay cũng sẽ tăng theo. Trong phiên ngày 24/5, lãi suất qua đêm đã tăng lên 1,25%/năm, tăng 100 điểm cơ bản so với cuối tháng 3; lãi suất 1 tuần cũng tăng 95 điểm lên 1,29%/năm...

Một chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, dù áp lực tăng lãi suất huy động đang lớn dần, song sẽ không quá mạnh, nên cũng không gây quá nhiều sức ép đến lãi vay do một số nguyên nhân như thanh khoản ngân hàng đã bớt dồi dào, nhưng chưa có hiện tượng thiếu thanh khoản. Đồng thời, Chính phủ và NHNN vẫn chủ trương giữ ổn định lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế ứng phó với dịch bệnh.

Thanh Thư

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm