Áp lực tăng trưởng kinh tế đổ dồn vào quý IV/2021

Thứ hai, 04/10/2021 08:57 AM - 0 Trả lời

(CLO) Một số ý kiến lo ngại, với tốc độ tăng trưởng GDP chỉ 1,42% trong 9 tháng đầu năm, kinh tế Việt Nam khó lòng đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP do Quốc hội và Chính phủ đề ra khoảng 6,5%.

GDP năm 2021 có thể đạt 3% - 3,5%

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý III/2021, lần đầu tiên trong lịch sử kể từ khi công bố về sự tăng trưởng GDP, kinh tế Việt Nam đã ghi tăng trưởng âm, với mức giảm 6,17%. Tính chung 9 tháng năm 2021, GDP cả nước chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước.

Một số ý kiến lo ngại, với tốc độ tăng trưởng GDP như hiện nay, kinh tế Việt Nam khó lòng đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP do Quốc hội và Chính phủ đề ra khoảng 6,5%.

ap luc tang truong kinh te do don vao quy iv 2021 hinh 1

Hiện tại, GDP cả nước chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước.

Trên thực tế, nhiều tổ chức, ngân hàng đã có dự báo hạ mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021. Đơn cử, Ngân hàng UOB dự báo tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong năm nay là khoảng 3%. Trước đó, vào cuối quý II/2021, đơn vị này dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế là 6,7%.

Trong khi đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng hạ mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 6,7% xuống còn 3,8%. Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Việt Nam có mức dự báo cao nhất, khoảng 4,8%.

Các đơn vị nghiên cứu quốc tế đều nhận định rằng, sự sụt giảm trong quý 3/2021 phần lớn là kết quả của việc đóng cửa và các biện pháp hạn chế được áp dụng trên toàn quốc để ngăn chặn làn sóng thứ 4 của đại dịch Covid-19 bắt đầu vào cuối tháng 4 năm 2021.

Điều này đã khiến sản lượng công nghiệp và xây dựng suy giảm, chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu bị đứt gãy, thâm hụt thương mại có xu hướng nhảy vọt, đảo ngược vị thế thặng dư thương mại vốn có.

Theo Ngân hàng UOB, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2021 cũng giảm 28,4% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy sự gián đoạn trong cả sản xuất và tiêu dùng.

“Tính chung 9 tháng đầu năm 2021, tăng trưởng GDP chậm lại ở mức 1,42%. Theo UOB, mức tăng trưởng này thậm chí còn thấp hơn mức tăng 2,12% được ghi nhận trong cùng kỳ năm 2020 khi thế giới đang chống chọi với đại dịch Covid-19”, báo cáo của UOB nêu.

Áp lực lên quý IV/2021

Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư cũng đưa ra dự báo, GDP Việt Nam trong năm nay đạt ở mức 3 - 3,5%. 

Theo ông Khánh, với tốc độ tăng trưởng GDP trong 9 tháng đầu năm chỉ là 1,42%, để đạt ngưỡng 3 - 3,5%, trong quý IV cần phải đạt mức tăng từ 7,06% - 8,84%. 

“Trên cơ sở thực hiện đáng giá, ước thực hiện cả năm GDP 2021 đạt ở mức 3 - 3,5%. Với kết quả tăng trưởng 1,42% trong 9 tháng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 3% cả năm, quý IV cần tăng trưởng ở mức 7,06% trở lên. Với mục tiêu tăng trưởng 3,5% cả năm, quý IV cần tăng trưởng 8,84% trở lên”, ông Phương cho biết.

ap luc tang truong kinh te do don vao quy iv 2021 hinh 2

Về khả năng đạt được mục tiêu nói trên, theo ông Phương tăng trưởng quý đạt mức 7% trở lên chúng ta cũng từng đạt được trong quá khứ. Tuy nhiên quý IV/2021, có rất nhiều điểm đặc biệt phụ thuộc vào đề án thích ứng an toàn với dịch. Để đạt được mục tiêu đề ra, đối với doanh nghiệp cần không bị “đóng băng” hay đóng cửa, doanh nghiệp phải được hoạt động. 

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng Cục trưởng, Tổng Cục Thống kê nhìn nhận, triển vọng tăng trưởng trong 3 tháng cuối năm 2021 tốt hơn quý III. Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành xây dựng cho thấy, tình hình sản xuất kinh doanh quý IV/2021 lạc quan hơn nhiều so với quý III/2021. 

Giải thích rõ hơn về những yếu tố sẽ khiến kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong quý IV, bà Hương nói: Đâu tiên, nhờ vào sự kiểm soát dịch bệnh tốt, tỷ lệ tiêm chủng ngày càng cao, nhiều địa phương đã có động thái nới lỏng giãn cách, dần đưa hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân trở lại trạng thái bình thường mới.

Bên cạnh đó, giải ngân các gói hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 sẽ kích cầu tiêu dùng từ khu vực dân cư; giải ngân đầu tư công 250 nghìn tỷ đồng sẽ tác động mạnh mẽ đến ngành xây dựng, từ đó lan tỏa tích cực đến các ngành khác, kích thích kinh tế tăng trưởng.

Nguyên nhân tiếp theo, kinh tế toàn cầu đang phục hồi sau đại dịch, các nước dần trở lại cuộc sống bình thường, nhu cầu của người dân sẽ tăng cao sau thời gian dài thực hiện phong tỏa xã hội. 

Việt Nam có độ mở nền kinh tế lớn nên đây là cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng chủ lực trong công nghiệp chế biến chế tạo như giày da, quần áo, thủy hải sản chế biến, đồ gỗ… để góp phần phục hồi nền kinh tế.

Nhìn lại quý III/2021, một số ngành dịch vụ giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch COVID-19, như: dịch vụ lưu trú và ăn uống; vận tải kho bãi; bán buôn, bán lẻ… 

“Do đó, khi gỡ bỏ giãn cách xã hội, các ngành này sẽ phục hồi và bứt phá mạnh, có khả năng tăng cao. Các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng còn dư địa để tăng trưởng cao hơn do nhu cầu trong nước và ngoài nước tăng lên sau khi dịch được kiểm soát”, bà Hương nói.

Tổng Cục trưởng, Tổng Cục Thống kê nhấn mạnh, Nền kinh tế đang có “nút thắt” lớn do ách tắc trong khâu lưu thông, khiến các chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy. 

“Nút thắt” này cần phải từng bước gỡ bỏ, từ đó nền kinh tế có thể vực dậy sau đại dịch. Để khôi phục, đưa nền kinh tế thích nghi với trạng thái “bình thường mới”, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Như là việc các địa phương cần sớm được mở cửa trở lại để lưu thông hàng hóa thông suốt, tạo tiền đề cho khôi phục kinh tế. Một số Bộ, ngành khẩn trương xây dựng, hoàn thiện và hướng dẫn thực hiện Khung Y tế phòng chống dịch để sống chung an toàn với dịch COVID-19.

“Tóm lại, theo quan điểm của tôi, vaccine là điều kiện tiên quyết, “thẻ xanh COVID” là “chìa khóa” mở “nút thắt” lớn để phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh và từng bước mở cửa nền kinh tế cần được nhanh chóng triển khai để đạt được kết quả tăng trưởng cao nhất trong quý IV/2021”, bà Hương cho biết.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy may XIELONG Việt Nam tại KCN Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

(CLO) Chiều 17/4, tại tỉnh Bắc Ninh, đại diện Thành phố Nam Ninh, Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại với tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

(CLO) 3 khu công nghiệp (KCN) gồm: Hải Long, Nam Hồng và Minh Châu nằm trong số 6 KCN mới được UBND tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương cho lập quy hoạch và nằm trong số 10 KCN phát triển thêm theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

(CLO) Đây là một trong những nội dung được lãnh đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) báo cáo đề xuất việc nghiên cứu, khảo sát đầu tư xây dựng dự án cung cấp khí LNG với tỉnh Thái Bình.

Kinh tế vĩ mô