Apple đẩy mạnh sản xuất iPhone và iPad sang Ấn Độ và Việt Nam

Thứ ba, 02/02/2021 11:17 AM - 0 Trả lời

(CLO) Động thái này là một phần trong sự thay đổi rộng rãi của Apple để chuyển đổi việc sản xuất các loại máy Mac, AirPods và nhiều sản phẩm khác từ Trung Quốc sang Việt Nam và Ấn Độ.

Apple đang khai thác Ấn Độ và Việt Nam để tiếp quản việc sản xuất phần lớn sản lượng của họ từ Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Apple đang khai thác Ấn Độ và Việt Nam để tiếp quản việc sản xuất phần lớn sản lượng của họ từ Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Theo Nikkei Asia, Apple đang tăng cường sản xuất iPhone, iPad, Mac và các sản phẩm khác bên ngoài Trung Quốc, một dấu hiệu cho thấy gã khổng lồ công nghệ đang tiếp tục tăng tốc việc đa dạng hóa sản xuất bất chấp hy vọng rằng căng thẳng Mỹ-Trung sẽ giảm bớt dưới thời Tổng thống Joe Biden.

Các nguồn tin cho biết việc sản xuất iPad sẽ bắt đầu tại Việt Nam sớm nhất vào giữa năm nay, động thái này đã đánh dấu lần đầu tiên nhà sản xuất máy tính bảng lớn nhất thế giới sản xuất một số lượng đáng kể thiết bị ở bên ngoài Trung Quốc.

Gã khổng lồ công nghệ California này cũng đang đẩy mạnh sản xuất iPhone ở Ấn Độ, cơ sở sản xuất thiết bị mang lớn thứ hai của họ, các nguồn tin cho biết thêm, Apple sẽ bắt đầu với kế hoạch sản xuất dòng iPhone 12 mới nhất - điện thoại thông minh 5G đầu tiên của công ty vào ngày cuối của quý này.

Các nguồn tin cho biết thêm, Apple cũng đang tăng cường năng lực sản xuất loa thông minh, tai nghe và máy tính ở khu vực Đông Nam Á như một phần của chiến lược đa dạng hóa đang diễn ra.

Tại Việt Nam, Apple đang vận động các nhà cung cấp mở rộng năng lực sản xuất cho sản phẩm HomePod mini mới nhất – một phiên bản dòng loa thông minh kích hoạt bằng giọng nói của Apple với mức giá cả phải chăng. Máy được sản xuất tại Việt Nam kể từ khi nó được giới thiệu vào năm ngoái. Các nguồn tin cho biết gã khổng lồ công nghệ này đã tăng cường sản xuất các sản phẩm liên quan đến âm thanh, bao gồm các dòng sản phẩm AirPods khác nhau tại Việt Nam.

Một người khác quen thuộc với vấn đề này đã chia sẻ vời tờ Asia Nikkei rằng Apple đã chuyển một số hoạt động sản xuất Mac mini, một trong những máy tính để bàn của hãng sang Malaysia, và công ty cũng chuẩn bị chuyển một phần sản xuất MacBook sang Việt Nam trong năm nay. Phần lớn hoạt động sản xuất máy tính của hãng vẫn đang ở Trung Quốc.

Một giám đốc chuỗi cung ứng cho biết: “Apple và nhiều công ty công nghệ khác đều muốn mở rộng năng lực sản xuất bên ngoài Trung Quốc và điều đó không hề chậm lại dù cho Mỹ đã có tổng thống mới.”

Và họ đang nghiên cứu không chỉ các sản phẩm ngoại vi mà còn nhiều sản phẩm khác. Ví dụ, Apple đã nhắm đến mục tiêu xây dựng năng lực cho mình tại các địa điểm mới - chủ yếu là các quốc gia Đông Nam Á - cho nhiều sản phẩm cốt lõi, chẳng hạn như iPhone, iPad, MacBook, AirPods và những sản phẩm khác. Thật khó để tưởng tượng rằng hai năm trước Apple hầu như đều sản xuất các thiết bị của mình ở Trung Quôc, nhưng bây giờ, không có gì là không thể thay đổi.

Các nhà cung cấp của Apple đã và đang làm việc để đáp ứng mong muốn của khách hàng về việc tạo ra các cơ sở sản xuất đa dạng hơn.

Nhà cung cấp chính Foxconn, được giao dịch chính thức với tên gọi Hon Hai Precision Industry, đã đầu tư 270 triệu USD để thành lập công ty con tại Việt Nam vào cuối năm ngoái như một phần trong nỗ lực của công ty Đài Loan này nhằm mở rộng năng lực sản xuất tại Việt Nam.

Luxshare Precision Industry, nhà lắp ráp iPhone mới cũng là nhà cung cấp chính của AirPods, đang tăng cường công suất cho HomePod mini ở miền Bắc Việt Nam để giải quyết các hạn chế về nguồn cung cho thiết bị phổ biến.

Động thái của Apple là một phần trong xu hướng lớn hơn của các ông lớn công nghệ toàn cầu nhằm giảm sự phụ thuộc sản xuất của họ vào Trung Quốc, một nơi lâu nay được mệnh danh là công xưởng của thế giới.

Chi phí lao động tăng cao của Trung Quốc kèm theo căng thẳng thương mại kéo dài giữa Washington và Bắc Kinh và sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã làm gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng, tất cả đều dẫn đến nguy cơ phụ thuộc quá nhiều vào một quốc gia. Hơn nữa, chính phủ Mỹ đã khởi xướng một chiến dịch “tái cấu trúc chuỗi cung ứng” và kêu gọi các nhà cung cấp công nghệ rời khỏi Trung Quốc.

Trung Quốc, quốc gia có chuỗi cung ứng toàn diện và phức tạp nhất thế giới, vẫn là trung tâm sản xuất quan trọng của các công ty công nghệ lớn, nhưng quyết định của Apple chuyển một loạt sản phẩm như vậy ra khỏi đất nước cho thấy sự tách biệt công nghệ của hai quốc gia có thể sẽ tiếp tục vào năm 2021.

Và trong khi có một số hy vọng rằng bầu không khí chính trị sẽ được cải thiện dưới thời tổng thống mới của Mỹ thì Biden đã nói rằng ông sẽ không ngay lập tức đảo ngược chính sách thuế quan mà chính quyền tiền nhiệm của Trump đã thực hiện để chống lại Trung Quốc vào giữa năm 2018.

Goertek của Trung Quốc, nhà lắp ráp AirPods chính của Apple, đã yêu cầu tất cả các nhà cung cấp của họ đánh giá tính khả thi của việc chuyển sản xuất sang Việt Nam sớm nhất là vào cuối năm 2018 và là nhà cung cấp đầu tiên của Apple xác nhận kế hoạch chuyển sản xuất.

Vào năm 2019, Apple đã yêu cầu nhiều nhà cung cấp nghiên cứu tác động chi phí của việc chuyển khoảng 15% đến 30% sản lượng ra khỏi Trung Quốc cho một loạt các dòng sản phẩm.

Dòng AirPods của hãng, xuất xưởng khoảng 90 triệu chiếc mỗi năm, lần đầu tiên được đưa vào sản xuất thử nghiệm tại Việt Nam vào mùa hè năm 2019, với việc sản xuất hàng loạt sau đó vào năm 2020. Một phần sản xuất AirPods Pro, AirPods Max và HomePod mini cũng đã được phân bổ đến Việt Nam vào năm ngoái. Apple bắt đầu sản xuất iPhone 11 tại Ấn Độ vào năm 2020.

Huy Hoàng

Tin khác

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm
Nhà Đà Nẵng (NDN) sa đà đầu tư chứng khoán, lãi Quý 1/2024 sụt giảm gần 70%

Nhà Đà Nẵng (NDN) sa đà đầu tư chứng khoán, lãi Quý 1/2024 sụt giảm gần 70%

(CLO) CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (NDN) ghi nhận lợi nhuận Quý 1/2024 sụt giảm tới gần 70%. Công ty đang mang tới 30% tổng tài sản đi đầu tư chứng khoán.

Tài chính - Bảo hiểm
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp