Australia quan ngại về lệnh cấm nhập khẩu than của Trung Quốc

Thứ tư, 16/12/2020 09:35 AM - 0 Trả lời

(CLO) Canberra bày tỏ sự lo ngại trước động thái từ Trung Quốc về việc chặn nhập khẩu than của Australia, và cho rằng điều có thể là "vi phạm" các cam kết của Trung Quốc với tư cách là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham bày tỏ lo ngại về một lệnh cấm nhập khẩu than từ Trung Quốc - Ảnh: Getty

Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham bày tỏ lo ngại về một lệnh cấm nhập khẩu than từ Trung Quốc - Ảnh: Getty

Australia lo ngại về một lệnh cấm nhập khẩu than ‘không chính thức’ từ Trung Quốc

Theo Thời Báo Hoàn Cầu, cơ quan lập kế hoạch kinh tế hàng đầu của Trung Quốc, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC), vào cuối tuần qua đã phê duyệt kế hoạch nhập khẩu than cho 10 nhà máy nhiệt điện lớn để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong nước, nhưng không có tên đối tác Australia.

NDRC và cơ quan quản lý ngành công nghiệp than quốc gia, Ủy ban Vận tải & Phân phối Than Trung Quốc (CCTD), vẫn chưa đưa ra thông báo về lệnh cấm, nhưng Bộ Ngoại giao cho biết vào chiều thứ Ba, mọi hạn chế xuất khẩu đã được các cơ quan chính phủ liên quan xử lý theo quy định của Trung Quốc.

Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham hôm thứ Ba (15/12) cho biết chính phủ nước này “rất, rất lo ngại” về các báo cáo, và nói cho biết thêm rằng “kiểu tẩy chay” này có thể “vi phạm các cam kết của Trung Quốc” với tư cách là một quốc gia thành viên WTO.

“Những hành động này, nếu đúng, sẽ có khả năng cấu thành hành động phân biệt đối xử chống lại các nhà sản xuất Australia, có khả năng vi phạm cam kết của Trung Quốc với Australia và với thế giới, liên quan đến các hoạt động thương mại của họ và có khả năng gây hại cho khả năng của Trung Quốc trong việc đáp ứng các loại cam kết khác mà họ đưa ra liên quan đến hồ sơ khí thải”, ông Birmingham nói trong một cuộc họp báo ở Sydney.

Theo quy định của WTO, các quốc gia không được phân biệt đối xử giữa các đối tác thương mại, ngoại trừ trong một số trường hợp nhất định - ví dụ, nếu một sản phẩm bị ô nhiễm hoặc có thể gây ra mối đe dọa cho sức khỏe con người. Các điều khoản chống bán phá giá cũng được áp dụng cho các nước trong tổ chức thương mại để bảo vệ thị trường nội địa của họ.

Thủ tướng Australia Scott Morrison nói với giới truyền thông ở Tasmania rằng chính phủ đang chờ Bắc Kinh làm rõ. Mặc dù kênh ngoại giao vẫn mở, ông thừa nhận không có thời gian cho các cuộc thảo luận trực tiếp cấp bộ trưởng hoặc cấp lãnh đạo.

Bộ trưởng Birmingham cho biết chính phủ Australia không thể chấp nhận được và các doanh nghiệp Australia phải tìm hiểu về những quyết định này thông qua các phương tiện truyền thông Trung Quốc.

Lệnh cấm được báo cáo là sự leo thang mới nhất trong một loạt các hành động thương mại từ Trung Quốc bắt đầu vào tháng 4, khi Australia kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của virus Corona mà không hỏi ý kiến ​​Bắc Kinh.

Xuất khẩu than là một trong những sản phẩm chủ lực của Australia - Ảnh: AP

Xuất khẩu than là một trong những sản phẩm chủ lực của Australia - Ảnh: AP

Những quyết định cứng rắn của Trung Quốc

Quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Australia đang trở nên căng thẳng thời gian gần đây. Kể từ đầu năm, Trung Quốc đã áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với lúa mạch và rượu vang, đồng thời hạn chế hàng loạt mặt hàng nhập khẩu của Australia bao gồm gỗ tròn, tôm hùm, đường và bông. Bắc Kinh viện dẫn ô nhiễm, dịch hại và lỗi vận chuyển cho các hạn chế của mình đối với các sản phẩm của Australia.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã không xác nhận về một lệnh cấm than của Australia khi được hỏi về điều này.

Tuy nhiên, họ bác bỏ cáo buộc Trung Quốc đã vi phạm các cam kết thương mại và đặt câu hỏi liệu Australia có đi ngược lại lời hứa cho phép đầu tư và thương mại cởi mở hay không, sau khi từ chối vô số thỏa thuận của Trung Quốc trong hai năm qua, bao gồm cả việc chặn Huawei Technologies Co. khỏi mạng 5G của nước này.

“Australia coi mình là nạn nhân và buộc tội Trung Quốc, điều này khiến nhiều người bối rối”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Uông Văn Bân nói. “Trung Quốc không chấp nhận điều đó. Australia đã chính trị hóa quan hệ, vi phạm các nguyên tắc thị trường và phân biệt đối xử với các công ty Trung Quốc”.

“Việc can thiệp vào đà phát triển của quan hệ Trung Quốc-Australia đang gây tổn hại đến danh tiếng của Australia… vi phạm thông lệ cơ bản về quan hệ quốc tế. Đây là điều thực sự mà chúng ta cần phải lo lắng”, ông Bân nói thêm.

Thủ tướng Morrison cho biết mối quan hệ đang xấu đi có thể được cứu vãn nếu cả hai quốc gia đều nỗ lực, nhưng phủ nhận rằng ông đã "điều hành sai" mối quan hệ.

Ông nói: “Những gì chính phủ của chúng tôi đã làm là để bảo vệ lợi ích chủ quyền của Australia”.

Các nhà kinh doanh than ở Trung Quốc và khắp châu Á cho biết họ chưa nghe nói về lệnh cấm chính thức hay bất kỳ thay đổi nào đối với các hạn chế không chính thức đối với nhập khẩu than cốc và than nhiệt của Australia vào tháng 10, khi hạn ngạch nhập khẩu than của Trung Quốc trong năm đã hết.

Tuy nhiên, cho đến nay hơn 50 tàu chở đầy than của Úc đã bị mắc ở bên ngoài các cảng của Trung Quốc kể từ tháng 6, chờ đợi để dỡ các đơn hàng được đặt từ trước lệnh cấm “bằng lời nói”, dữ liệu của Bloomberg và công ty tình báo dữ liệu Kpler cho biết.

Đây không phải là lần đầu tiên Australia bị bỏ qua trong việc nhập khẩu than của Trung Quốc kể từ khi có lệnh hạn chế hồi tháng 10. Cuối tháng trước, Trung Quốc đã tăng hạn ngạch nhập khẩu than đối với than nhiệt điện, được sử dụng cho sản xuất điện, khi 20 triệu tấn được phê duyệt cho đến cuối năm, nhưng một lần nữa không có tên Australia.

Các nhà phân tích hàng hóa tại S&P Global Platts cho biết vào thời điểm đó, Nga và Indonesia có thể được lựa chọn là nhà cung cấp. Đồng thời, Trung Quốc đã ký một thỏa thuận 3 năm trị giá 1,46 tỷ USD với Indonesia để cung cấp thêm than nhiệt điện bắt đầu từ năm sau.

Nguyễn Hoàng

Tin khác

Pháp thử nghiệm dùng AI để giám sát Olympic 2024

Pháp thử nghiệm dùng AI để giám sát Olympic 2024

(CLO) Ngày 19/4, cảnh sát Pháp tuyên bố sẽ thử nghiệm khả năng giám sát được hỗ trợ bởi AI tại các sự kiện ở thủ đô Paris để chuẩn bị cho Olympic 2024.

Thế giới 24h
Hạ viện Mỹ sắp bỏ phiếu gói viện trợ 'khổng lồ' cho Ukraine và Israel

Hạ viện Mỹ sắp bỏ phiếu gói viện trợ 'khổng lồ' cho Ukraine và Israel

(CLO) Ngày 19/4, Hạ viện Mỹ đã thông qua việc bỏ phiếu cho gói viện trợ 95 tỷ USD cho Ukraine, Israel và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào thứ Bảy, sau khi gói này bị trì hoãn trong nhiều trong nhiều tháng.

Thế giới 24h
Mỹ trừng phạt quan chức và tổ chức Israel vì gây bạo lực ở Bờ Tây

Mỹ trừng phạt quan chức và tổ chức Israel vì gây bạo lực ở Bờ Tây

(CLO) Mỹ hôm thứ Sáu (19/4) đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một quan chức Israel và hai tổ chức quyên tiền cho những người định cư Israel, cáo buộc họ có các hoạt động bạo lực ở Bờ Tây bị chiếm đóng.

Thế giới 24h
WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

(CLO) Chủng virus cúm gia cầm H5N1 đã được phát hiện với nồng độ rất cao trong sữa nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm thứ Sáu (19/4), mặc dù chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Thế giới 24h
Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

(CLO) Các hãng hàng không đã thay đổi đường bay qua Iran, hủy một số chuyến bay, do lo ngại về an ninh sau cuộc tấn công của Israel vào Iran.

Thế giới 24h