Ba cuốn sách - một tấm lòng yêu kính Bác!

Thứ năm, 16/05/2019 09:16 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Ba cuốn sách ra mắt tại Lễ Gặp mặt kỷ niệm 129 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại nhiều ấn tượng.

Đó là những tài liệu quý để chúng ta tiếp tục tìm hiểu về phong cách báo chí Hồ Chí Minh, tiếp tục học tập và làm theo những lời chỉ dạy của Người để báo chí thực sự là người bạn gần gũi, thân thiết của nhân dân, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Hơn thế nữa, đó còn là tấm lòng của những người làm báo hôm nay đối với người cầm bút xuất sắc, người thầy vĩ đại của nền Báo chí Cách mạng Việt Nam. Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Hội Ngôn ngữ học Việt Nam phối hợp tổ chức sự kiện này.

1. Cuốn sách “Bác Hồ - người có nhiều duyên nợ với báo chí” của nhà báo lão thành Phan Quang -  Nguyên Tổng Giám đốc Đài TNVN, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam (người năm nay đã ở tuổi 91) tập hợp hơn ba chục bài báo, bài viết của tác giả ghi lại những kỷ niệm trong những lần vinh dự được gặp, được phục vụ Bác Hồ và những cảm nhận về những lời dạy của Bác Hồ với Báo chí Cách mạng Việt Nam. Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Thế Kỷ đã nhận định về cuốn sách này: “Đọc những trang viết của nhà báo Phan Quang thấy thật đậm nét tình cảm của tác giả với Bác Hồ kính yêu cùng những câu chuyện sống động, những suy ngẫm, chiêm nghiệm về nghề báo - một nghề thực sự gian khó, nhiều thử thách. Chúng ta cảm phục sức lao động không ngừng nghỉ của cây đại thụ Phan Quang và cùng nhau chúc mừng tác phẩm thứ 53 của ông, hôm nay chính thức ra mắt bạn đọc và những người làm trong ngành báo chí, truyền thông”.

Cuốn sách là những cảm xúc chân thực, những câu chuyện có thật qua đó khắc họa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà báo, nhà văn hóa lớn Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nhà báo, nhà văn Phan Quang. Nhà báo lão thành Hà Đăng – người đồng nghiệp, người bạn thân thiết của nhà báo Phan Quang đã xúc động chia sẻ rằng: “Cuốn sách của anh có sức hút khá mạnh. Đọc một bài, muốn đọc thêm bài nữa. Đọc hết sách, còn muốn đọc lại đôi lần”...

Được gặp Bác, tháp tùng Bác và được Bác trực tiếp góp ý về nghề báo, chắc hẳn nhà báo Phan Quang đã học được nhiều điều từ trí tuệ, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác Hồ. Chẳng thế mà, nhà báo lão thành Phan Quang đã được đánh giá là một trí tuệ uyên bác, một nhà văn hóa đích thực, đã có một cuộc đời và sự nghiệp cống hiến đáng trân trọng. Đúng như nhà báo Hồ Quang Lợi – Phó Chủ tịch Thường trực HNBVN khẳng định: “Cuốn sách cũng cho thấy sự từng trải, sức làm việc miệt mài, năng lượng sáng tạo thật đáng ngưỡng mộ của nhà báo Phan Quang, năm nay đã bước sang tuổi 91. Nếu coi nhà báo là thư kí thời đại thì Phan Quang là một trong những thư kí thời đại xuất sắc nhất. Cuốn sách Bác Hồ - người có duyên nợ với báo chí là thêm một minh chứng sống động”.

Toàn cảnh Lễ gặp mặt kỷ niệm 129 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và ra mắt ba cuốn sách.

Toàn cảnh Lễ gặp mặt kỷ niệm 129 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và ra mắt ba cuốn sách.

2. Cuốn sách “Tiếng nói cùng tháng năm”, giới thiệu, tôn vinh nghề phát thanh viên và những giọng Vàng Phát thanh viên của Đài TNVN 74 năm qua. Trong bài phát biểu giới thiệu về cuốn sách, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Thế Kỷ khẳng định: “Những phát thanh viên của Đài Tiếng nói Việt Nam đã có công nâng tầm nghề của mình trở thành nghệ thuật của giọng nói, của biểu cảm, của tiếng Việt. Họ đã làm bật lên những cảm xúc, ý tứ, hình tượng nằm sau con chữ mà các nhà báo, nhà văn, nhà thơ, bạn nghe đài muốn nói, muốn đọc, muốn nghe. Giọng đọc của thế hệ Vàng Phát thanh viên Đài Tiếng nói Việt Nam gắn liền với những sự kiện hào hùng, bi tráng của dân tộc trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và trên vùng biển chủ quyền của Tổ quốc. Chính họ đã truyền đi ngọn lửa chiến đấu, ngọn lửa lao động, sáng tạo, cổ vũ tinh thần cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cuốn sách “Tiếng nói cùng năm tháng” vừa “ra lò” và được giới thiệu hôm nay sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ những vất vả, hy sinh, niềm vui, nỗi buồn của các giọng Vàng sau cánh sóng, những khoảnh khắc thăng hoa, hạnh phúc, những phút nghẹn ngào, rưng rưng của người phát thanh viên - nghệ sĩ - chiến sỹ. Lần đầu tiên, nước ta có một cuốn sách hấp dẫn, sinh động, lắng đọng về nghề phát thanh viên, nhất là những giọng Vàng tiêu biểu của Đài TNVN”. Và dĩ nhiên, cầm cuốn sách đặc biệt này, ngay trang đầu tiên đã thấy ghi trang trọng lời dặn dò của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Làm báo nói thì phải chú ý viết như thế nào, nói như thế nào để người nghe thoáng qua tai hiểu được điều mình muốn truyền đạt, làm sao cho người nghe dễ nhớ, dễ làm theo... Muốn vậy các cô, các chú phải cố gắng học tập để nâng cao trình độ  văn hóa, nâng cao trình độ về mọi mặt”. Trong cuốn sách ấy, ít nhiều đọng lại những tình cảm đặc biệt của Bác Hồ, những lời chỉ dạy của Người trong những lần đến thăm Đài Tiếng nói Việt Nam. Điều đó luôn luôn được những người làm báo ở Đài cũng như các cơ quan báo chí cả nước trân trọng khắc ghi và làm theo lời Người.

Các cuốn sách ra mắt.

Các cuốn sách ra mắt.

3. Bộ sách 2 tập “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng” giới thiệu gần 100 bài viết công phu, chất lượng in thành 2 tập sách. Bộ sách giới thiệu các tham luận, bài viết về việc sử dụng tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng, về sự phát triển của ngôn ngữ trong đời sống hiện đại, tiếng Việt với giao lưu, hội nhập với bên ngoài, nhất là việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong đời sống hàng ngày, ở trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bộ sách 2 tập này thực sự là một công trình khoa học giá trị, kết tinh những kiến thức quý về học thuật, lý luận và thực tiễn, phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu, giảng dạy, nâng cao nghiệp vụ về ngôn ngữ học, báo chí truyền thông, văn học, nghệ thuật, dạy tiếng Việt, nói và viết tiếng Việt. Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt góp phần quan trọng vào việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trước yêu cầu mới. Đặc biệt, trong cuốn sách đã có rất nhiều bài viết về quan điểm sử dụng ngôn ngữ, cách viết của Bác Hồ để gìn giữ sự trong sáng của tiếng việt như những bài học không bao giờ cũ, luôn còn nguyên tính thời sự... Bởi sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở những người làm báo khi viết và nói, tức là sử dụng ngôn ngữ thích hợp khi chuyển tải thông tin để những người bình thường nhất cũng có thể hiểu được. Người nhắc nhở: “Làm báo phải hết sức cẩn thận về hình thức, về nội dung, về cách viết… Muốn tiến bộ, muốn viết hay, thì phải cố gắng học hỏi, ra công rèn luyện. Kinh nghiệm của tôi là thế này: Mỗi khi viết một bài báo, thì tự đặt câu hỏi: Viết cho ai xem? Viết để làm gì? Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc”.

Có thể nói, ba cuốn sách không hoàn toàn chung một chủ đề nhưng chung một tấm lòng với Bác Hồ kính yêu, để thấy những người làm báo hôm nay, luôn bước đi nhưng cũng luôn nhìn lại, để trau dồi, để học tập, để noi theo và để biết ơn nguồn cội. Hồ Chí Minh – một nhà báo xuất sắc, người khai sinh ra nền Báo chí Cách mạng Việt Nam mãi sống trong lòng mọi thế hệ làm báo hôm nay và mai sau. Những lời Bác căn dặn về sứ mệnh của báo chí, về cách làm nghề báo, cách sử dụng từ ngữ và văn hóa Việt đã trở thành kim chỉ nam cho hoạt động của các cơ quan báo chí và nhà báo nước ta. Những người làm báo hôm nay học hỏi được nhiều điều từ tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người...

“Hội Nhà báo Việt Nam đánh giá cao ba cuốn sách được giới thiệu và ra mắt hôm nay, coi đây là những tài liệu quý để chúng ta tìm hiểu và học tập phong cách báo chí, phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh, học tập và làm theo những lời dạy của Người trong hoạt động báo chí” - Nhà báo Hồ Quang Lợi – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam đánh giá.

Hà Vân

Tin khác

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

(CLO) Chiều 28/3, tại Hà Nội, Báo Hànộimới phát động Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 67 năm ngày Báo Hànộimới mới xuất bản số hàng ngày đầu tiên (24/10/1957-24/10/2024) và Kỷ niệm 35 năm xuất bản ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần (2/4/1989-2/4/2024).

Nghề báo
Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo
Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), chiều 27/3, tại TP Hải Dương, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển".

Nghề báo
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Ngày 26/3, nhân kỷ niệm 93 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư cho Trường Trung học Cơ sở Trung Yên, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo