"Bác Hồ - người có nhiều duyên nợ với Báo chí"

Thứ tư, 15/05/2019 16:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đó là tên 1 trong 3 ấn phẩm đặc biệt được bạn đọc quan tâm vừa ra mắt tại chương trình Gặp mặt kỷ niệm 129 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 19/05/2019) vào sáng ngày 15/5 tại Hà Nội.

Các đại biểu tham dự chương trình chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Hoàng Huy

Các đại biểu tham dự chương trình chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Hoàng Huy

Sáng ngày 15/5 tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Đài Tiếng nói Việt Nam, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam tổ chức chương trình Gặp mặt kỷ niệm 129 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 19/05/2019).

Quang cảnh chương trình. Ảnh: Hoàng Huy

Quang cảnh chương trình. Ảnh: Hoàng Huy

Đến dự có các ông Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội; nhà báo Hà Đăng, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng văn hoá Trung ương; ông Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Việt Nam; ông Saadi Salama - Đại sứ Palestine tại Việt Nam. 

Về phía VOV có PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc VOV, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương; nhà báo Phan Quang, nguyên Tổng Giám đốc VOV, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; nhà báo Trần Mai Hạnh, nguyên Tổng Giám đốc VOV cùng cán bộ, phóng viên các đơn vị trực thuộc VOV. 

Dự cuộc gặp mặt và giao lưu hôm nay còn có nhiều các nhà báo, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, giảng viên, đại diện các Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông; Đại học Quốc gia Hà Nội, Dân Trí, Văn học,...

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương phát biểu tại chương trình. Ảnh: Hoàng Huy

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương phát biểu tại chương trình. Ảnh: Hoàng Huy

Phát biểu tại chương trình, Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Thế Kỷ khẳng định  Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thấy vai trò vô cùng quan trọng của văn hóa, văn nghệ, báo chí, tuyên truyền trong quá trình hoạt động cách mạng. Người đề cao vị trí của văn hóa, báo chí và sử dụng tài tình vũ khí văn hóa báo chí để truyền bá, soi đường, tập hợp các tầng lớp nhân dân. 

Ông Nguyễn Thế Kỷ cho biết với việc cho ra đời Báo Thanh Niên vào ngày 21/6/1925, tờ báo cách mạng của những người yêu nước Việt Nam theo xu hướng cộng sản, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc không chỉ là người sáng lập, mà còn là người cầm bút xuất sắc, là người thầy vĩ đại của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ mốc son ấy, báo chí Việt Nam đã lớn lên cùng cách mạng, phục vụ cách mạng, đồng hành cùng dân tộc, phụng sự nhân dân. Những lời Hồ Chí Minh căn dặn về sứ mệnh của báo chí, về cách làm nghề báo, cách sử dụng từ ngữ và văn hóa Việt đã trở thành kim chỉ nam cho hoạt động của các cơ quan báo chí và nhà báo nước ta. Những người làm báo hôm nay học hỏi được nhiều điều từ Hồ Chí Minh: tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người; cách viết báo, làm báo, sử dụng báo chí như một vũ khí sắc bén. 

"Trong bức thư gửi tới lớp dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng 70 năm trước, Người yêu cầu những người viết báo cần: "1, Gần gụi quần chúng, cứ ngồi trong phòng giấy mà viết thì không thể viết thiết thực. 2, Ít nhất cũng phải biết một thứ tiếng nước ngoài, để xem báo nước ngoài, và học kinh nghiệm của người. 3, Khi viết xong một bài, tự mình phải xem lại ba bốn lần, sửa chữa lại cẩn thận. Tốt hơn nữa là đưa nhờ một vài người ít văn hóa xem và hỏi họ những câu nào, chữ nào họ không hiểu thì sửa lại cho dễ hiểu. 4, Luôn luôn cố gắng học hỏi, luôn luôn cầu tiến bộ”. Lời căn dặn của Bác lúc sinh thời, đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị và vẫn nóng hổi tính thời sự"- ông Nguyễn Thế Kỷ nói.

Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại chương trình. Ảnh: Hoàng Huy

Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại chương trình. Ảnh: Hoàng Huy

Phát biểu tại chương trình, nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định rằng ba cuốn sách được giới thiệu và ra mắt hôm nay sẽ là những tài liệu quý để những người làm báo, nghiên cứu khoa học, giảng dạy báo chí, ngôn ngữ,... tìm hiểu và học tập phong cách báo chí, phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh, đặc biệt học tập và làm theo những lời dạy của Người trong hoạt động báo chí.

Tại Chương trình, 3 ấn phẩm được ra mắt mang tên "Bác Hồ - người có nhiều duyên nợ với Báo chí", "Tiếng nói cùng năm tháng", "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng".

Sách

Sách "Bác Hồ - người có nhiều duyên nợ với báo chí" do Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành. Ảnh: Hoàng Huy

Sách "Bác Hồ - người có nhiều duyên nợ với báo chí" gồm 252 trang là sự lựa chọn kỹ càng, sắp đặt khéo léo 35 bài báo, bài viết ghi lại những cảm xúc chân thực, những câu chuyện có thật qua đó khắc họa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà báo, nhà văn hóa lớn Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nhà báo, nhà văn Phan Quang. Là người thông thạo tiếng Pháp, trong cuốn sách, tác giả cũng đã tự mình chuyển ngữ và sử dụng một số bài viết của các nhà báo, sử gia, nhà văn hóa có tiếng của nước ngoài, giúp độc giả có thêm góc nhìn khách quan hơn, đầy đủ hơn về Hồ Chí Minh, về hình tượng Hồ Chí Minh.

Việc gặp Bác, tháp tùng Bác và được Bác trực tiếp góp ý về nghề báo, nhà báo Phan Quang đã học được nhiều điều từ trí tuệ, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác. Đọc những trang viết của Phan Quang thấy thật đậm nét tình cảm của tác giả với Bác Hồ kính yêu cùng những câu chuyện sống động, những suy ngẫm, chiêm nghiệm về nghề báo - một nghề thực sự gian khó, nhiều thử thách.

Bộ sách 2 tập “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng” do Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông ấn hành. Ảnh: Hoàng Huy

Bộ sách 2 tập “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng” do Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông ấn hành. Ảnh: Hoàng Huy

Bộ sách 2 tập “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng” được Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông ấn hành tháng 5 năm 2019 là kết quả của Hội thảo khoa học toàn quốc do Đài Tiếng nói Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Ngôn ngữ học Việt Nam phối hợp tổ chức cuối năm 2017. Từ 235 bản tham luận của các nhà báo, nhà ngôn ngữ học, nhà quản lý trong cả nước trình bày hoặc gửi đến Hội thảo, Ban Tổ chức Hội thảo đã tuyển chọn, chắt lọc, giới thiệu gần 100 bài viết công phu, chất lượng in thành 2 tập sách.

Bộ sách giới thiệu các tham luận, bài viết về việc sử dụng tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng, về sự phát triển của ngôn ngữ trong đời sống hiện đại, tiếng Việt với giao lưu, hội nhập với bên ngoài, nhất là việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong đời sống hàng ngày, ở trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bộ sách 2 tập này thực sự là một công trình khoa học giá trị, kết tinh những kiến thức quý về học thuật, lý luận và thực tiễn, phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu, giảng dạy, nâng cao nghiệp vụ về ngôn ngữ học, báo chí truyền thông, văn học, nghệ thuật, dạy tiếng Việt, nói và viết tiếng Việt. Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt góp phần quan trọng vào việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trước yêu cầu mới.

Cuốn sách “Tiếng nói cùng năm tháng” do Nhà xuất bản Dân trí ấn hành. Ảnh: Hoàng Huy

Cuốn sách “Tiếng nói cùng năm tháng” do Nhà xuất bản Dân trí ấn hành. Ảnh: Hoàng Huy

Sách “Tiếng nói cùng năm tháng”, giới thiệu, tôn vinh nghề phát thanh viên và những giọng Vàng Phát thanh viên của Đài TNVN 74 năm qua. Sách do Nhà xuất bản Dân trí ấn hành. Người đọc cuốn sách sẽ biết được những giọng đọc đã đi vào huyền thoại, vào niềm yêu, nỗi nhớ của biết bao thế hệ bạn nghe đài như NSND Tuyết Mai, NSND Việt Khoa, NSUT Trịnh Thị Ngọ...Câu chuyện Bác Hồ nhắc nữ phát thanh viên đầu tiên của Đài TNVN bà Dương Thị Ngân tại hang chùa Trầm Giao thừa Tết Đinh Hợi (1947) phải trang phục gọn gàng phù hợp khi đi kháng chiến, phải biết chăm lo cho đồng nghiệp... Tình cảm đặc biệt của Bác Hồ, những lời chỉ dạy của Người trong những lần đến thăm Đài Tiếng nói Việt Nam luôn luôn được những người làm báo ở Đài cũng như các cơ quan báo chí cả nước trân trọng khắc ghi và làm theo lời Người.

Tại chương trình, các đại biểu, khách mời tham dự bày tỏ lòng biết ơn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như cùng nhau trao đổi, thảo luận về 3 cuốn sách trên.

Hoàng Huy

Tin khác

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi hội phóng viên thường trú địa phương, bài học từ báo Thanh Niên

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi hội phóng viên thường trú địa phương, bài học từ báo Thanh Niên

(CLO) Theo nhà báo Dương Danh Hữu: “Chính quyền địa phương cần có cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin kịp thời cho các cơ quan báo chí và phóng viên thường trú. Thông tin cần được cung cấp nhanh chóng, đầy đủ, thường xuyên, đặc biệt là thông tin liên quan đến các vấn đề nóng được dư luận đặc biệt quan tâm”.

Công tác hội
Đổi mới, sáng tạo trong phong trào thi đua khen thưởng của các cấp Hội

Đổi mới, sáng tạo trong phong trào thi đua khen thưởng của các cấp Hội

(CLO) Chiều 18/3, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị thi đua khen thưởng năm 2024 nhằm đánh giá phong trào thi đua khen thưởng của các cấp Hội, và trao cờ thi đua, bằng khen cho các tập thể, cá nhân.

Công tác hội
Chương trình hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao: Nguồn tiếp sức cho nhà báo, hội viên cống hiến sáng tạo

Chương trình hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao: Nguồn tiếp sức cho nhà báo, hội viên cống hiến sáng tạo

(CLO) Tiếp tục chương trình làm việc tại Hội nghị toàn quốc năm 2024 chiều 18/3, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Quyết định số 558/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (2021 – 2023).

Công tác hội
'Hội Nhà báo Việt Nam tiên phong, sáng tạo đáp ứng yêu cầu của một nền báo chí cách mạng, hiện đại'

"Hội Nhà báo Việt Nam tiên phong, sáng tạo đáp ứng yêu cầu của một nền báo chí cách mạng, hiện đại"

(CLO) Đó là nhận định của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tại Hội nghị Toàn quốc năm 2024 của Hội Nhà báo Việt Nam được tổ chức vào sáng ngày 18/3, tại TP HCM.

Công tác hội
Viết về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Cần vững về bản lĩnh, sâu về trí tuệ, bén về lý luận, sáng về đạo đức

Viết về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Cần vững về bản lĩnh, sâu về trí tuệ, bén về lý luận, sáng về đạo đức

(CLO) Hiện nay sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động ngày càng diễn ra tinh vi, khó lường. Chính vì thế, việc nâng cao vai trò của Hội Nhà báo các cấp trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng càng có ý nghĩa quan trọng.

Công tác hội