Bà Nà trong ký ức của những người mở lối xây cáp

Thứ ba, 09/07/2019 11:43 AM - 0 Trả lời

(CLO) “Không có thành công nào là dễ dàng, ít nhiều vẫn phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu! Bà Nà là giấc mơ mang niềm tự hào của cả thế hệ chúng tôi, làm sao tránh khỏi sự đánh đổi ấy?!”…

Nhìn lại các sản phẩm tại Bà Nà bây giờ mới thấy… ghê gớm, chúng tôi không nghĩ mình làm được những kỳ tích như vậy”; “Không có thành công nào là dễ dàng, ít nhiều vẫn phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu! Bà Nà là giấc mơ mang niềm tự hào của cả thế hệ chúng tôi, làm sao tránh khỏi sự đánh đổi ấy?!”…

Đó là chia sẻ của những kỹ sư, công nhân đầu tiên thi công tuyến cáp treo số 1 Bà Nà 10 năm trước trong câu chuyện kể như một huyền thoại về núi Chúa.

“Giấc mơ cả thế hệ, sao không đáng đánh đổi cả máu và nước mắt”

10 năm kể từ ngày tuyến cáp treo đầu tiên lên đỉnh Bà Nà đi vào vận hành (25/3/2009 - 25/32019), qua đi như một giấc mơ. Đặt những tấm ảnh Bà Nà lạnh lẽo, hoang tàn 10 năm bên cạnh những bức hình hiện tại, các chuyên gia, kỹ sư, công nhân từng lăn lộn bao ngày dưới tán rừng già, nơi đầu suối, ngọn thác dường như vẫn không thể tin giấc mơ đã thành hiện thực.

Anh Hoàng Văn Thiệu – Phó Giám đốc Cty cổ phần dịch vụ Cáp treo Bà Nà – 1 trong 10 người đầu tiên trong đội thăm dò, khảo sát núi Chúa.

Anh Hoàng Văn Thiệu – Phó Giám đốc Cty cổ phần dịch vụ Cáp treo Bà Nà – 1 trong 10 người đầu tiên trong đội thăm dò, khảo sát núi Chúa.

Anh Hoàng Văn Thiệu – Phó Giám đốc Cty cổ phần dịch vụ Cáp treo Bà Nà – 1 trong 10 người đầu tiên trong đội thăm dò, khảo sát núi Chúa vẫn nhớ như in ngày 3/9/2007, cả đội bắt đầu chuyến hành trình 1.000 ngày với hành trang là một chuyến xe tải mang theo 2 dàn máy tính, vài bộ bàn ghế, 2 chiếc xe máy và 30 triệu đồng được “đổ” xuống chân núi Bà Nà.

Với những người mở đường chinh phục giấc mơ dạo ấy, “một ngày của chúng tôi bắt đầu như người lính. Mỗi sáng sớm, đội lại mở cấp phát lương thực và đồ dùng cho những người vào tuyến. Chuyện vào tuyến, dù thực tế sáng vào chiều lại ra, nhưng phòng trường hợp lạc đường hay bị kẹt qua đêm, ba lô của anh em bao giờ cũng thủ sẵn nước uống, bánh mì, lương khô, sang hơn thì có thêm xúc xích, trứng luộc; thuốc nam trị rắn cắn mua từ Bắc vào, cả thuốc Đép trị vắt. Chân ai cũng quấn chặt xà cạp để chống vắt, chống côn trùng và rắn độc” – anh Thiệu vẫn mường tượng cụ thể những cung đường xương cá cả đội đã xẻ rừng từ một điểm giữa lưng chừng núi để tìm kiếm, xác định vị trí làm tuyến cáp treo.

Còn anh Trịnh Văn Hà, một trong nhóm thành viên nòng cốt đảm nhận nhiệm vụ trắc đạc xây tuyến cáp số 1 (và kinh qua tất cả những tuyến cáp của Sun Group khắp mọi miền tổ quốc sau này) cũng bồi hồi nhớ, có biết bao nhiêu chuyến lạc rừng, biết bao nhiêu những lần hãi hùng chứng kiến lũ nguồn cuồn cuộn đổ về, cuốn phăng cả đường đi, cả cầu sắt, cả cây cối, biết bao đêm buộc người trên vách núi, hứng gió sương lạnh tê buốt để làm tuyến cáp… với xúc cảm như bị thôi miên mà làm.

Xây dựng cáp treo số 1.

Xây dựng cáp treo số 1.

Bác Trần Tịnh, một công nhân cơ khí trực tiếp thi công tuyến cáp treo nhớ lại, năm 2007 tham gia đoàn khảo sát, 2008 bắt đầu làm công trình. “Chúng tôi mỗi ngày tay cầm cuốc, tay cầm rựa, mang theo balo, mì tôm vào rừng. Đến mỗi đoạn dốc cao lại phải lấy cuốc đào, khoét thành hốc để đặt chân vào mà bước đi. Đêm rừng mưa, bạt dột, đành mắc võng nằm chịu trận. Cuộc đời tôi chưa bao giờ phải chịu cảnh khổ như thế, vì sinh ra lớn lên ở thành phố mà, làm sao mà hình dung nổi. Nhiều anh em chúng tôi ở đây đã rơi nước mắt, mồ hôi và cả xương máu thì mới làm được tuyến cáp treo số 1 đó. Nghe mô tả công việc thì tưởng như đơn giản nhưng phải thực hiện việc đó trong rừng, phải đảm bảo giữ nguyên hiện trạng, môi trường mới thấy khó khăn. Nhìn lại các sản phẩm mới thấy… ghê gớm, hầu hết chúng tôi cũng không nghĩ mình làm được kỳ tích như vậy” – bác Tịnh kể, như một cái duyên, từ công trình đầu tiên này, đến nay đã 12 năm bác vẫn gắn bó với tập đoàn Sun Group vì lỡ… yêu nghề, yêu công ty như gia đình mình.

Không có thành công nào là dễ dàng, ít nhiều vẫn đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu! Giấc mơ mang niềm tự hào của cả thế hệ, làm sao tránh khỏi sự đánh đổi ấy?!” – anh Hoàng Văn Thiệu thốt lên trong câu chuyện kể như một huyền thoại về Bà Nà.

Tuyến cáp treo đi vào hoạt động đã khai sinh khu du lịch Bà Nà Hills được mệnh danh “Đường lên tiên cảnh”. Bà Nà - Suối Mơ đã được Tổ chức Guinness trao tặng 2 kỷ lục: Tuyến cáp treo một dây dài nhất thế giới (5.042,62m) và Tuyến cáp treo có cao độ chênh lệch giữa ga trên và ga dưới lớn nhất thế giới (1.291,81m). Với 94 cabin, công suất phục vụ 1.500 khách/giờ, tuyến cáp có tổng vốn đầu tư lên tới gần 300 tỷ đồng đã rút ngắn thời gian di chuyển lên khu vực đỉnh Bà Nà của du khách chỉ còn 20 phút, thay vì vài tiếng đi bộ hoặc di chuyển bằng ô tô theo đường rừng núi ngoằn nghèo, hiểm trở như trước.

“Nghĩ lớn”, “mơ rộng”

Và tuyến cáp treo số 1 cũng mới chỉ là cột mốc đầu tiên trong hành trình “nghĩ lớn”, “mơ rộng” của Sun Group. Việc Sun Group tiếp cận Bà Nà từ những năm 2005 - 2007 cũng chạm đúng niềm mong mỏi của Đà Nẵng, là ước ao, trăn trở nhiều năm của chính quyền thành phố sông Hàn.

Trong 10 năm kể từ ngày khánh thành tuyến cáp treo đầu tiên, Sun Group vẫn không ngừng rót những khoản đầu tư cực lớn lên Bà Nà, để vô số những sản phẩm du lịch mỗi ngày một phong phú, hấp dẫn hơn. Giờ đây, đến với Bà Nà Hills, du khách không chỉ được đi cáp treo ngắm núi rừng Bà Nà với những thảm thực vật đa dạng, những suối, thác đẹp như tranh mà còn được du ngoạn trong những khám phá bất tận.

Làng Pháp với các lâu đài cổ kính được ví như một “Paris thu nhỏ”. Le Jardin d’Amour với các vườn hoa biến Bà Nà thành xứ hoa rực rỡ. Khu vui chơi giải trí trong nhà rộng 21.000m2 Fantasy Park đem đến những khám phá kỳ thú qua các trò chơi hiện đại. Hầm rượu cổ Debay xuyên lòng núi của người Pháp còn được lưu giữ tới ngày nay. “Khách sạn lãng mạn nhất thế giới” Mercure Danang French Village Ba Na Hills, hệ thống 20 nhà hàng đẳng cấp, các show carnival mỗi ngày, những lễ hội quanh năm tưng bừng… Bà Nà Hills được ví như Disneyland tại Việt Nam. Đặc biệt, sự xuất hiện của Cầu Vàng tháng 6/2018 đã góp phần không nhỏ đưa Đà Nẵng trở thành “điểm phải đến trên thế giới năm 2018, 2019”.

Dưới góc độ một nhà quản lý, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh khái quát: “Bà Nà hiện tại mang lại đóng góp rất quan trọng với du lịch Đà Nẵng và của cả Việt Nam. Bà Nà đã không ngừng tổ chức các hoạt động để thu hút khách trong và ngoài nước và số lượng khách đến với núi Chúa tăng qua từng năm. Đó là kết quả của việc hành động có kế hoạch, chương trình bài bản để phát triển các sản phẩm du lịch, từ việc đầu tư lớn về cơ sở vật chất, các điểm vui chơi để thu hút khách”.

Bà Nà ngày nay.

Bà Nà ngày nay.

10 năm qua, Sun World Ba Na Hills đã 4 lần liên tiếp được Tổng cục Du lịch Việt Nam vinh danh “Khu du lịch hàng đầu Việt Nam” và là động lực quan trọng tạo nên những con số tăng trưởng ấn tượng của du lịch Đà Nẵng. Từ năm 2009 đến 2018, lượng khách tới Đà Nẵng tăng 463%, du khách đến Bà Nà cũng tăng hơn 160 lần.

Ông Dương Thế Bằng - Chủ tịch Sun Group khu vực Miền Trung, chia sẻ: "Mười năm trước, khi xây dựng tuyến cáp treo đầu tiên lên đỉnh Bà Nà, Sun Group chỉ tâm niệm một điều: làm sao để người Việt Nam không phải ra tận nước ngoài chơi công viên. Bà Nà Hills đã tiên phong mở đầu cho một xu thế du lịch giải trí tại Việt Nam và cùng với các Sun World khác trên cả nước bước đầu biến mong ước ấy thành hiện thực”.

Hành trình 10 năm đó mới chỉ là một sự khởi đầu của Bà Nà Hills. Lãnh đạo Sun Group khẳng định, du khách sẽ không bao giờ thấy một Bà Nà Hills mà họ đã từng gặp, bởi khu du lịch vẫn đang được tiếp tục hoàn thiện, thay đổi, để góp phần đưa du lịch Đà Nẵng vươn xa hơn nữa trên bản đồ du lịch thế giới.

PV

Tin khác

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

(NB&CL) Lịch sử gần ba thập kỷ phát triển đã giúp ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) trang bị cho thương hiệu bản sắc văn hóa và sức bật nội tại. Ban lãnh đạo Tập đoàn vững tin rằng nền tảng văn hóa mang lại sức sống và sinh khí mới cho thương hiệu ROX.

Thị trường - Doanh nghiệp
Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp