Bà Rịa - Vũng Tàu: Hướng đi mới trong nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Thứ hai, 26/08/2019 14:49 PM - 0 Trả lời

(CLO) Những năm gần đây, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu luôn quan tâm, chủ động đề ra hướng đi mới để thu hút các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhằm tạo ra nguồn thực phẩm chất lượng, an toàn, từng bước nâng cao giá trị nông sản, tăng thu nhập bền vững cho người làm nông nghiệp.

Để đạt được mục tiêu trở thành một trong những trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của cả nước trong những năm tới, ngày 28-7-2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành Đề án số 04-ĐA/TU về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025 .

Trên tinh thần đó, Đề án xác định: Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp là một trong 5 mũi nhọn cần tập trung để khai thác hiệu quả lợi thế tiềm năng đất đai, tạo ra nguồn thực phẩm chất lượng cũng như từng bước nâng cao đời sống của nông dân.

Kế hoạch đến năm 2020 nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao với mức tăng trưởng hàng năm là 4,5%, sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 30% giá trị sản xuất nông nghiệp, đến năm 2025 chiếm 40% giá trị sản xuất nông nghiệp. Để đạt được chủ trương trên, tỉnh đã dành hơn 5.000 héc-ta đất tại các huyện Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức và thị xã Phú Mỹ nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Tỉnh còn quyết định: Đưa vào hoạt động 7 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tăng giá trị sản xuất và thu nhập trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 gấp 1,3 lần; tăng chất lượng sản phẩm nông nghiệp sạch được chứng nhận an toàn, chứng nhận VietGAP, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

Trong thu hút đầu tư, tỉnh chú trọng khâu chọn lựa những doanh nghiệp, nhà đầu tư có tiềm lực về vốn, công nghệ, thị trường để đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch làm nòng cốt hỗ trợ hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cho người dân để liên kết sản xuất những sản phẩm đạt yêu cầu của thị trường, tổ chức thu mua chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho người dân.

Với chủ trương thu hút nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,ông  Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu nhấn mạnh: Quan điểm nhất quán của tỉnh là không làm nông nghiệp theo kiểu truyền thống, vừa hao đất, hao nước, năng suất thấp và chất lượng không cao…

Do vậy, tỉnh đặc biệt chú trọng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nên đã tổ chức tham quan học hỏi các quốc gia như Ấn Độ, Isarel,… với mong muốn chọn lựa những mô hình phù hợp để làm căn cứ trong việc đưa ra các chính sách để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao; ưu tiên cho các sản phẩm đặc sản, có sức cạnh tranh cao của tỉnh như: hồ tiêu,  mãng cầu ta, bưởi da xanh, rau, quả, hoa cây cảnh, bắp, chăn nuôi gà, heo, tôm, cua, ghẹ, hào,…

Thế nên, tỉnh đề ra yêu cầu nhà đầu tư phải đủ năng lực áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra chuỗi sản xuất khép kín từ khâu sản xuất đến đầu ra sản phẩm. Sau khi các doanh nghiệp triển khai thực hiện thành công thì sẽ hướng dẫn cho nông dân của tỉnh mở rộng mô hình sản xuất và bao tiêu sản phẩm.

Nếu các doanh nghiệp gặp khó khăn đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì kịp thời phản ánh với lãnh đạo tỉnh để có những giải pháp kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

Đội ngũ tuyên truyền viên chuyên sâu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tham quan mô hình sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao của Công ty Vương Huy tại xã Xà Bang, huyện Châu Đức- ảnh :Lâm Quân

Đội ngũ tuyên truyền viên chuyên sâu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tham quan mô hình sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao của Công ty Vương Huy tại xã Xà Bang, huyện Châu Đức- ảnh :Lâm Quân

Theo báo cáo của Sở nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh, tính đến tháng 6-2019 toàn tỉnh có 63 dự án đầu tư, trong đó có 42 doanh nghiệp đầu tư các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được thực hiện trên diện tích gần 2.811,84 héc-ta.

Các dự án này tập trung trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị cao như: dưa lưới, bưởi da xanh, cam sành, sầu riêng, nhãn, bơ, hồ tiêu, các loại rau củ quả,… sản lượng trồng trọt ước đạt 40.396,4 tấn/năm. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh hiện có 87 trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm  và 15 cơ sở nuôi trồng thủy sản và sản xuất giống ứng dụng công nghệ cao.

Ông Trần Vinh,  cho biết, năm 2018 ông  đã quyết định đầu tư 5 tỷ đồng cho trang trại trồng rau bằng công nghệ thủy canh lưu hồi trong nhà màng trên diện tích 1 héc-ta đất của gia đình. Giờ đây, riêng rau củ các loại, mỗi năm trang trại của ông cung cấp cho thị trường khoảng 200 tấn/năm, dưa lưới hơn 90 tấn/năm.

Tương tự, nông trại ứng dụng công nghệ cao UDEC ECO Farm do Công ty cổ phần Xây dựng và phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức) đầu tư hơn 12 tỷ đồng trên diện tích 2 héc-ta. Nông trại này được xây dựng nhà màng, áp dụng công nghệ tưới của Israel theo hướng hữu cơ và đang sản xuất từ 220 tấn/năm, trong đó dưa lưới là sản phẩm chủ lực và được Công ty trách nhiệm hữu hạn Phương Nam Xanh bao tiêu, tiêu thụ trên thị trường với thương hiệu Ufarm.

Với sự phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao  kết hợp du lịch cùng phát triển, mô hình du lịch gắn với nhà vườn trên địa bàn tỉnh là sản phẩm du lịch mới, có nhiều tiềm năng, tăng thêm  thu nhập cho nông dân,  hiện nay Sở Du lịch của tỉnh đang hỗ trợ bà con nông dân xây dựng những tuyến du lịch nhà vườn, hướng dẫn cho du khách tham gia hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nghỉ lại nhà vườn theo mô hình homestay; thời gian tới, Sở Du lịch sẽ làm việc với các địa phương để xây dựng kế hoạch phát triển bền vững các loại hình du lịch trên địa bàn, trong đó có du lịch nhà vườn.

Xuất phát từ thực tiễn có thể thấy, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi đúng  của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong phát triển kinh tế, ngày càng thể hiện được ưu thế vượt trội so với sản xuất nông nghiệp truyền thống.Tuy nhiên, vốn và đất đai là hai điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đây cũng chính là hai vấn đề khó khăn, vướng mắc cần sớm tháo gỡ .

Theo  các doanh nghiệp,  việc đầu tư hạ tầng, kỹ thuật để sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn việc xây dựng kết cấu hạ tầng, xử lý môi trường, đầu tư giống cây trồng, vật nuôi, đào tạo người lao động, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và thời gian thu hồi vốn lâu.

Trong khi đó, điều kiện để được ngân hàng cho vay vốn lại rất khắt khe, ngoài việc có tài sản thế chấp, doanh nghiệp còn phải hình thành được chuỗi cung ứng và liên kết, hợp đồng đầu ra cho sản phẩm; đa số doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện nay đều có quy mô nhỏ, chưa hình thành được chuỗi liên kết và thiếu tài sản thế chấp để vay được nguồn vốn lớn.

Bên cạnh đó, để tạo nguồn lực về đất đai cho các doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong Đề án tỉnh dù đã quy hoạch hơn 5.000 héc-ta tại các huyện: Xuyên Mộc (3.867 héc-ta), Châu Đức (1.030,6 héc-ta), Đất Đỏ (184,8 héc-ta) và thị xã Phú Mỹ (20 héc-ta), nhưng đến nay nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có đất sạch để triển khai dự án. Ngoài ra, nếu có thì đất đai bị phân tán, manh mún, khó hình thành và phát triển thành vùng vùng kinh tế nông nghiệp cao.

                                                                              Khuất Đại Nam

Tin khác

Lào Cai: Một người tự nguyện trả lại hơn 15 tỷ đồng tiền chứng khoán bất ngờ có trong tài khoản

Lào Cai: Một người tự nguyện trả lại hơn 15 tỷ đồng tiền chứng khoán bất ngờ có trong tài khoản

(CLO) Cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai cho biết, một người ở huyện biên giới Bát Xát đã chủ động liên hệ trả lại một công ty chứng khoán ở Hà Nội số tiền hơn 15 tỷ đồng chuyển nhầm vào tài khoản của mình.

Đời sống
Dự báo thời tiết 28/3/2024: Hà Nội trưa, chiều nắng nóng

Dự báo thời tiết 28/3/2024: Hà Nội trưa, chiều nắng nóng

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 28/3/2023, Hà Nội sáng sớm sương mù và sương mù nhẹ, trưa, chiều hửng nắng. Nhiệt độ cao nhất 27-29 độ C.

Đời sống
Quảng Ninh: Vinh danh 12 vận động viên và huấn luyện viên tiêu biểu vùng Mỏ năm 2023

Quảng Ninh: Vinh danh 12 vận động viên và huấn luyện viên tiêu biểu vùng Mỏ năm 2023

(CLO) Chào mừng kỷ niệm 78 năm Ngày Thể thao Việt Nam (27/3/1946 - 27/3/2024), chiều ngày 27/3, tại Nhà thi đấu thành phố Hạ Long, Sở Văn hóa & Thể thao Quảng Ninh đã phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh tổ chức chương trình gặp mặt và Lễ vinh danh các VĐV, HLV tiêu biểu vùng Mỏ năm 2023.

Đời sống
Bắc Ninh: Tập trung giảm tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí

Bắc Ninh: Tập trung giảm tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí

(CLO) Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, tình hình tai nạn giao thông tháng 3 năm 2024 giảm sâu ở cả 3 tiêu chí, số vụ, số người chết, số người bị thương.

Đời sống
Tặng 100.000 cây thông giống cho hàng trăm hộ nghèo ở Kon Tum

Tặng 100.000 cây thông giống cho hàng trăm hộ nghèo ở Kon Tum

(CLO) Hàng trăm hộ nghèo thuộc 4 xã trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) sẽ có thêm điều kiện trồng rừng, hướng đến làm giàu nhờ rừng sau khi được nhận 100.000 cây thông giống của Học viện Âm nhạc Việt Nam.

Đời sống