Ba Vì - Hà Nội: Đẩy nhanh công tác chi trả quyền lợi cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Thứ ba, 01/09/2020 11:19 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Thực hiện Nghị quyết 42 của Chính phủ về hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, huyện Ba Vì đã nhanh chóng tiến hành rà soát, thống kê, xét duyệt hồ sơ, chi trả hỗ trợ tới các hộ gia đình trong nhóm được hưởng chế độ để sớm đưa các chính sách hỗ trợ của Chính phủ vào cuộc sống.

Hoạt động hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 căn cứ theo Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Quyết định 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Quyết định 1757/QĐ-UBND, ngày 29/4/2020 về việc phê duyệt kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng người có công với cách mạng; đối tượng bảo trợ xã hội; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Quyết định số 1955/QĐ-UBND ngày 12/5/2020 của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo đó, UBND huyện Ba Vì thực hiện chi trả hỗ trợ đối với 4 nhóm đối tượng: Người có công, Bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Quá trình thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP diễn ra công khai, minh bạch

Để thực hiện việc chi trả hỗ trợ được hiệu quả, UBND huyện chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND Xã, thị trấn tiến hành rà soát, lập danh sách các đối tượng đủ điều kiện hỗ trợ, lọc trùng danh sách các đối tượng. Việc thực hiện chi trả hỗ trợ cho người lao động đối với 4 nhóm đối tượng theo Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn huyện đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan, xác định đúng đối tượng. Danh sách các đối tượng thuộc diện hỗ trợ được công khai tại trụ sở UBND xã, thị trấn, nhà văn hóa thôn và các khu dân cư.

IMG_1644

Công tác tuyên truyền, phổ biến về những chính sách và đối tượng được hưởng trợ cấp được Đài truyền thanh xã, thị trấn phát thanh toàn văn danh sách đối tượng được hỗ trợ trước, trong và sau ngày chi trả đảm bảo mọi người dân trên địa bàn đều biết thông tin.

Dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường lao động và đời sống việc làm của hàng triệu người lao động. Vì vậy, để đảm bảo chi trả đúng đối tượng, công bằng, không bỏ sót, UBND huyện Ba Vì đã ban hành Kế hoạch số 117/KH- UBND ngày 16/4/2020 về triển khai nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ cùng nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện.

Trong suốt quá trình diễn ra, 03 Đoàn kiểm tra đã được Ban Chỉ đạo huyện thành lập nhằm giám sát thực hiện tại 31 xã, thị trấn. Kiểm tra việc thực hiện quy trình rà soát, niêm yết công khai, thông tin tuyên truyền và thực hiện công tác chi hỗ trợ đảm bảo quy trình phòng, chống dịch bệnh theo đúng khuyến cáo của ngành y tế. Các Ban Chỉ đạo cùng Tổ công tác bao gồm đại diện chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ LĐ-TB&XH và đại diện người dân cùng tham gia giám sát quy trình thực hiện chính sách để đảm bảo tính công khai, minh bạch.

Theo bà Nguyễn Thị Nam - Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Ba Vì cho biết: Ngay khi có Nghị quyết 42 của Chính phủ, kèm theo các Quyết định của thành phố Hà Nội về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, huyện đã bố trí kinh phí tạm ứng, kịp thời chi trả cho 31/31 xã, thị trấn ngay trong ngày 29/4 (ngay sau khi có Quyết định 1757/QĐ-UBND của UBND thành phố). Chỉ đạo UBND xã, thị trấn tổ chức chi trả ngay cho các đối tượng người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Tính đến ngày 2/5 việc tổ chức chi trả đã cơ bản hoàn thành cho 32.693 đối tượng với tổng số tiền hơn 34.5 tỷ đồng.

Trong đó, nhóm người có công, thân nhân người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp hằng tháng, thương binh hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng đã hỗ trợ xong cho 4.220 đối tượng với tổng số tiền hỗ trợ hơn 6,3 tỷ đồng. Nhóm đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp hằng tháng đã hỗ trợ xong cho 9.548 đối tượng với tổng số tiền hơn 14,2 tỷ đồng. Nhóm nhân khẩu thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo của TP có 2.326 đối tượng với tổng số tiền hỗ trợ hơn 1,7 tỷ đồng. Nhóm nhân khẩu thuộc hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo của TP 16.599 người với hơn 12,3 tỷ đồng.

Các nhóm người được hỗ trợ đều có hoàn cảnh khó khăn

Đối với nhóm người sử dụng lao động và người lao động, đến nay, huyện Ba Vì đã hỗ trợ cho 29 người lao động thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương với số tiền là 90 triệu đồng. Huyện cũng đã hỗ trợ cho 23 hộ kinh doanh cá thể với tổng số tiền là 23 triệu đồng và 1.971 lao động không có giao kết hợp đồng bị mất việc làm với tổng số tiền gần 2 tỷ đồng. Ngoài ra, 13 lao động có giao kết hợp đồng bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ với tổng số tiền 20 triệu đồng.

Trong quá trình thực hiện rà soát, hỗ trợ cho người lao động, các công tác diễn ra triệt để, nhanh chóng. Trước thành quả đạt được, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã tặng Bằng khen cho 5 tập thể và 5 cá nhân có thành tích trong công tác chi trả tiền hỗ trợ cho các đối tượng theo Quyết định 1757/QĐ-UBND (Tập thể gồm Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, UBND các xã Sơn Đà, Phong Vân, Chu Minh, thị trấn Tây Đằng; 2 chuyên viên Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và 3 cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xã, thị trấn).

Các hoạt động chi trả được phòng LĐ-TB & XH huyện triển khai theo đúng kế hoạch.

Các hoạt động chi trả được phòng LĐ-TB & XH huyện triển khai theo đúng kế hoạch.

Trước sự phức tạp, đa dạng của các hình thức lao động, để đạt được hiệu quả cao nhất, góp phần hỗ trợ khó khăn, đảm bảo cuộc sống của người lao động trên địa bàn huyện trong thời gian bị ảnh hưởng bởi đại dịch thì cần có sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị. Qua đó, tiếp tục rà soát, xét duyệt, thẩm định hồ sơ để hỗ trợ đến tay người thụ hưởng, tạo động lực vượt qua khó khăn, sớm góp phần vào công cuộc phục hồi sản xuất kinh doanh trong trạng thái KT-XH mới, khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát.

Hoàng Dương – Thủy Tiên

Tin khác

Hưng Yên: Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hưng Yên: Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(CLO) Liên đoàn Lao động tỉnh Hưng Yên vừa tổ chức lễ phát động Tháng công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024.

Đời sống
Quảng Ninh: Giông lốc đánh chìm tàu, 4 người mất tích

Quảng Ninh: Giông lốc đánh chìm tàu, 4 người mất tích

(CLO) Trong khi đang di chuyển bằng thuyền để đánh bắt thuỷ sản trên luồng sông Chanh (Quảng Ninh), chiếc thuyền nan chở 6 người gặp giông dốc và bị lật khiến 4 người trên thuyền mất tích.

Đời sống
Hưng Yên: Tập trung giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án trọng điểm

Hưng Yên: Tập trung giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án trọng điểm

(CLO) Ngày 24/4, Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021- 2025 (Ban Chỉ đạo tỉnh) họp đánh giá tình hình triển khai thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh, xem xét bổ sung một số dự án vào danh mục dự án trọng điểm của tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Nghĩa, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh chủ trì cuộc họp.

Đời sống
Vụ chìm sà lan khiến 5 người chết và mất tích: Tìm thấy thêm 1 thi thể

Vụ chìm sà lan khiến 5 người chết và mất tích: Tìm thấy thêm 1 thi thể

(CLO) Tính đến tối 24/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể của 4 trong số 5 người chết và mất tích trong vụ chìm tàu kéo sà lan gần đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).

Đời sống
Lô Lô Chải - Ngôi làng cổ nơi địa đầu Tổ quốc và cách làm du lịch thông minh

Lô Lô Chải - Ngôi làng cổ nơi địa đầu Tổ quốc và cách làm du lịch thông minh

(CLO) Từ một ngôi làng nhỏ, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc ít người Lô Lô, quanh năm sống nhờ vào nương rẫy, ấy vậy mà chỉ trong vài năm qua, Lô Lô Chải đã khoác lên mình một diện mạo thật khác. Lô Lô Chải phát triển vượt bậc về du lịch, đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho bà con nơi đây.

Đời sống