Bắc Giang: Thiếu nhân lực, lưu thông khó khăn vẫn bán được hơn 51.000 tấn vải sớm

Thứ sáu, 11/06/2021 07:33 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo thông tin từ Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh đã tiêu thụ được 67.300 tấn vải thiều. Trong đó vải chín sớm là 51.547 tấn, vải chính vụ là 15.841 tấn.

Những khó khăn khi tiêu thụ vải thiều sớm

Trao đổi với PV, ông Trần Quang Tấn - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cho biết: "Khó khăn của vụ vải sớm năm nay là tiêu thụ trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khiến cho sức mua trên thị trường giảm, đặc biệt là thị trường TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam do phải thực hiện lệnh giãn cách xã hội".

Cũng theo ông Tấn, nguồn nhân công tham gia thu hoạch, sơ chế vải cũng gặp khó khăn. Hàng năm đội ngũ nhân công tham gia công việc này tại các vùng vải khoảng 2.000 - 3.000 người.

"Tuy nhiên, năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều lao động trong cách vùng cách ly hoặc lao động từ các tỉnh, thành khác, nhất là lao động làm đá ướp lạnh (chủ yếu ở Thanh Hóa) không thể vào vùng vải", ông Tấn nói.

Vượt qua khó khăn của dịch bệnh COVID-19, tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ được hơn 51.000 tấn vải chín sớm. Ảnh: Dương Lâm

Vượt qua khó khăn của dịch bệnh COVID-19, tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ được hơn 51.000 tấn vải chín sớm. Ảnh: Dương Lâm

Cũng theo đại diện Sở Công Thương Bắc Giang, một khó khăn nữa là khâu lưu thông, tiêu thụ vải thiều. Mặc dù UBND tỉnh Bắc Giang đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, các tỉnh, TP đề nghị cho phương tiện vận chuyển vải tiêu thụ được lưu thông theo “luồng xanh”, tuy nhiên mỗi địa phương lại áp dụng biện pháp quản lý phòng chống dịch khác nhau.

Đơn cử tại TP Hồ Chí Minh, khi xe chở vải thiều đến chốt kiểm soát để vào chợ đầu mối, sẽ có lái xe ở địa bàn ra đánh xe, sau khi bốc dỡ vải xuống sẽ đánh xe ra trả. Nhưng tại một số tỉnh Tây Nam Bộ lại dùng xe chuyên dụng để trung chuyển vải từ các chốt vào điểm tiêu thụ. Hay tại tỉnh Lạng Sơn cũng yêu cầu buộc phải đổi lái xe chở vải thiều vào địa bàn.

Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn đó, việc tiêu thụ vải thiều sớm của Bắc Giang vẫn khá thành công, thuận lợi trong bối cảnh dịch. Sản lượng tiêu thụ tăng dần mỗi ngày, như ngày 9/6 sản lượng tiêu thụ đạt 6.700 tấn. Giá bán bình quân dao động từ 15.000 - 31.000 đồng/kg. Mức giá này tương đương so với năm trước và bà con nông dân rất phấn khởi vì có lãi” – Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang nhấn mạnh. 

Linh động các phương án tiêu thụ 

Liên quan đến các giải pháp tiêu thụ vải thiều chín sớm, tỉnh Bắc Giang đã cho thấy sự chủ động. Cụ thể, khi vải sớm bắt đầu chín đúng vào lúc dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Bắc Giang kích hoạt kịch bản 2 (tiêu thụ trong nước là chủ yếu), đồng thời gấp rút triển khai xây dựng “vành đai” bảo vệ vùng vải không COVID-19. Các yếu tố nguy cơ đều được loại bỏ khỏi vùng vải. Các địa phương lập chốt kiểm soát người, phương tiện ra vào.  Người dân tại vùng vải hạn chế ra khỏi địa bàn; lái xe và người trồng vải được ưu tiên tiêm vaccine, xét nghiệm, chứng nhận không mắc COVID-19. Lô hàng có sự xác nhận trong vùng an toàn dịch bệnh, truy xuất nguồn gốc, bảo đảm an toàn thực phẩm. 

Năm nay cũng là năm đầu tiên Bắc Giang thành lập 2 tổ công tác tại cửa khẩu ở Lào Cai, Lạng Sơn để kịp thời nắm bắt, giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp xuất khẩu. Sở GTVT Bắc Giang bố trí gần 600 phương tiện tham gia vận chuyển.

Vải thiều Bắc Giang qua cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai) sang thị trường Trung Quốc nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương

Để quả vải thiều lưu thông thuận lợi, tỉnh Bắc Giang đã sớm có văn bản đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố phối hợp tháo gỡ vướng mắc. Nhờ đó vải thiều Bắc Giang có “luồng xanh” được thông qua các chốt kiểm soát dịch COVID-19 khi đủ thủ tục quy định về phòng, chống dịch. Cán bộ ở cửa khẩu (Lào Cai, Lạng Sơn) làm việc với tinh thần “hết việc không hết giờ” giúp vải thiều thông quan thuận lợi. Các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai bố trí làn xe riêng cho vải thiều, tạo thuận lợi cho việc hoán đổi lái xe, bến bãi trong quá trình vận chuyển.

Việc tiêu thụ vải thiều Bắc Giang còn nhận được sự vào cuộc rộng khắp của hệ thống siêu thị, cửa hàng, các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Bên cạnh đó, tiêu thụ vải thiều năm nay của Bắc Giang còn được đẩy mạnh qua giao dịch thương mại điện tử. Đến nay có 7 sàn thương mại bán vải thiều Bắc Giang như: Sendo, Voso (Viettel Post), Tiki, Shopee, Postmart (VNpost), Lazada và Alibaba.com.

Vải thiều sớm Bắc Giang năm nay được đánh giá cao về chất lượng và giá thành cũng ổn định. Ảnh: Dương Lâm

Vải thiều sớm Bắc Giang năm nay được đánh giá cao về chất lượng và giá thành cũng ổn định. Ảnh: Dương Lâm

Trao đổi với PV Báo Nhà báo & Công luận, ông Lê Ánh Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang khẳng định: "Việc hoàn thành tiêu thụ vải thiều chín sớm trong ngày hôm nay là dấu mốc quan trọng của tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ kép, vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội.” 

Được biết, về tiêu thụ, chủ yếu vải thiều Bắc Giang được tiêu thụ trong nước với sản lượng 43.068 tấn (chiếm khoảng 64%), còn lại là xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Singapore.

Địa phương dẫn đầu sản lượng vải thiều chín sớm là huyện Lục Ngạn với gần 30.000 tấn, tiếp đến là huyện Tân Yên với 15.500 tấn, huyện Lục Nam 13.160 tấn…

Từ ngày 10/6, vải Bắc Giang đã bước vào  thu hoạch chính vụ, sớm hơn so với kế hoạch một ngày. Theo Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang Trần Quang Tấn, tỉnh sẽ tiếp tục kết nối với các bạn hàng, kích hoạt 3 kịch bản tiêu thụ vải thiều, trong đó trọng tâm vẫn hướng đến thị trường trong nước bởi tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp.

Với sản lượng vải thiều vào chính vụ lớn (hơn 100.000 tấn), tỉnh Bắc Giang cũng chủ động phương án phân luồng giao thông, hướng dẫn người dân mua vải tại vườn để giảm áp lực giao thông từ trục Quốc lộ 31, nhất là địa bàn huyện Lục Ngạn. 

Quốc lộ 31 - Con đường huyết mạch tiêu thụ vải thiều chính vụ năm nay sẽ được phần luồng và tổ chức giao thông hợp lý phục vụ cho thương lái mua vải. Ảnh: Dương Lâm

Quốc lộ 31 - Con đường huyết mạch tiêu thụ vải thiều chính vụ năm nay sẽ được phần luồng và tổ chức giao thông hợp lý phục vụ cho thương lái mua vải. Ảnh: Dương Lâm

Cũng liên quan tới vấn đề lưu thông, tiêu thụ, lãnh đạo Sở Công Thương Bắc Giang cho biết, tỉnh đã lên kế hoạch khử khuẩn phương tiện, test kháng nguyên cho lái xe chở vải thiều từ sớm… để giảm thời gian kiểm tra, tạo sự thông thoáng, tránh ùn tắc trên các cửa khẩu ở Lạng Sơn và Lào Cai. Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Giang cũng chỉ đạo quản lý chặt chẽ các vùng vải, bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn phòng, chống dịch Covid-19 một cách nghiêm ngặt để chất lượng trái vải thiều đạt tiêu chuẩn cao nhất.

Dương Lâm - Thủy Tiên

anhtuyentruyen

Tin khác

Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

(CLO) Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý 1 tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

(CLO) Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hoá có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO Thanh Hóa tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gazprom đóng cửa hàng chục giếng khí đốt tự nhiên

Gazprom đóng cửa hàng chục giếng khí đốt tự nhiên

(CLO) Tập đoàn khí đốt tự nhiên khổng lồ Gazprom của Nga đã phải đóng cửa hơn hai chục giếng sản xuất trong trận lũ mùa xuân ở vùng Orenburg để giữ cho các giếng sản xuất khí đốt không bị ngập lụt, đơn vị Gazprom địa phương cho biết.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thêm nhà máy đạt trung hòa Carbon, Vinamilk tiến nhanh hành trình đến Net Zero

Thêm nhà máy đạt trung hòa Carbon, Vinamilk tiến nhanh hành trình đến Net Zero

(CLO) Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Thị trường - Doanh nghiệp
EU sắp đạt thỏa thuận sử dụng tài sản của Nga cho Ukraine

EU sắp đạt thỏa thuận sử dụng tài sản của Nga cho Ukraine

(CLO) Bộ trưởng Tài chính Bỉ Vincent Van Peteghem cho biết EU “gần đạt được một thỏa thuận chính trị” về việc thu lợi nhuận từ dự trữ ngân hàng trung ương của Nga vẫn bị đóng băng do các lệnh trừng phạt liên quan đến Ukraine.

Thị trường - Doanh nghiệp