Bắc Kinh đáp trả kế hoạch của Joe Biden đưa 'thách thức Trung Quốc" vào chương trình nghị sự của G7

Thứ năm, 18/02/2021 12:15 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo chống lại 'bè phái độc quyền' và đối đầu ý thức hệ trước cuộc họp vào thứ 6 tới của nhóm G7. Cuộc họp trực tuyến của nhóm G7 sẽ là cuộc đàm phán đầu tiên của tân tổng thống Mỹ kể từ khi nhậm chức vào tháng 1.

Cờ của các thành viên G7 được trưng bày trước một phiên làm việc tại cuộc họp trực tiếp gần đây nhất của nhóm vào tháng 4 năm 2019. Ảnh: AFP

Cờ của các thành viên G7 được trưng bày trước một phiên làm việc tại cuộc họp trực tiếp gần đây nhất của nhóm vào tháng 4 năm 2019. Ảnh: AFP

Trung Quốc đã lên tiếng phản đối “bè phái độc quyền” sau khi Mỹ nói rằng “thách thức Trung Quốc” sẽ được đưa ra trong cuộc họp trực tuyến vào thứ 6 tới của Nhóm bảy quốc gia công nghiệp phát triển.

Trong một tuyên bố hôm chủ nhật vừa qua, Nhà Trắng cho biết tầm quan trọng của việc cập nhật các quy tắc toàn cầu để giải quyết các thách thức kinh tế, chẳng hạn như những thách thức do Trung Quốc đặt ra sẽ là một trong những vấn đề chính cần thảo luận, cùng với phản ứng quốc tế đối với đại dịch Covid-19 và kinh tế thế giới phục hồi.

Đây sẽ là cuộc họp G7 đầu tiên của Tổng thống Mỹ Joe Biden kể từ khi nhậm chức vào tháng 1. Nhóm các nhà lãnh đạo gặp nhau lần cuối vào tháng 4 năm ngoái.

Khi được hỏi về cuộc họp và chương trình nghị sự, Bắc Kinh cho biết họ phản đối “chính trị bè phái” và đối đầu ý thức hệ.

Vào hôm thứ 3, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết rằng: “Chúng tôi phản đối chính trị nhóm dựa trên sự chia rẽ ý thức hệ, hình thành các bè phái độc quyền và áp đặt ý chí của một nhóm thiểu số quốc gia lên xã hội quốc tế”.

Những hành vi như thế này sẽ không được cộng đồng quốc tế ưa chuộng, cũng như không mang lại lợi ích cho chính các quốc gia, và sẽ chỉ đẩy thế giới tới sự chia rẽ và thậm chí là đối đầu”.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói thêm rằng, tất cả các cuộc họp quốc tế nên có lợi cho chủ nghĩa đa phương và các vấn đề toàn cầu nên được quản lý tập thể bởi các quốc gia khác nhau. 

"Chúng tôi hy vọng rằng tất cả mọi người sẽ làm việc cùng nhau để làm cho thế giới này tốt hơn thay vì tồi tệ hơn, hòa bình hơn thay vì nhiều sóng gió hơn, và đoàn kết hơn thay vì chia rẽ nhiều hơn.”

Trung Quốc, vốn đã bị ràng buộc bởi sự cạnh tranh với Mỹ và cũng đã có mối quan hệ xung đột với một số thành viên G7 khác, bao gồm cả Anh - nước đã giữ chức chủ tịch của nhóm trong năm nay và sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tiếp giữa các nhà lãnh đạo vào tháng 6 - và Canada .

Vào hôm thứ 3, Bắc Kinh đã gọi Canada là “đạo đức giả và đáng khinh bỉ” khi dẫn đầu liên minh của Mỹ và 57 quốc gia khác tố cáo không ràng buộc về việc bắt giữ tùy tiện công dân nước ngoài do nhà nước bảo trợ.

Động thái này được coi là một nỗ lực nhằm gia tăng áp lực ngoại giao đối với Trung Quốc, nơi người Canada Michael Kovrig và Michael Spavor đã bị bắt giữ kể từ tháng 12 năm 2018. Họ bị bắt ngay sau khi nhà chức trách Canada Meng Wanzhou, giám đốc điều hành Huawei Technologies, bị bắt theo yêu cầu dẫn độ tới từ Mỹ.

Căng thẳng cũng đang gia tăng giữa Bắc Kinh và London về một loạt vấn đề, bao gồm cả Hồng Kông và Huawei. Sự khác biệt giữa họ tăng lên vào tuần trước khi các cơ quan quản lý truyền thông Anh thu hồi giấy phép của kênh tin tức quốc tế CGTN thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc. Trung Quốc cũng đã cấm BBC.

Đầu tuần này, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho biết ông chia sẻ lo ngại về mức độ tiếp cận đối với về vấn đề tìm hiểu thực tế Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới tại Trung Quốc.

G7 là một khối không chính thức gồm các quốc gia công nghiệp phát triển của phương Tây bao gồm Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ. Nhóm G7 sẽ họp hàng năm để thảo luận về các vấn đề như kinh tế toàn cầu và an ninh quốc tế.

Tỷ trọng GDP toàn cầu của khối đã giảm từ gần 70% vào ba thập kỷ trước xuống còn khoảng 1/3 ngày nay. Các nhà phê bình cho rằng tầm quan trọng của nó đã giảm đi cùng so với các nhóm kinh tế khác rộng lớn hơn, chẳng hạn như G20, một diễn đàn quốc tế chính thức dành cho các Chính phủ và Thống đốc ngân hàng trung ương đến từ 19 nền kinh tế hàng đầu trên thế giới cùng với Liên minh châu Âu, bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ và được coi là đại diện hơn cho nền kinh tế thế giới.

Huy Hoàng

Tin khác

Nga tiếp tục dồn ép trên chiến trường khi Ukraine chờ viện trợ Mỹ

Nga tiếp tục dồn ép trên chiến trường khi Ukraine chờ viện trợ Mỹ

(CLO) Khi Mỹ chuẩn bị chuyển 61 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine, các báo cáo từ miền đông Ukraine tiếp tục nêu bật sự thất thế của Kiev trên chiến trường.

Thế giới 24h
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tuyên bố tạm dừng công vụ

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tuyên bố tạm dừng công vụ

(CLO) Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez hôm thứ Tư (24/4) cho biết rằng ông sẽ tạm dừng công vụ và đang xem xét khả năng từ chức, sau khi tòa án mở cuộc điều tra đối với vợ ông.

Thế giới 24h
Ukraine đã sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ bí mật cung cấp để tấn công Nga

Ukraine đã sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ bí mật cung cấp để tấn công Nga

(CLO) Ukraine đã bắt đầu sử dụng tên lửa đạn đạo tầm xa do Mỹ bí mật cung cấp trong những tuần qua, để tấn công một sân bay quân sự của Nga ở Crimea vào tuần trước và một số khu vực do Nga sáp nhập khác, theo các quan chức Mỹ cho biết vào thứ Tư.

Thế giới 24h
Thời tiết châu Âu thay đổi bất thường: Athens trông như Sao Hỏa, Helsinki trắng xóa

Thời tiết châu Âu thay đổi bất thường: Athens trông như Sao Hỏa, Helsinki trắng xóa

(CLO) Châu Âu đang trải qua một đợt thời tiết bất thường với bụi mù sa mạc Sahara bao phủ Hy Lạp và tuyết đang rơi dày đặc ở Phần Lan dù thời tiết đang dần chuyển sang mùa hè.

Thế giới 24h
Tổng thống Biden ký gói viện trợ 61 tỷ USD cho Ukraine và kế hoạch cấm TikTok

Tổng thống Biden ký gói viện trợ 61 tỷ USD cho Ukraine và kế hoạch cấm TikTok

(CLO) Tổng thống Joe Biden hôm thứ Tư (24/4) đã ký các dự luật quan trọng vừa được lưỡng đảng tại Quốc hội Mỹ thông qua, gồm gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD cho Ukraine và một kế hoạch cấm TikTok.

Thế giới 24h