Bác sĩ Bạch Mai "nhảy việc": Kiến nghị của Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long khi nào thành hiện thực?

Thứ sáu, 16/04/2021 14:17 PM - 0 Trả lời

(CLO) Áp lực công việc nhiều, thu nhập giảm sút nên nhiều bác sĩ tay nghề cao ở Bạch Mai đã “nhảy việc”. Đây là tình trạng tồn tại lâu năm trong nghề y đến nay vẫn chưa có lời giải.

Như Nhà báo và Công luận đã đưa tin trong các bài viết trước, vụ việc nhiều giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, nhân viên y tế tại Bệnh viện Bạch Mai xin nghỉ việc có nhiều nguyên nhân. Nhưng trong đó, nguyên nhân cơ bản nhất được cho là những người nghỉ việc cảm thấy áp lực công việc nhiều nhưng thu nhập đời sống lại sụt giảm.

Trong khi đó, các bệnh viện tư sẵn sàng trả tiền ở mức cao nên nhiều bác sĩ có tay nghề đã chọn giải pháp ra đi.

Câu chuyện “lương y đối đầu với lương tháng” luôn là vấn đề nổi cộm của ngành y từ nhiều năm nay. Đời sống đại đa số bác sĩ, y tá vẫn khó khăn, đặc biệt là những người công tác tại y tế cơ sở càng khó khăn hơn.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long (ảnh TL).

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long (ảnh TL).

Vụ việc hàng trăm người viết đơn xin thôi việc ở Bệnh viện Bạch Mai đã bộc lộ ra nhiều vấn đề bất cập của ngành y tồn tại nhiều năm nay, đó là yêu cầu phải nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và bài toán thu nhập cho đội ngũ y bác sĩ.

Trước tình trạng nghỉ việc nhiều xảy ra, Bệnh viện Bạch Mai có kiến nghị gửi Bộ Y tế sớm Ban hành giá trần dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu. Bệnh viện này đề nghị được thu giá dịch vụ y tế theo đúng nguyên tắc tính đúng, tính đủ và có tích lũy để tạo điều kiện thuận lợi cho Bệnh viện triển khai các hoạt động theo cơ chế tự chủ, đặc biệt là các quyết sách liên quan đến phát triển nguồn nhân lực  cao và chế độ chính sách đãi ngộ khuyến khích người lao động tạo điều kiện để Bệnh viện hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Cấp cứu bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh minh họa. Nguồn: LĐ

Cấp cứu bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh minh họa. Nguồn: LĐ

Những kiến nghị từ Bệnh viện Bạch Mai cho thấy vẫn còn nhiều rào cản trong việc thực hiện tự chủ, nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao đời sống đội ngũ y bác sĩ trên thực tế tại các bệnh viện hiện nay.

Được biết, tại Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị đã khẳng định: “Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt”.

Nhiều năm nay, nhiều chuyên gia đã từng lên tiếng chỉ ra những bất cập trong chính sách tiền lương như mang nặng tính bình quân, hạn chế tinh thần lao động tự giác, sáng tạo, nhiệt tình công tác của y sĩ, bác sĩ.

Nhiều người từng đề xuất cần tăng lương, phụ cấp và có chế độ đặc thù cho các bác sĩ công tác lâu dài ở y tế cơ sở.

Tạo giải pháp căn bản để thực hiện chỉ tiêu số bác sĩ/vạn dân, số trạm y tế xã có bác sĩ nêu trong nghị quyết đại hội đảng bộ cấp tỉnh và cấp huyện.

Nhà nước cần có chế độ tương xứng để “giữ chân” cán bộ chuyên môn trong các cơ sở y tế công lập.

Ngoài ra còn có mức lương đặc thù đối với cán bộ chuyên môn, kỹ thuật, những người trực tiếp khám, chữa bệnh, nhất là nhân viên y tế có tay nghề cao.

Câu chuyện nhiều Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ tay nghề cao nhảy việc ở Bạch Mai mới đây khiến nhiều người nhớ đến kiến nghị của Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long tại Hội nghị trực tuyến ngành Y 2020.

Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã có kiến nghị lên Chính phủ:“Tăng đầu tư cho y tế trong kế hoạch trung hạn 2021-2025, tập trung đầu tư cho y tế dư phòng, y tế cơ sở, bệnh viện vùng khó khăn, biên giới.

Tăng huy động từ xã hội, vốn ngoài ngân sách theo tinh thần nghị quyết 20/NQ-TW; Đổi mới tài chính: không giao dự toán quỹ bảo hiểm y tế để chuyển sang hình thức phù hợp, giải quyết dứt điểm việc nợ đọng quỹ bảo hiểm y tế từ năm 2017 trở lại đây: Có chế độ chính sách cho cán bộ y tế cơ sở, y tế dự phòng, theo chuyên khoa và vùng khó khăn”.

Nhiều người rất đồng tình với kiến nghị của Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và mong muốn nhanh chóng được đưa vào thực tiễn.

“Có thực mới vực được đạo”, câu chuyện của Bạch Mai hay của ngành Y tế đều xuất phát từ những nguyên nhân thu nhập và áp lực công việc.

Trinh Phúc

Tin khác

Bế đung đưa để dỗ, một trẻ nhập viện trong trạng thái nguy kịch

Bế đung đưa để dỗ, một trẻ nhập viện trong trạng thái nguy kịch

(CLO) Một bé 2 tháng tuổi khóc nên người nhà bế rung lắc trẻ theo thói quen, không ngờ gây tổn thương não khiến trẻ phải cấp cứu và có nguy cơ để lại di chứng lâu dài.

Sức khỏe
TP HCM: Buộc thu hồi và tiêu hủy lô mặt nạ Prodak Strawberry Soft Facial Mask không đạt chất lượng

TP HCM: Buộc thu hồi và tiêu hủy lô mặt nạ Prodak Strawberry Soft Facial Mask không đạt chất lượng

(CLO) Đây là nội dung nằm trong danh sách xử phạt trong lĩnh vực dược - mỹ phẩm - thiết bị y tế - đấu thầu giai đoạn 1/3 - 15/3, được Thanh tra Sở Y tế TP HCM công bố mới đây.

Sức khỏe
Đau đầu như nào thì phải đi khám để điều trị

Đau đầu như nào thì phải đi khám để điều trị

(CLO) Theo chuyên gia, phần lớn các trường hợp đau đầu thường nhẹ, không nguy hiểm. Tuy nhiên, có một số trường hợp đau đầu là một triệu chứng của các bệnh lý thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Sức khỏe
Gia Lai: Kỷ luật ekip trực liên quan đến vụ thai nhi tử vong trong bụng mẹ

Gia Lai: Kỷ luật ekip trực liên quan đến vụ thai nhi tử vong trong bụng mẹ

(CLO) Theo kết quả của hội đồng chuyên môn con của sản phụ Nay H'Uyên tử vong là do suy thai cấp trong quá trình chuyển dạ. Ngay sau đó, Trung tâm Y tế thị xã Ayun Pa đã kỷ luật các tập thể, cá nhân liên quan.

Sức khỏe
Số người ngộ độc sau khi ăn cơm gà tại Nha Trang vẫn tăng, có người chuyển nặng

Số người ngộ độc sau khi ăn cơm gà tại Nha Trang vẫn tăng, có người chuyển nặng

(CLO) Trong ngày hôm qua (15/3), số nạn nhân đã tăng thêm 123 ca nâng tổng số người bị ngộ độc lên 345 ca, một bệnh nhân nữ chuyển nặng.

Sức khỏe