Thực hiện Quy định đạo đức người làm báo - không ai ngoài cuộc

Bài 1: Chú trọng đạo đức, thực hiện ngày càng nền nếp, đem lại hiệu quả rõ rệt

Thứ năm, 06/05/2021 09:54 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Đến nay, có thể thấy vấn đề đạo đức của người làm báo đã được các cơ quan báo chí, các cấp Hội chú trọng hơn rất nhiều và thực hiện ngày càng có nền nếp, đem lại hiệu quả rõ rệt và đã có tác động tích cực, rõ ràng đối với đời sống báo chí.

LTS: “Thực hiện Quy định đạo đức người làm báo - không ai ngoài cuộc” - đó là tinh thần đã và đang được quán triệt xuyên suốt trong hoạt động của Hội Nhà báo các cấp, các Liên chi hội, chi hội trực thuộc. Điều ấy sẽ góp phần không nhỏ trong việc giáo dục đạo đức người làm báo, hội viên, ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật của một bộ phận người làm báo... Từ số báo này, Báo Nhà báo & Công luận sẽ thực hiện chuyên đề này để có những đánh giá và ghi nhận sự “vào cuộc” quyết liệt trong việc thực hiện các quy định đạo đức người làm báo đã được ban hành thời gian qua.

Đánh giá về việc thực hiện 10 Điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam và Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường Trực HNBVN Hồ Quang Lợi cho biết: Đến nay, có thể thấy vấn đề đạo đức của người làm báo đã được các cơ quan báo chí, các cấp Hội chú trọng hơn rất nhiều và thực hiện ngày càng có nền nếp, đem lại hiệu quả rõ rệt và đã có tác động tích cực, rõ ràng đối với đời sống báo chí.

Trong phần giao nhiệm vụ cho Hội Nhà báo Việt Nam và các cấp Hội tại Hội nghị báo chí toàn quốc năm 2019, đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương (nay là Thường trực Ban Bí thư) đã nhấn mạnh: “Các cấp Hội cần quan tâm, tăng cường hơn nữa việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị và nghề nghiệp cho những người làm báo trong bối cảnh truyền thông và đời sống xã hội ngày càng phong phú, đa dạng, sinh động, với nhiều vấn đề mới, phức tạp nảy sinh; thậm chí, có cả những mưu toan lợi dụng tự do dân chủ tổ chức các hoạt động trái pháp luật, đi ngược lại những giá trị, mục tiêu mà nền báo chí cách mạng chân chính đã và đang phấn đấu”.

Những chỉ đạo sát sao đó cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với việc nâng cao, bồi dưỡng và rèn luyện đạo đức của những người làm báo - những chiến sĩ xung kích trên mặt trận thông tin.

Trên thực tế, nhiều năm qua, báo chí đã có những bước phát triển mạnh mẽ về số lượng, quy mô cũng như đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền. Báo chí thực sự đồng hành với công cuộc đổi mới đất nước, đổi mới hệ thống chính trị, thực hiện tốt vai trò dẫn dắt định hướng dư luận xã hội.

Đội ngũ những người làm báo trong cả nước đã trưởng thành, vững vàng, tự tin tiếp bước các thế hệ làm báo đi trước làm chủ công nghệ, vận dụng kinh nghiệm thực tiễn cuộc sống và nền tảng lý luận, tạo nên những tác phẩm báo chí xuất sắc, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Cùng với sự phát triển của báo chí, đội ngũ những người làm báo cũng tăng nhanh. Tính đến nay, cả nước có gần 27.000 hội viên nhà báo sinh hoạt tại 63 Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố, 19 Liên Chi hội và hơn 200 Chi hội trực thuộc Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam.

Đạo đức là thước đo quan trọng cho sự cố gắng nỗ lực phấn đấu của mỗi người phóng viên, hội viên. Ảnh: Ph.Vinh

Đạo đức là thước đo quan trọng cho sự cố gắng nỗ lực phấn đấu của mỗi người phóng viên, hội viên. Ảnh: Ph.Vinh

Tuy vậy, thời gian qua, các cơ quan chức năng cũng đã phải xử lý không ít sai phạm của các cơ quan báo chí và các nhà báo. Nổi cộm nhất trong các nguyên nhân sai phạm là câu chuyện về đạo đức nhà báo. Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo đang thật sự trở thành một trong những vấn đề bức xúc của xã hội. Trong những vi phạm đó, có những vi phạm do non yếu về trình độ, bản lĩnh chính trị, nhưng cũng có những vi phạm cố tình về pháp luật, về đạo đức nghề nghiệp...

Nhà báo Phan Hữu Minh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam nhận định: “Bên cạnh những thành tựu, hoạt động báo chí vẫn còn một số tồn tại, bất cập. Hiện tượng cơ quan báo chí không thực hiện đúng tôn chỉ mục đích, thông tin sai sự thật, thổi phồng, bóp méo sự thật có chiều hướng ngày càng tăng. Cùng với việc phát triển của kinh tế thị trường, xu hướng thương mại hóa báo chí đang gây ra tác hại nhiều mặt...

Một số văn phòng đại diện, phóng viên thường trú tại các địa phương hoạt động không đúng chức năng, nhiệm vụ; tình trạng lợi dụng danh nghĩa nhà báo dọa dẫm, sách nhiễu để vụ lợi, vi phạm đạo đức nghề nghiệp vẫn chưa được ngăn chặn triệt để, những sai sót về tư tưởng chính trị, lịch sử trong ấn phẩm, ảnh hưởng tới niềm tin, gây tâm lý băn khoăn, hoài nghi về đội ngũ người làm báo hiện nay. Vì vậy, muốn quản lý tốt những nhà báo, phóng viên, hội viên của mình đòi hỏi các cơ quan quản lý báo chí phải đưa ra những quy định, quy tắc phù hợp”.

Cũng theo thông tin từ Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam cung cấp, trên cơ sở các quy định của Luật Báo chí năm 2016 và 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, đồng thời tiếp thu nghiêm túc, khoa học các ý kiến góp ý, thẩm định của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà báo, nhà quản lý báo chí và tập thể Ban Thường vụ, Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam đã thống nhất ban hành Quy tắc sử dụng mạng xã hội đối với người làm báo Việt Nam, có hiệu lực từ 1/1/2019 gồm 3 chương, 7 điều quy định cụ thể 4 việc cần làm và 8 việc không được làm của người làm báo khi tham gia mạng xã hội.

Tiếp theo, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã ký quyết định thành lập Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam cấp Trung ương. Thường trực Hội đồng Trung ương đã hướng dẫn các tổ chức hội thành lập Hội đồng cấp cơ sở. Tính tới thời điểm hiện tại, đã có 260 đơn vị Hội thành lập Hội đồng. Trong đó có 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, 16 Liên Chi hội và 180 Chi hội trực thuộc...

Tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã có 76 trường hợp nhà báo, hội viên, phóng viên vi phạm. Trong đó, 65 trường hợp vi phạm pháp luật, 10 Điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam; (Hội Nhà báo Việt Nam đã ra quyết định khai trừ và thu hồi Thẻ Hội viên với hơn 25 trường hợp, riêng năm 2020 có 2 trường hợp vi phạm pháp luật...

Có thể nói, việc ban hành Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam là cơ sở quan trọng để Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp ở các cấp căn cứ để xử lý những hành vi vi phạm đạo đức của người làm báo khi tham gia mạng xã hội, các nhà báo sẽ hiểu sâu sắc hơn về đạo đức nhà báo, các cơ quan báo chí sẽ quản lý phóng viên, hội viên của mình tốt hơn, góp phần quan trọng trong công tác giữ gìn, bảo vệ đạo đức nghề nghiệp và uy tín của người làm báo Việt Nam và tạo ra những chuyển biến tích cực trong hoạt động báo chí.

Đánh giá về việc thực hiện 10 Điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam và Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường Trực HNBVN Hồ Quang Lợi cho biết: “Đến nay, có thể thấy vấn đề đạo đức của người làm báo đã được các cơ quan báo chí, các cấp Hội chú trọng hơn rất nhiều và thực hiện ngày càng có nền nếp, đem lại hiệu quả rõ rệt và đã có tác động tích cực, rõ ràng đối với đời sống báo chí. Hiện tượng tiêu cực giảm đáng kể, một số vi phạm đã kịp thời được phát hiện và xử lý nghiêm. Cùng với việc ghi nhận, đề cao các tấm gương, các điển hình tiên tiến, nhiều cơ quan báo chí đã hết sức thẳng thắn, không ngại va chạm khi đề cập tới các vấn đề, vụ việc dù gai góc nhất, thậm chí đã nêu cao tinh thần đấu tranh trước những sai phạm, những biểu hiện của “lợi ích nhóm”. Có thể nói, trên tất cả những “mặt trận” nóng bỏng nhất hiện nay như phòng chống tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh đổi mới, cải cách thể chế, chống sự trì trệ, bảo thủ… đều ghi dấu ấn, vai trò quan trọng của báo chí”...

Có thể nói, trong thời gian qua, với sự chỉ đạo sát sao từ phía cơ quan Trung ương HNBVN, các cấp Hội, các Chi hội, Liên Chi hội trực thuộc đã không ngừng rèn luyện, nâng cao và coi đạo đức là thước đo quan trọng cho sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu của mỗi nhà báo, hội viên.

Bởi lẽ, các nhà báo đều hiểu rằng, hoạt động báo chí là một trong những hoạt động mang tính xã hội rất cao. Tác phẩm báo chí thường có tác động xã hội rộng lớn, có khả năng định hướng thông tin và tư tưởng, chính vì vậy báo chí luôn được coi là công cụ tuyên truyền hữu hiệu. Một tác phẩm báo chí có thể mang lại hiệu ứng tích cực, góp phần nâng cao tình cảm, nhận thức, lòng tin và định hướng hành động cho công chúng, nhưng cũng có thể làm suy giảm lòng tin, băng hoại đạo đức, làm sai lệch nhận thức và dẫn đến làm lệch lạc về hành động.

Chính bởi vậy, các quy định về đạo đức người làm báo có thể được coi như những chiếc “barie” đặc biệt góp phần không nhỏ giúp hội viên, nhà báo vượt qua những cám dỗ, vượt qua chính mình để cống hiến vì sự phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam...

Sông Mây

Tin khác

Hội Nhà báo TP Hà Nội bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp, dựng sản phẩm báo chí Longform

Hội Nhà báo TP Hà Nội bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp, dựng sản phẩm báo chí Longform

(CLO) Ngày 27/3, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội đã tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ kỹ năng, phương pháp, tư duy dựng sản phẩm Longform bằng Canva và Sway cho các học viên là biên tập, phóng viên của các cơ quan báo chí trên địa bàn.

Công tác hội
Hơn 200 vận động viên tham gia Hội khoẻ Báo Đảng các tỉnh Tây Bắc mở rộng

Hơn 200 vận động viên tham gia Hội khoẻ Báo Đảng các tỉnh Tây Bắc mở rộng

(CLO) Chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ; 65 năm Ngày Bác Hồ về thăm, nói chuyện với đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại tỉnh Sơn La, ngày 23/3, Báo Sơn La tổ chức giải thể thao Phan Xi Păng Báo Đảng các tỉnh khu vực Trung du - Miền núi phía Tây Bắc lần thứ XVI, năm 2024.

Công tác hội
Báo chí Cách mạng Việt Nam - thay đổi mạnh mẽ để giữ vững vị thế, hội nhập thế giới

Báo chí Cách mạng Việt Nam - thay đổi mạnh mẽ để giữ vững vị thế, hội nhập thế giới

(NB&CL) Lần đầu tiên, Diễn đàn Báo chí Toàn quốc được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh để thảo luận, mổ xẻ và đưa ra giải pháp về các vấn đề bức thiết nhất của báo chí Việt Nam.

Công tác hội
Hội Báo toàn quốc 2024: Quy mô, sôi động, giàu cảm xúc, nhiều ý nghĩa thiết thực

Hội Báo toàn quốc 2024: Quy mô, sôi động, giàu cảm xúc, nhiều ý nghĩa thiết thực

(NB&CL) Hội Báo Toàn quốc 2024 - một trong những sự kiện quy mô của giới báo chí trong năm 2024 - đã thực sự để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng những người làm báo và công chúng báo chí cả nước, là điểm nhấn về tính chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại của Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Công tác hội
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi hội phóng viên thường trú địa phương, bài học từ báo Thanh Niên

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi hội phóng viên thường trú địa phương, bài học từ báo Thanh Niên

(CLO) Theo nhà báo Dương Danh Hữu: “Chính quyền địa phương cần có cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin kịp thời cho các cơ quan báo chí và phóng viên thường trú. Thông tin cần được cung cấp nhanh chóng, đầy đủ, thường xuyên, đặc biệt là thông tin liên quan đến các vấn đề nóng được dư luận đặc biệt quan tâm”.

Công tác hội