“Lỗ hổng” thực thi công bố hợp quy, gắn dấu hợp quy trên sản phẩm dệt may:

Bài 1: “Điểm mặt” loạt cửa hàng thời trang bán hàng không gắn dấu hợp quy!

Thứ hai, 31/05/2021 08:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Công bố hợp quy, gắn dấu hợp quy (dấu CR) là quy định bắt buộc đối với sản phẩm dệt may khi lưu thông trên thị trường Việt Nam. Thế nhưng thực tế khảo sát cho thấy có rất nhiều sản phẩm, hàng hoá đang bày bán trong nước không thực thi theo quy định.

(LTS) Sau hơn hai năm thực thi quy định phải công bố hợp quy, gắn dấu hợp quy trên sản phẩm dệt may trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường thì đến nay vẫn phát hiện loạt doanh nghiệp không thực hiện. Điều này cho thấy đang tồn tại những "khe hở" trong quản lý, kiểm soát, cần thiết phải "siết chặt". Tránh nguy cơ hàng không rõ nguồn gốc, hàng nhập lậu trôi nổi rộng khắp ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, môi trường và ngành dệt may Việt Nam.

Công bố hợp quy, gắn dấu hợp quy (dấu CR) trên sản phẩm, hàng hoá là quy định bắt buộc đối với sản phẩm dệt may trước khi đưa ra thị trường Việt Nam tiêu thụ! (Ảnh: Chính kỳ)

Công bố hợp quy, gắn dấu hợp quy (dấu CR) trên sản phẩm, hàng hoá là quy định bắt buộc đối với sản phẩm dệt may trước khi đưa ra thị trường Việt Nam tiêu thụ! (Ảnh: Chính kỳ)

Sản phẩm dệt may phải đạt chuẩn trước khi đưa ra thị trường

Theo Thông tư 21/2017/TT-BCT ngày 23/10/2017 của Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may (QCVN:01/2017/BCT) quy định: các doanh nghiệp (DN), cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm dệt may trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải thực hiện công bố hợp quy phù hợp với quy định tại Quy chuẩn này và gắn dấu hợp quy CR.

Có thể hiểu, gắn dấu hợp quy CR là một bằng chứng chứng minh và là dấu hiệu nhận biết sản phẩm, hàng hoá đã được kiểm tra, có chứng nhận hợp quy, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định và được phép lưu hành trên thị trường. 

Đây là thủ tục bắt buộc phải thực hiện nhằm đảm bảo yêu cầu về chất lượng theo Quy chuẩn QCVN: 01/2017/BCT, tránh tình trạng hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc cũng như các nguồn sản xuất chứa nguyên liệu gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng và gây ô nhiễm môi trường. 

Theo quy định, từ ngày 01/05/2018 Thông tư 21/2017 sẽ có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho các DN đủ thời gian thực hiện nên ngày 26/04/2018, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 07/2018/TT-BCT nhằm dời thời hạn thi hành tới ngày 01/01/2019.  

Qua thời điểm nêu trên, nếu DN, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm dệt may nào không thực hiện việc công bố hợp quy, gắn dấu hợp quy CR trên sản phẩm, hàng hoá trước khi đưa ra thị trường là vi phạm các quy định pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm!

Thực tế thi hành nhìn từ ngành hàng may mặc, kinh doanh thời trang?

Hiện nay, tại tất cả các trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống bán lẻ lớn trên cả nước như Co.opmart, Vinmart, Aeon Mall, Lotte Mart, Big C… đều yêu cầu các nhà cung ứng, sản xuất, kinh doanh ngành hàng may mặc, dệt may phải cung cấp đầy đủ hồ sơ chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy cùng với hàng hóa được gắn dấu hợp quy CR trên sản phẩm trước khi bày bán.

Theo đó, nhiều các doanh nghiệp lớn với nhiều nhãn hàng có thương hiệu cũng đã tuân thủ rất nghiêm theo quy định trước khi đưa hàng hoá ra thị trường tiêu thụ.

Tuy nhiên phải nói rằng, bên ngoài thị trường hiện vẫn còn cả nghìn cửa hàng thời trang thuộc nhiều doanh nghiệp, cá nhân đang hoạt động - nơi chiếm thị phần không nhỏ trong phân khúc hàng hoá may mặc lưu thông trên thị trường, thì việc các cửa hàng này có tuân thủ thực thi theo quy định hay không phải trông chờ vào công tác kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng.

Để rõ hơn bức tranh thực thi quy định này, trong vai khách hàng, từ cuối tháng 3/2021, phóng viên (PV) Nhà báo và Công luận đã có gần 2 tháng khảo sát thực tế thị trường, trực tiếp vào các cửa hàng thời trang có thương hiệu, tên tuổi ở TP. HCM và TP. Hà Nội để tìm hiểu.

Tại cửa hàng thời trang PT 2000 ở 137A Hai Bà Trưng; 153AB Nam kỳ khởi nghĩa, phường 6, quận 3, TP. HCM - phóng viên phát hiện các sản phẩm bày bán không thực thi gắn dấu hợp quy CR! (Ảnh: Chính Kỳ)

Tại cửa hàng thời trang PT 2000 ở 137A Hai Bà Trưng; 153AB Nam kỳ khởi nghĩa, phường 6, quận 3, TP. HCM - phóng viên phát hiện các sản phẩm bày bán không thực thi gắn dấu hợp quy CR! (Ảnh: Chính Kỳ)

Cụ thể, tại hai cửa hàng thời trang mang thương hiệu “PT 2000” ở 137A Hai Bà Trưng, phường 6, quận 3 và 153AB Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 6, quận 3, TP. HCM - PV đã  ghi nhận các bằng chứng cho thấy loạt hàng hoá bày bán nơi đây đều không gắn dấu hợp quy CR.

Cũng với thương hiệu “PT 2000” nhưng ở TP. Hà Nội tại các địa chỉ 119 Chùa Bộc, quận Đống Đa; 101 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng; Số 7 Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy - trong tình trạng tương tự, các sản phẩm bày bán cũng không có dấu hợp quy CR.

Qua tìm hiểu được biết, thương hiệu “PT 2000” thuộc sở hữu của Công Ty TNHH Phạm Tường 2000 và hiện đang có hơn 20 cửa hàng thời trang trên toàn quốc.

Tiếp tục phát hiện cửa hàng thời trang

Tiếp tục phát hiện cửa hàng thời trang "Sea Collection" tại 283A Hai Bà Trưng, phường 8, quận 3, TP. HCM bán hàng không gắn dấu hợp quy trên sản phẩm may mặc! (Ảnh: Chính Kỳ)

Tiếp tục khảo sát tại cửa hàng thời trang “Sea Collection” thuộc Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Sea Collection ở các địa chỉ 283A Hai Bà Trưng, phường 8, quận 3; 65 - 67 Nguyễn Trãi; 261 Nguyễn Trãi, phường 2, quận 5, TP. HCM… ống kính PV cũng ghi nhận các sản phẩm bày bán trong tình trạng không gắn dấu hợp quy. Được biết thương hiệu “Sea Collection” hiện đang có khoảng sáu cửa hàng tại TP. HCM.

Với hệ thống bán lẻ mang thương hiệu “X70” - “G.I.A.O” ở địa chỉ 189 Hai Bà Trưng, phường 6, quận 3; 405 Hai Bà Trưng, phường 8, quận 3; 139C Nguyễn Trãi, phường Bến Thành, quận 1, TP. HCM… thực tế ghi nhận cũng cho thấy các sản phẩm bày bán đều không gắn dấu hợp quy CR.

Hiện các cửa hàng “X70” - “G.I.A.O” đều đăng ký Hộ kinh doanh cá thể với hệ thống hơn 20 cửa hàng trải khắp các quận ở TP. HCM. 

Loạt cửa hàng thời trang “X70” - “G.I.A.O” ở địa chỉ 189 Hai Bà Trưng; 405 Hai Bà Trưng; 139C Nguyễn Trãi, quận 1... bán hàng không gắn dấu hợp quy! (Ảnh: Chính Kỳ)

Loạt cửa hàng thời trang “X70” - “G.I.A.O” ở địa chỉ 189 Hai Bà Trưng; 405 Hai Bà Trưng; 139C Nguyễn Trãi, quận 1... bán hàng không gắn dấu hợp quy! (Ảnh: Chính Kỳ)

Trong tình trạng tương tự, thương hiệu thời trang

Trong tình trạng tương tự, thương hiệu thời trang "Nguyễn Long" bán hàng cũng không gắn dấu hợp quy theo quy định! (Ảnh: Chính Kỳ)

Tương tự tại cửa hàng thời trang “Nguyễn Long”, thương hiệu thuộc Công ty TNHH Thời trang Nguyễn Long ở 122 Nguyễn Trãi, phường 3, quận 5; 773 CMT8, phường 6, quận Tân Bình; 36A Võ Văn Ngân, phường Trường Thọ, TP. Thủ Đức, TP. HCM - PV cũng phát hiện tình trạng các sản phẩm áo, quần, veston đang bày bán đều không có dấu hợp quy CR. Hiện thương hiệu này đang có 6 cửa hàng tại TP. HCM.

Với thương hiệu đồ tây “Adam Store” thuộc Công ty TNHH Thời trang Adam Store tại các địa chỉ số 8 Hồ Văn Huê, phường 9, quận Phú Nhuận; 252 Lý Tự Trọng, phường Bến Thành, quận 1; 71 Nguyễn Trãi, phường 2, quận 5, TP. HCM… trong tình trạng tương tự. PV cũng ghi nhận các sản phẩm bày bán như quần tây, áo sơ mi, veston, cà vạt, giày… đều không gắn dấu hợp quy CR. 

Khi được hỏi vì sao trên các sản phẩm áo, quần bày bán không có dấu hợp quy CR để nhận biết hàng đạt chất lượng và an toàn thì nhân viên của “Adam Store” trả lời đơn giản rằng: “Bên em không có gắn dấu đó, vì thương hiệu Adam đã có nhiều năm rồi, nên các khách hàng đều biết và tin tưởng để ghé đến lựa chọn sản phẩm”.

Tìm hiểu trên website của “Adam Store” (www.adamstoresg.com) cho thấy, đơn vị này hiện có 5 cửa hàng tại TP. HCM và hơn 50 cửa hàng trên toàn quốc.

Báo Công luận

"Adam Store" là thương hiệu thời trang đồ tây, veston có tiếng trên thị trường, nhưng các sản phẩm bày bán lại không gắn dấu hợp quy theo quy định pháp luật! (Ảnh: Chính Kỳ)

Trước thực tế phát hiện nhiều cửa hàng thời trang tên tuổi bán hàng không gắn dấu hợp quy theo quy định, để xác định liệu việc công bố hợp quy có được thực hiện? PV đã vào “website” của Sở Công Thương TP. HCM - nơi thực hiện tiếp nhận, quản lý hồ sơ công bố hợp quy sản phẩm dệt may để xác minh.

Kết quả sau khi tra cứu tên các DN như Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Sea Collection; Công Ty TNHH Phạm Tường 2000; Công ty TNHH Thời trang Nguyễn Long; Công ty TNHH Thời trang Adam Store - thời điểm cập nhật đến ngày 20/5/2021 cho thấy, tên các đơn vị này không có trong danh sách các DN đã thực hiện công bố hợp quy theo quy định của Bộ Công Thương.

(Còn nữa) 

Chính Kỳ - Lê Tâm

Tin khác

Các thành viên G20 vận động EU không tịch thu tài sản của Nga

Các thành viên G20 vận động EU không tịch thu tài sản của Nga

(CLO) Tờ Financial Times đưa tin rằng việc tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga có thể tạo tiền lệ nguy hiểm trong luật pháp quốc tế, Indonesia và Saudi Arabia đã cảnh báo EU tại cuộc họp gần đây của các bộ trưởng tài chính G20.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sản lượng thép xây dựng, thép chất lượng cao Hòa Phát cao nhất từ đầu năm 2024

Sản lượng thép xây dựng, thép chất lượng cao Hòa Phát cao nhất từ đầu năm 2024

(CLO) Tháng 4/2024, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 738.000 tấn thép thô, giảm nhẹ so với tháng trước. Bán hàng các sản phẩm phôi thép, thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 805.000 tấn, tăng 16% so với tháng 3/2024. Trong đó riêng thép xây dựng, thép chất lượng cao đạt 471.000 tấn, tăng 24% so với tháng trước đó.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chuyện chăm lo đời sống cho “tài sản quý nhất” tại BSR

Chuyện chăm lo đời sống cho “tài sản quý nhất” tại BSR

(CLO) Tại các buổi làm việc với Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) thường chia sẻ “Tập thể người lao động BSR là tài sản quý nhất mà Công ty đang có”. Vậy BSR đã và đang áp dụng, xây dựng những chính sách gì để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho “tài sản quý nhất” của mình?

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá vàng tăng lập đỉnh mới, các ngân hàng mua ròng 16 tấn vàng trong 1 tháng

Giá vàng tăng lập đỉnh mới, các ngân hàng mua ròng 16 tấn vàng trong 1 tháng

(CLO) Giá vàng SJC tăng lập đỉnh mới 86,5 triệu đồng/lượng (bán ra) trong bối cảnh giá vàng thế giới lên mốc 2.325 USD/ounce. Theo dữ liệu mới nhất từ Hội đồng Vàng Thế giới, trong tháng 3, các ngân hàng trung ương mua ròng 16 tấn vàng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhóm trái chủ nước ngoài đang đòi nợ Ukraine

Nhóm trái chủ nước ngoài đang đòi nợ Ukraine

(CLO) Tờ Wall Street Journal đưa tin một nhóm trái chủ nước ngoài đã thực hiện các bước để buộc Ukraine bắt đầu trả nợ ngay trong năm tới. Nếu thành công, Kiev có thể tiêu tốn 500 triệu USD mỗi năm chỉ tính riêng tiền lãi.

Thị trường - Doanh nghiệp