Hướng đi để Startup biến “nguy” thành “cơ”:

Bài 2: Cơ hội từ việc “đứng trên vai người khổng lồ”

Thứ ba, 14/07/2020 06:50 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tận dụng nguồn lực có sẵn của những “người khổng lồ” đang là chiến lược được nhiều startup lựa chọn. Các tập đoàn có thể giúp startup giải quyết những thách thức trong giai đoạn đầu, đồng thời đẩy nhanh sản phẩm ra thị trường.

Bài liên quan

Khó đứng vững khi tự thân vận động

iSofH là một startup trong lĩnh vực y tế, phát triển nền tảng phục vụ người bệnh từ lúc họ được tiếp đón vào bệnh viện, cho đến khi được điều hướng, phân luồng, khám, quản lý hồ sơ, ra được đơn thuốc, kết nối toàn bộ hệ thống lâm sàng…Dự kiến nền tảng này sẽ thu 5000 đồng cho một lượt phục vụ. Công ty đã khởi nghiệp được 5 năm và đầu tư hơn 100 tỷ đồng chỉ để “nuôi” hơn 100 kỹ sư. Thế nhưng trong ngành y tế, công nghệ thông tin lại không được chú trọng tương xứng như với mức đầu tư cho nhân lực, hạ tầng, trang thiết bị. Do đó, mặc dù đây là một trong những startup có giải pháp, có hiệu quả nhưng lại thiếu thị trường, thiếu cơ chế cho nên đến giờ vẫn…loay hoay tìm hướng đi.

Hay như Tubudd – một startup trẻ trong ngành du lịch giúp kết nối du khách nước ngoài và hướng dẫn viên du lịch bản địa đã phải “tự thân vận động” như: Cắt giảm nhân sự không cần thiết, chuyển sang phục vụ những đối tượng khách hàng mới khi dịch Covid-19 vẫn ảnh hưởng tới ngành du lịch.

Các startup như Tubudd rất cần sự đồng hành, hỗ trợ của những “ông lớn” trong ngành, để cùng bắt tay nhau khai thác thị trường

Các startup như Tubudd rất cần sự đồng hành, hỗ trợ của những “ông lớn” trong ngành, để cùng bắt tay nhau khai thác thị trường

Thế nhưng theo bà Vũ Thái An, người sáng lập ứng dụng Tubudd, khi mà “cú sốc Covid-19” đã và đang gây ảnh hưởng không nhỏ tới các startup, bên cạnh sự hỗ trợ của những tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, thì để “hồi phục dần” các startup như Tubudd rất cần sự đồng hành, hỗ trợ của những “ông lớn” trong ngành, để cùng bắt tay nhau khai thác thị trường. Sự giúp đỡ của những “ông lớn”, những tập đoàn lớn là điều cần thiết đối với các startup nhỏ khiến họ yên tâm là có sự đồng hành, sẽ có sự giúp đỡ của những người đi trước, để cùng cung cấp những giải pháp cho những startup nhỏ.

“Bắt tay” với “người khổng lồ”

Đây cũng là “con đường” mà nhiều startup lựa chọn: tìm đến những công ty, tập đoàn lớn để hợp tác, tìm kiếm cơ hội “đứng trên vai người khổng lồ”. Như đối với trường hợp của VVN AI, là startup cung cấp giải pháp định danh khách hàng điện tử đã sớm tìm thấy cơ hội phát triển bằng cách “đứng trên vai” Viettel, thông qua việc tham dự Viettel Advanced Solution.

CEO VVN AI – Nguyễn Hoàng Tùng cho biết, thời điểm đầu mới xây dựng ứng dụng, công ty đã gặp phải những thách thức đầu tiền khi hệ thống dữ liệu gốc của Việt Nam chưa đáp ứng được. Tiếp đó là một khó khăn lớn khác của nhiều startup chính là: thị trường. VVN AI là công ty trẻ, giải pháp còn lạ với thị trường Việt Nam, do đó thậm chí từng phải bán sản phẩm qua công ty khác rồi nhờ họ ký hợp đồng.

Bước ngoặt mang tính quyết định là khi VVN AI bán được sản phẩm cho Viettel, vào lúc tập đoàn này đang tìm đối tác cho giải pháp định danh khách hàng. Với tập khách hàng lớn, trung bình một tháng, tập đoàn này phải quét hơn 3 triệu hồ sơ, tương ứng gần 10 triệu lần quét. Vì thế, họ đòi hỏi tốc độ xử lý và tính chính xác rất cao. Khi dùng giải pháp của VVN AI, với mỗi chứng minh thư nhập liệu thủ công, Viettel trước đây mất 2.000 đồng thì giờ chỉ còn 400-500 đồng. Tức là Viettel có thể tiết kiệm tới 40 tỷ đồng nhờ giải pháp của VVN AI.

VVN AI - startup cung cấp giải pháp định danh khách hàng điện tử đã sớm tìm thấy cơ hội phát triển bằng cách “đứng trên vai” Viettel.

VVN AI - startup cung cấp giải pháp định danh khách hàng điện tử đã sớm tìm thấy cơ hội phát triển bằng cách “đứng trên vai” Viettel.

CEO VVN AI – Nguyễn Hoàng Tùng nhận định, các tập đoàn lớn có vai trò quan trọng với hệ sinh thái khởi nghiệp. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp này chỉ dừng lại ở việc rót tiền thì không thể tạo ra tác động lan tỏa. Vì vậy, startup cần được đồng hành, chia sẻ kinh nghiệm, tư duy về thị trường. Không những vậy, làm việc với các tập đoàn lớn startup sẽ nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp, cùng với đó là áp lực buộc phải cải tiến sản phẩm để trở thành giải pháp tốt nhất.

Chia sẻ về sự hợp tác giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và những doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ lớn, Gene Soo - đồng sáng lập Hệ sinh thái khởi nghiệp tiên phong của Hong Kong cho rằng, các công ty khởi nghiệp rất giỏi trong việc giải quyết các vấn đề, nhưng có thể không giỏi bán hàng hoặc xây dựng các mối quan hệ kinh doanh. Các tập đoàn có thể giúp các công ty khởi nghiệp đẩy nhanh sản phẩm ra thị trường.

Hình thành liên minh doanh nghiệp Việt

Thực tế, chiến lược "đứng trên vai người khổng lồ" đã được các startup trên thế giới áp dụng từ lâu. Thậm chí, tại Trung Quốc, giới khởi nghiệp đã đúc rút ra được công thức nhằm giúp các startup nhanh chóng trở thành “kỳ lân” công nghệ.

Chắc hẳn cái tên TikTok-ứng dụng mạng xã hội chia sẻ các đoạn video ngắn nổi tiếng nhất trong giới hiện nay không còn xa lạ với người dùng. Nhưng ít ai biết, TikTok là sản phẩm của một công ty Internet Trung Quốc mang tên ByteDance. Đây là startup “kỳ lân” lớn thứ hai của nước này. Hay là Didi Chuxing, dịch vụ taxi công nghệ lớn nhất Trung Quốc cũng là startup thành công. Điểm chung của các “kỳ lân” này là đều nhận được sự hậu thuẫn lớn từ các đại gia hàng đầu như Alibaba, Tencent hay Baidu…

Thế nhưng ở Việt Nam, những cái “bắt tay” như vậy không nhiều. Bởi không dễ để các startup Việt Nam có thể tìm kiếm những cơ hội nhận được sự hỗ trợ từ những “người khổng lồ” như ở Trung Quốc. Do đó, các startup vẫn còn loay hoay giải các “bài toán” từ nguồn lực, thị trường để biến ý tưởng thành hiện thực.

Theo Cục trưởng Cục Tin học hoá (Bộ Thông tin và Truyền thông) Nguyễn Huy Dũng, hiện nay việc xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ số sẽ phải giải quyết vấn đề lớn, là cung cấp một hệ sinh thái đầy đủ, trong đó các doanh nghiệp dùng sản phẩm của nhau, thay vì dùng của nước ngoài. Từ đó sẽ hình thành một mạng lưới, liên minh doanh nghiệp công nghệ số để phát triển hệ sinh thái chuyển đổi số đầy đủ cho Việt Nam – điều mà một doanh nghiệp Việt Nam khó có tiềm lực để làm đầy đủ.

Mặt khác, dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin Truyền thông, những giải pháp hoàn thiện, có khả năng nhân rộng hoàn toàn có thể được triển khai trên hệ thống của các doanh nghiệp công nghệ thông tin lớn. Bộ Thông tin Truyền thông sẽ tạo dựng các vườn ươm công nghệ bằng cách kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ lớn hợp tác với các công ty công nghệ non trẻ để cùng hoàn thiện và phát triển sản phẩm. Thêm vào đó, Bộ sẽ thúc đẩy việc tạo lập thị trường bằng cách cho phép thử nghiệm ở quy mô nhỏ, sau đó cấp ‘giấy khai sinh’ cho các mô hình mới.

Gia Nguyên

Tin khác

Apple tiếp tục phát hành bản thử nghiệm iOS 17.5 và iPadOS 17.5 beta 4: Hướng tới sự ổn định và hiệu suất

Apple tiếp tục phát hành bản thử nghiệm iOS 17.5 và iPadOS 17.5 beta 4: Hướng tới sự ổn định và hiệu suất

(CLO) Apple đã phát hành bản thử nghiệm thứ tư của iOS 17.5 và iPadOS 17.5, tiếp tục quá trình hoàn thiện các hệ điều hành trước khi tung ra phiên bản chính thức cho người dùng.

Sức sống số
Honda triệu hồi 3 triệu xe CR-V và Accord vì lỗi phanh khẩn cấp tự động kích hoạt

Honda triệu hồi 3 triệu xe CR-V và Accord vì lỗi phanh khẩn cấp tự động kích hoạt

(CLO) NHTSA mở rộng điều tra vấn đề phanh trên 3 triệu xe Honda sau khi nhận được hàng ngàn khiếu nại về phanh khẩn cấp tự động của những mẫu xe Honda bất ngờ kích hoạt.

Ô tô - Xe máy
Vivo Y38 5G trình làng với chip Snapdragon 4 Gen 2, màn hình 120Hz

Vivo Y38 5G trình làng với chip Snapdragon 4 Gen 2, màn hình 120Hz

(CLO) Vivo mới đây vừa ra mắt chiếc điện thoại tầm trung mới tại Đài Loan, có tên gọi là vivo Y38 5G. Máy trang bị tấm nền IPS LCD với kích thước 6,68 inch, pin 6000 mAh, Snapdragon 4 Gen 2 và màn hình 120Hz.

Sức sống số
Apple xác nhận lỗi trên iPhone và hứa sớm khắc phục

Apple xác nhận lỗi trên iPhone và hứa sớm khắc phục

(CLO) Apple là tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, đang phải đối mặt với một vấn đề mới liên quan đến tính năng báo thức trên iPhone của họ.

Sức sống số
Nio giới thiệu pin xe điện chạy được 1.000km

Nio giới thiệu pin xe điện chạy được 1.000km

(CLO) Công ty xe điện Nio đến từ Trung Quốc vừa công bố sản phẩm pin bán rắn với dung lượng khủng lên tới 150 kWh, đủ để cung cấp năng lượng cho quãng đường 1.000 km chỉ với một lần sạc, theo tiêu chuẩn CLTC.

Ô tô - Xe máy