Số hóa trong lĩnh vực y tế:

Bài 2: Rào cản nào khiến việc khám, chữa bệnh từ xa vẫn chưa phổ biến?

Thứ hai, 22/06/2020 08:51 AM - 0 Trả lời

(CLO) Khám, chữa bệnh từ xa đã được nhiều đơn vị phát triển từ lâu, nhưng việc đưa vào hoạt động vẫn chưa được phổ biến. Những rào cản về pháp lý, hạ tầng công nghệ, bảo mật thông tin vẫn là những vẫn đề khó giải quyết.

 

>>>Bài 1: Xu hướng phát triển hệ thống khám chữa bệnh từ xa trong ngành y tế

 

Nền tảng đã sẵn sàng

Với xu thế phát triển của công nghệ hiện nay, nhiều chuyên gia khẳng định, khám, chữa bệnh từ xa được kỳ vọng sẽ là một trong giải pháp mang tính đột phá để chấm dứt tình trạng vượt tuyến, tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến trung ương, đồng thời giúp nâng cao hiệu quả của công tác khám chữa bệnh cho người dân.

Thế nhưng, hoạt động , khám chữa bệnh từ xa thông qua các nền tảng số không phải đến bây giờ - khi dịch bệnh xảy ra thì mới được nhắc đến. Thậm chí từ nhiều năm trước, nhiều đơn vị, tổ chức trong nước đã nghiên cứu và phát triển các ứng dụng, nền tảng số phục vụ hỗ trợ tư vấn, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ.

Ứng dụng công nghệ eDoctor

Ứng dụng công nghệ eDoctor

Đơn cử như ứng dụng công nghệ, eDoctor được Vũ Thanh Long và Huỳnh Phước Thọ nghiên cứu và phát triển ngay từ những năm 2014, với mong muốn xây dựng được một hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện thông qua ứng dụng trên điện thoại di động. Thông qua ứng dụng, người dùng sẽ được kết nối với các bác sỹ để được khám và tư vấn sức khỏe tại nhà, tra cứu thuốc và phòng khám, cùng các dịch vụ sức khỏe khác như đặt các dịch vụ xét nghiệm và nhận kết quả tại nhà... Không phải chờ đợi ở các cơ sở y tế, tiết kiệm thời gian mà vẫn được sử dụng các dịch vụ y tế chất lượng.

Hiện, eDoctor đang hợp tác với hơn 1.500 bác sỹ và điều dưỡng viên, hơn 100 phòng khám và bệnh viện trên cả nước, phục vụ gần 100.000 lượt khám sức khỏe cho cá nhân, gia đình và doanh nghiệp.

Hay như ứng dụng VOV Bác sĩ 24, được phát triển và đưa vào hoạt động vào năm 2017 đến nay, ứng dụng này đã giúp đỡ được rất nhiều người dân ở các vùng sâu, vùng xa, những người bệnh cần sự trợ giúp nhanh chóng của các bác sĩ tuyến trung ương. Đặc biệt, trong thời gian chống dịch Covid-19, ứng dụng khám bệnh trực tuyến càng trở nên hữu dụng. Ông Vũ Quang, phụ trách ứng dụng VOV Bác sĩ 24 cho biết, phần mềm đã tạo ra một kênh khám bệnh mới rất hữu ích, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe toàn dân. Điểm nổi bật của ứng dụng này là việc cài đặt app dễ dàng và có thể ghi âm lại cuộc gọi tư vấn của bác sĩ, lưu lại các lần sử dụng dịch vụ, các đơn thuốc để bác sĩ dễ dàng tra cứu khi cần thiết. Trong 3 năm qua, hàng nghìn bác sĩ thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau từ khám tim mạch, tai mũi họng, nội ngoại khoa, nhi và ngay kể cả các bệnh liên quan đến da liễu đều có thể thực hiện tư vấn và khám bệnh từ xa cho bệnh nhân.

Mới đây, ông Trần Quý Tường, Cục trưởng Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) cho biết, trước mắt, các bệnh viện đa khoa trực thuộc Bộ Y tế sẽ phân công tối thiểu sáu bác sĩ trực thuộc sáu khoa (nội, ngoại, sản, nhi, truyền nhiễm và khoa khám bệnh) trực mỗi ca. Bệnh viện chuyên khoa phân công một bác sĩ trực mỗi ca tham gia tư vấn, khám, chữa bệnh miễn phí cho người bệnh thông qua kết nối trên ứng dụng VOV bác sĩ 24 tư vấn, khám chữa bệnh trực tuyến, trên điện thoại thông minh…Dự kiến, hơn 1.300 bệnh viện công lập trong cả nước có thể tham gia khám, tư vấn từ xa cho người bệnh trên ứng dụng này.

Vẫn còn những rào cản kìm hãm sự phát triển

Mặc dù các ứng dụng, hệ thống công nghệ, nền tảng cho hoạt động khám, chữa bệnh từ xa đã sẵn sàng, thế nhưng các chuyên cũng cho rằng, trên thực tế các ứng dụng này còn gặp khá nhiều khó khăn khi để được sử dụng nhiều hơn trong thực tế.

Như với phần mềm eDoctor, mặc dù gần đây đã được nhiều bệnh viện, phòng khám trên cả nước biết đến sau…6 năm phát triển, thế nhưng đồng sáng lập ứng dụng eDoctor- Huỳnh Phước Thọ cho biết, đây chưa phải là những tín hiệu khả quan. Bởi hiện tại vẫn còn những rào cản đến từ cơ chế chính sách, khi mà khung pháp lý, cũng như những quy định cụ thể cho các hoạt động y tế có ứng dụng công nghệ thông tin, y tế từ xa vẫn còn chưa thật đầy đủ và hoàn thiện. Việc số hoá và trao đổi, lưu trữ dữ liệu y tế còn thiếu nhiều hướng dẫn và quy định chi tiết. Nhiều cơ sở y tế chưa chú trọng ứng dụng công nghệ, việc tiếp cận và hợp tác còn nhiều khó khăn. Đó là chưa kể đến tâm lý của người dân và đội ngũ y bác sỹ vẫn chưa thực sự quen với khám chữa bệnh từ xa.

Thách thức cho việc triển khai hoạt động khám chữa bệnh từ xa vẫn là phải thay đổi thói quen của người dân (ảnh TL)

Thách thức cho việc triển khai hoạt động khám chữa bệnh từ xa vẫn là phải thay đổi thói quen của người dân (ảnh TL)

Một số đơn vị cũng đang “manh nha” ý tưởng xây dựng các phòng khám trực tuyến trên website, facebook, app cũng cho rằng, pháp lý là rào cản lớn nhất, do bản chất của ngành y là liên quan đến sức khỏe, cho nên phải phải tuân theo rất nhiều quy định, hướng dẫn của Bộ y tế và các cấp. Chưa có các quy chuẩn về việc khám, chữa bệnh từ xa, những ràng buộc của các đơn vị cung cấp, các bác sĩ tham gia khám, trách nhiệm khi xảy ra sự cố…

Theo ông Nguyễn Hoàng Ly- Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Komtek, hoạt động khám, chữa bệnh từ xa đang là xu thế, nhưng để làm được cần phải giải quyết 3 vấn đề: Thứ nhất là về mặt luật pháp, phải có những quy định cụ thể. Thứ hai là về mặt hạ tầng công nghệ, các thiết bị đầu cuối phải như thế nào thì mới có thể đo được nhịp tim… của bệnh nhân. Thứ ba là vấn đề bảo mật thông tin của bệnh nhân và bác sỹ.

Mặt khác, ông Nguyễn Mạnh Hổ - Tổng giám đốc Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions), đơn vị cung cấp nền tảng Telehealth - khám chữa bệnh từ xa, đang được Bệnh viện Đại học Y đã triển khai cho rằng, một thách thức lớn khác cho việc triển khai này là phải thay đổi thói quen của người dân, của các y bác sĩ từ cách thức khám chữa bệnh cũ sang phương pháp khám chữa bệnh mới. Bên cạnh đó, cần phải bảo đảm 3 yếu tố: một là phải có cơ sở pháp lý cho khám chữa bệnh từ xa. Hai là khám chữa bệnh từ xa cũng phải có chính sách chi trả từ Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế tương tự như khám trực tiếp; ba là các phần mềm, ứng dụng chỉ là một phần, vẫn cần những thiết bị IoT, thiết bị y tế phục vụ thăm khám, đo chỉ số cá nhân tại gia đình với chất liệu và giá thành rẻ có thể chấp nhận được.

Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, thách thức của các bệnh viện là hạ tầng cơ sở. Các bệnh viện hiện nay khả năng đầu tư về công nghệ thông tin còn hạn chế, vì nguồn lực không có nhiều. Mặt khác vẫn chưa có một thông tư rõ ràng nào để có thể triển khai rộng rãi được.

Các chuyên gia cũng nhận định, nếu những vướng mắc nói trên không được Bộ Y tế sớm giải quyết thì việc khiển khai các nền tảng số, đẩy mạnh hoạt động khám, chữa bệnh từ xa vẫn chỉ là “phong trào”.  Đặc biệt, cần có các giải pháp đồng bộ mới có thể đẩy nhanh việc triển khai các nền tảng khám chữa bệnh từ xa, ngành y tế Việt Nam mới đẩy nhanh được tiến trình chuyển đổi số- bắt kịp với xu thế của thế giới và đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.

Gia Hân

Tin khác

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

(CLO) Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do liên quan đến uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

(CLO) Sau khi kiểm tra, Sở Y tế TP HCM phát hiện cơ sở treo biển phòng khám chuyên khoa Da liễu An Nhi đang hoạt động trái phép. Đáng nói phòng khám này có chung chủ với các đơn vị kinh doanh đã bị xử phạt trước đó tại cùng địa chỉ.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

(CLO) Sở Y tế TP HCM vừa phát hiện và xử lý cơ sở mang tên “Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc Việt Nam” hoạt động không phép, núp bóng một phòng khám đa khoa.

Sức khỏe
Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

(CLO) Nạn nhân khi đến trạm y tế phường đã trong tình trạng bất động, lay gọi không biết, toàn thân lạnh, da tái nhợt, mạch cảnh không bắt được.

Sức khỏe
TP HCM sẽ kiểm tra đột xuất các bếp ăn trường học

TP HCM sẽ kiểm tra đột xuất các bếp ăn trường học

(CLO) Trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024, TP HCM sẽ kiểm tra đột xuất bếp ăn của các trường học, không còn kiểm tra báo trước.

Sức khỏe