Thắng Thái Lan, đội tuyển futsal nữ Việt Nam vô địch Giải futsal nữ Đông Nam Á
(CLO) Tối ngày 21/11, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại tuyển futsal nữ Thái Lan với tỉ số 2-1 để lên ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.
Theo dõi báo trên:
Bản Hiến văn đầu tiên của nước Việt Nam vừa là sự khẳng định mạnh mẽ về mặt pháp lý chủ quyền quốc gia của nhân dân Việt Nam, sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà còn là sự kiện đánh dấu bước nhảy vọt của nền dân chủ nước nhà.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, Chủ tịch Hồ Chí Minh - người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, có lẽ, là người Việt Nam đầu tiên nói đến Nhà nước pháp quyền. Minh chứng là từ năm 1919, trong Bản yêu sách gửi đến Hội nghị Versailles, Pháp, yêu sách thứ 7 được Người đề ra là pháp quyền (Thay thế chế độ sắc lệnh bằng chế độ luật pháp). Khát vọng quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, xây dựng nhà nước pháp quyền, dân chủ, thực sự của dân, do dân, vì dân, càng trở nên cháy bỏng khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Cũng chính bởi khát vọng cháy bỏng ấy, ngay từ khi nước nhà vừa giành được độc lập, chính quyền cách mạng non trẻ còn đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn của cảnh “thù trong giặc ngoài”, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành nhiều thời gian tâm sức cho việc làm thế nào phải gấp rút xây dựng được một bản Hiến pháp dân chủ của nước Việt Nam độc lập.
Ngày 20/9/1945, nghĩa là chỉ chưa đầy một tháng sau Lễ Độc lập, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 34/SL quyết định thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp của Chính phủ gồm 7 người do Người làm Trưởng ban. Nhiệm vụ của Ủy ban là nghiên cứu xác định mô hình, xây dựng cấu trúc của một bản Hiến pháp dân chủ hoàn toàn mới, vừa đảm bảo tính lâu dài vừa phù hợp với điều kiện thực tế ở nước ta.
Dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Dự thảo Hiến pháp đã khẩn trương nghiên cứu soạn thảo Hiến pháp. Tháng 11/1945, khi soạn xong Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Ban dự thảo đã cho công bố trên báo Cứu quốc để toàn dân tham gia góp ý kiến.
Tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 1 ngày 2/3/1946, trong những quyết sách hàng đầu được kỳ họp lịch sử này đưa ra, có việc thành lập Tiểu ban dự thảo Hiến pháp của Quốc hội với 11 thành viên. Tiểu ban có nhiệm vụ tiếp thu những kết quả nghiên cứu và dự thảo của Ban dự thảo Hiến pháp của Chính phủ lâm thời đồng thời, trên nền tảng ấy, tiếp tục nghiên cứu bổ sung. Để việc soạn thảo Hiến pháp đạt hiệu quả cao nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến quốc gồm 41 thành viên (hầu hết là các trí thức, các nhà nghiên cứu, các doanh nhân) làm đầu mối tập hợp ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong cả nước. Thông qua Mặt trận Việt Minh, việc lấy ý kiến nhân dân cũng được tiến hành khẩn trương nghiêm túc.
Nhờ sự khẩn trương, nghiêm túc, công phu ấy, cùng sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 10/1946, bản dự thảo Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được hoàn thành. Tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa I diễn ra tại Nhà hát lớn ở Thủ đô Hà Nội, từ ngày 28/10- 9/11/1946, bản dự thảo Hiến pháp ấy được đưa ra để thảo luận và thông qua.
Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa đầu thảo luận và thông qua bản Hiến pháp đầu tiên cũng như cuối cùng đã đi đến thống nhất cao.
Và sau những phiên trao đổi, rất sôi nổi, thậm chí nhiều khác biệt, nhưng qua sự giải thích hết sức cặn kẽ, thuyết phục của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cương vị là Trưởng ban dự thảo Hiến pháp của Chính phủ lâm thời, đồng thời là người đứng đầu Quốc hội Việt Nam (Nghị viện nhân dân) kiêm Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp kháng chiến, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Hiến pháp 1946 - Hiến pháp dân chủ đầu tiên của nước Việt Nam mới với sự nhất trí gần như tuyệt đối với 240 phiếu thuận trên tổng số 242 đại biểu có mặt tại phiên họp này.
“Hơn mười ngày nay, các đại biểu đã khó nhọc làm việc. Quốc hội đã thu được một số kết quả làm vẻ vang cho đất nước là đã thảo luận xong bản Hiến pháp. Sau khi nước nhà mới được tự do hơn 14 tháng, đã làm bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước nhà. Bản Hiến pháp đó còn là một vết tích lịch sử Hiến pháp đầu tiên trong cõi Á Đông này nữa. Bản Hiến pháp đó chưa hoàn toàn nhưng nó làm nên một hoàn cảnh thực tế. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã độc lập. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới biết dân tộc Việt Nam đã có mọi quyền tự do. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới: Phụ nữ Việt Nam đã đứng ngang hàng với đàn ông để được tự do của một quyền công dân. Hiến pháp đó nêu một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công bình của các giai cấp”.
Nhận định ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ hai, Quốc hội Khóa I, dường như đã là những khẳng định thấu đáo nhất về ý nghĩ của Hiến pháp năm 1946 - bản hiến văn đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Tuy nhiên, như lời Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc thì, việc đánh giá Hiến pháp năm 1946 là “bản hiến pháp đầu tiên trong toàn cõi Á Đông” của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn là một cách nói khiêm nhường. Bởi lẽ, cùng với nhiều nội dung liên quan đến quyền tự do cơ bản của con người, Hiến pháp năm 1946 còn thể hiện bước tiến có thể coi là nổi trội so với các bản hiến pháp cùng thời, ngay cả của các quốc gia có nền dân chủ phát triển.
Tại Hội thảo khoa học 70 năm Hiến pháp Việt Nam, diễn ra năm 2016, các đại biểu Quốc hội, các nhà hoạt động thực tiễn, nhà nghiên cứu trao đổi đã cùng thống nhất rằng, Bản Hiến pháp 1946 đã tiếp thu có chọn lọc các hiến pháp dân chủ và tiến bộ của các nước, đồng thời đã “Việt hóa” tối đa cho phù hợp với điều kiện của nước ta. Điểm nổi bật của mô hình tổ chức bộ máy nhà nước trong Hiến pháp 1946 là đề cao vai trò của nghị viện nhân dân, cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước, nhấn mạnh vai trò của nghị viện trong việc giám sát Chính phủ; đề cao tính độc lập của hệ thống tòa án - cơ quan tư pháp; phân quyền rõ nét và hợp lý cho chính quyền địa phương... Mặc dù những quy định này chưa được tổ chức kiểm nghiệm nhiều trên thực tế do điều kiện lịch sử lúc bấy giờ đất nước có chiến tranh nhưng tinh thần, tư tưởng và giá trị của nó đã được đặt ra và kế thừa trong quá trình xây dựng Hiến pháp 2013. Trong bản Hiến pháp này, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, các quyền tự do, dân chủ của con người được đạo luật cơ bản ghi nhận và bảo đảm, cũng lần đầu tiên người dân Việt Nam được xác nhận có tư cách công dân của một nước độc lập, có chủ quyền.
Hà Anh
(CLO) Tối ngày 21/11, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại tuyển futsal nữ Thái Lan với tỉ số 2-1 để lên ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao tặng Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia cho Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(CLO) Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc coi Việt Nam là điểm đến chiến lược cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao.
(CLO) Công an TX Việt Yên (Bắc Giang) đã điều tra làm rõ, khởi tố 01 bị can về tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên”.
(CLO) Theo PGS.TS.BS Trịnh Thị Diệu Thường, trong bối cảnh y học hiện đại phát triển vượt bậc, xu hướng kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại ngày càng được quan tâm, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ.
(CLO) Ngày 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari Bin Abdul.
(CLO) Hồi 00h15' ngày 21/11/2024, tại vũ trường New MDM ở địa chỉ Lô 26D, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng Công an thành phố tiến hành kiểm tra vũ trường New MDM.
(CLO) Việt Nam và Mông Cổ cam kết đẩy mạnh hợp tác kinh tế, đặc biệt trong nông nghiệp với mục tiêu nâng kim ngạch song phương lên 500 triệu USD.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, ngày 22/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Khu vực từ Hà Tĩnh và Quảng Bình mưa rào, cục bộ có nơi mưa to. Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông.
(CLO) Ngày 21/11, Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề “Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.
(CLO) Honda Vision, mẫu xe tay ga bán chạy nhất Việt Nam được làm mới ở thiết kế, gia tăng tiện ích trong khi giá bán giữ nguyên như phiên bản tiền nhiệm.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
(CLO) Ngày 21/11, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Hải Dương tổ chức hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về công tác cán bộ của Tỉnh đoàn Hải Dương.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, chiều 21/11, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao tặng Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia cho Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(CLO) Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc coi Việt Nam là điểm đến chiến lược cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao.
(CLO) Ngày 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari Bin Abdul.
(CLO) Ngày 21/11, Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề “Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.
(CLO) Ngày 21/11, UBND tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV với chủ đề “Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.