Bài toán không dễ giải

Thứ năm, 11/10/2018 08:22 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nhiều ý kiến cho rằng người Việt ngại thay đổi, vì thế khi thói quen tiêu tiền mặt đã ăn sâu bám rễ trong tư tưởng của mỗi người lại càng khó thay đổi. Tuy nhiên, quan điểm này chưa phải hoàn toàn là đúng.

Phí dịch vụ vẫn là rào cản lớn

Thực tế đang diễn ra ở khu vực nông thôn là tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) khá cao nhưng chủ yếu để nghe, gọi, lướt facebook, zalo và rất ít người sử dụng điện thoại để thực hiện các giao dịch thương mại. Nguyên nhân cũng rất dễ hiểu bởi muốn thanh toán không dùng tiền mặt thì phải có tài khoản ở ngân hàng và tài khoản đó phải có tiền. Mà ở Việt Nam, tỷ lệ người dân sống ở nông thôn chiếm đến 70%, trong khi đó những người có tài khoản ở ngân hàng chủ yếu là cán bộ, công chức, viên chức được trả lương qua tài khoản theo Chỉ thị 20/2007 của Chính phủ và người dân sống ở các đô thị. Còn người dân ở vùng nông thôn thì gần như rất ít người có tài khoản ngân hàng. Thêm vào đó, nơi chấp nhận các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt cũng chủ yếu tập trung ở các khu đô thị.

Và không riêng gì người dân mà phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực này vẫn rút tiền qua ATM và sử dụng tiền mặt; các hợp tác xã, các hộ sản xuất kinh doanh cá thể, chủ trang trại cũng trong tình trạng như vậy. Anh Lâm Hoài Nam, chủ một xưởng sản xuất gỗ ép tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái cho hay: “Hằng tháng tôi vẫn rút tiền trong tài khoản về trả tiền lương cho khoảng 30 người trong xưởng. Các giao dịch khác như mua nguyên liệu mỗi tháng hàng chục xe tải trị giá hàng trăm triệu đồng tôi cũng thanh toán tiền mặt vì bên đối tác họ cũng thích thế. Thực ra là sợ sai sót nhầm lẫn lại phiền phức đi lại giải quyết với ngân hàng nên hầu hết các doanh nghiệp, xưởng sản xuất chỗ tôi đều giao dịch chủ yếu bằng tiền mặt” .

Lương công nhân, cán bộ công chức, giáo viên ở nhiều khu vực nông thôn chỉ vài ba triệu đồng một tháng, nhưng mỗi lần giao dịch qua tài khoản mất vài ba nghìn cũng là điều khiến họ phải nghĩ. Cụ thể như tài khoản Vietcombank, mỗi lần giao dịch trong hệ thống mất 2.200 đồng, ngoài hệ thống mất 7.700 đồng. Đó là chưa kể hằng tháng phí dịch vụ CMS 11.000 đồng, phí dịch vụ internet banking 11.000 đồng và còn nhiều loại phí kèm theo khác. Số tiền này tuy mỗi lần không lớn nhưng gộp lại nhiều lần cũng không phải là nhỏ. Nhiều người còn tính tới phương án sẽ rút hết tiền khi có lương vì tiếc khoản phí phải trả mỗi lần rút, chưa nói việc mua hàng thanh toán online.

Báo Công luận
Trong tương lai những giao dịch online sẽ trở nên phổ biến hơn.  
Không riêng gì ở nông thôn, mà nhiều người dân sống ngay tại Thủ đô cho biết những hạn chế của việc thanh toán không tiền mặt. Không ít người hiện dùng khá nhiều thẻ ATM của các ngân hàng nhưng chỉ có 2 thẻ là có tiền và hay giao dịch nhất. Chủ yếu họ vẫn dùng thẻ để nhận tiền, thỉnh thoảng có một vài giao dịch như đi siêu thị, trung tâm thương mại thanh toán qua thẻ visa còn lại những giao dịch hằng ngày đều bằng tiền mặt.

Sẽ thay đổi nếu…

Sự nhanh nhạy tiếp cận công nghệ của người Việt là một minh chứng để chứng tỏ rằng người dân không hề ngại thay đổi nếu sự thay đổi đó là tiện lợi, có ích cho mình. Do đó, xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt với những mặt tiện lợi nhất đối với người tiêu dùng thì không có lý gì lại không hấp dẫn họ. Nếu ngân hàng đẩy mạnh các hình thức thanh toán trực tuyến qua điện thoại thông minh, phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ phù hợp với khách hàng nông thôn… thì chắc chắn trong tương lai, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0, mỗi người dân Việt Nam cũng sẽ có những đổi thay nhanh nhạy để thích ứng với thời cuộc. Khi đó những giao dịch online sẽ trở nên phổ biến hơn và thời gian này chính là lúc cần có định hướng đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tối ưu hóa mạng lưới ATM và POS.

Theo kế hoạch đã đề ra, phấn đấu đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở dưới mức 10%; đến cuối năm 2025, con số này rút xuống còn 8% và đặc biệt việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn. Tuy vậy, theo đánh giá, chỉ tiêu phấn đấu trên không thật dễ dàng nếu như chúng ta không tạo ra những cải thiện nhất là đối với lĩnh vực ngân hàng.

Minh Thùy

Tin khác

Bamboo Capital (BCG) doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ, lãi sau thuế tăng 10 lần

Bamboo Capital (BCG) doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ, lãi sau thuế tăng 10 lần

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) ghi nhận doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 98,1 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần cùng kỳ.

Tài chính - Bảo hiểm
VPBank (VPB) lãi trước thuế tăng 64% so với cùng kỳ

VPBank (VPB) lãi trước thuế tăng 64% so với cùng kỳ

(CLO) Trong quý 1/2024 ghi nhận lợi nhuận trước thuế (LNTT) hợp nhất tăng gần 66% so với cuối năm 2023 và 64% so với cùng kỳ, hoàn thành 1/4 mục tiêu năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
OCB tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1, ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh”

OCB tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1, ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh”

(CLO) Ngân hàng TMCP Phương Đông (Mã CK: OCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024, ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ về kết quả kinh doanh so với cùng kỳ, bên cạnh việc ưu tiên hỗ trợ lãi suất vay, triển khai chiến lược chuyển đổi ngân hàng “xanh” và đẩy mạnh số hóa.

Tài chính - Bảo hiểm
Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm

Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm

(CLO) Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin về việc ông Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc.

Tài chính - Bảo hiểm
Lợi nhuận quý 1 của Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) giảm gần về 0

Lợi nhuận quý 1 của Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) giảm gần về 0

(CLO) Trong quý 1/2024, lợi nhuận của CTCP Thuỷ Điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) sụt giảm tới 99,6% chỉ còn hơn 1,8 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm