(CLO) Sapa đã từng được coi là viên ngọc quý của du lịch vùng Tây Bắc. Thế nhưng sự yếu kém trong quản lý đã khiến cho quy hoạch Sapa hiện tại trở nên “nát tươm” và có thể còn 'nát' hơn nữa trong tương lai.
Nhạt nhòa bản sắc
Anh V.L. tự nhận mình là một trong số hàng trăm người rất quan tâm đến mỗi bước phát triển của Sapa. Sau nhiều năm sinh sống tại CH Séc, hồi đầu tháng 5/2019, anh mới có dịp quay lại với thị trấn (nay đã là thị xã) bé nhỏ này.
Lai tạp, nhếch nhác - đó là ấn tượng đầu tiên mà anh cảm nhận được. Theo anh L. nếu nhìn cận cảnh, đô thị Sapa giờ không biết gọi là bản sắc gì. “Đâu rồi những bóng áo chàm, những váy xòe hoa, những thổ cẩm rực rỡ. Đi đâu cũng thấy những công trình to lớn đang xây dựng, đào khoét nham nhở. Những nhà hàng, quán karaoke, massage mọc lên xô bồ, khiến Sapa giống hệt những đô thị khác ở Việt Nam”- anh L chia sẻ.
Nhìn cảnh tượng hiện nay, anh L. không khỏi tiếc nuối về một ngày chưa xa, khi đó Sapa còn những biệt thự theo lối kiến trúc Pháp nằm ẩn hiện trong mây giăng sương phủ, những con đường nhỏ quanh co uốn lượn sườn núi, phiên chợ vùng cao dặt dìu tiếng khèn của chàng trai Mông da diết gọi bạn tình..., những đôi trai gái từ các bản làng xa xôi hẹn hò nhau xuống chợ, gùi thổ cẩm vẫn trĩu nặng trên lưng. Những sáng mùa đông mưa giăng mờ, họ nép mình bên nhau trú mưa bên hiên nhà thờ cổ, ánh mắt nồng nàn men say mặc kệ du khách nhìn họ tò mò và thú vị.
Một Sapa lặng lẽ mà an yên, hồn nhiên mà đơn giản tạo nên sức hút văn hóa dân tộc rất đặc biệt, đó chính là bản sắc của vùng đất này, nhưng giờ chỉ còn là hoài niệm trong ký ức của những du khách nặng lòng với Sapa như anh L.
Hậu sinh “phủ định” người tiền nhiệm
Năm 2003, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Bùi Quang Vinh đã mời một nhóm chuyên gia đến từ đại học Bordeaux, CH Pháp xây dựng dự án quy hoạch Sapa. Nhóm chuyên gia đã đi khảo sát, điều tra, chụp ảnh, đo, vẽ, hỏi chuyện, thăm dò quan điểm và phản ứng hàng trăm người dân Sapa.
Hàng ngàn phiếu điều tra đã được lập, mỗi phiếu cho một ngôi nhà, một công trình kiến trúc, một khuôn viên nhỏ... Tất cả đều ngắn gọn nhưng chi tiết, cụ thể và chính xác. Sau này có người nhận xét rằng, nhóm chuyên gia đã "bốc bệnh" cho từng ngôi nhà, "kê toa" đến từng chi tiết ở thị trấn Sapa, và rồi cho ra sản phẩm là Bộ Quy chế quản lý đô thị Sapa, mà ngay sau đó đã được UBND tỉnh Lào Cai thông qua và công bố rộng rãi tới nhân dân.
Tại bản quy chế này, những nguyên tắc thiết kế đô thị cơ bản được khuyến cáo áp dụng ở Sapa là mọi công trình được quy hoạch và xây dựng trên các sườn đồi quanh suối theo dạng các ban công giật cấp kiểu bậc thang, đảm bảo tầm nhìn cảnh quan hướng về núi và thung lũng. Các công trình xây dựng mới phải hoà nhập với đặc trưng cảnh quan tự nhiên của Sapa vốn được tạo bởi địa hình núi, các đường phân thuỷ, thung lũng và thảm thực vật.
Do đó, có nhiều quy định chi tiết để quản lý xây dựng đã được đề xuất trong Quy chế, chẳng hạn định vị các công trình phải đảm bảo khoảng lùi tối thiểu 15m so với bờ suối và mặt nước tự nhiên, tôn trọng địa hình tự nhiên, không san gạt, làm thay đổi lớn về địa hình để xây dựng. Khi xây dựng tường chắn bắt buộc phải bằng vật liệu địa phương, đồng thời phải bảo vệ các loại cây xanh đặc trưng… Về độ cao: Tất cả các công trình đều bị khống chế tối đa là 9,5m - nghĩa là không được xây quá 3 tầng trong vùng lõi của Sa pa. Về chất liệu, các loại kính màu hay phản quang, các vật liệu giả đá, giả ngói; các mái lợp bằng tôn và các bể nước treo trên những nóc nhà ống không được khuyến khích sử dụng.
Chính nhờ có “cây gậy pháp lý” này mà sau đó Sapa đã được đánh thức sau 100 năm ngủ yên, để trở thành một trong vài điểm du lịch đáng để ghé thăm nhất ở Việt Nam. Trong con mắt du khách, Sapa hiện lên với những hình ảnh núi rừng lung linh, mây bay huyền ảo, ruộng bậc thang hùng vĩ, bản làng nên thơ.
Nhưng “ngày vui ngắn chẳng tày gang”, những hình ảnh nên thơ, ấn tượng đó nay chỉ còn là quá vãng. Giờ đây, khi ông Bùi Quang Vinh đã nghỉ hưu, không hiểu khi trở lại Sapa cảm nghĩ của ông như thế nào, bởi chắc rằng, Bộ Quy chế quản lý đô thị Sapa là một sản phẩm mà ông đã đổ ra bao tâm huyết. Và có lẽ, việc ông được vời về Trung ương giữ trọng trách Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư cũng ít nhiều là vì Trung ương đã nhìn thấy ở ông một sự quyết liệt, một tầm nhìn chính khách qua việc thiết kế lên Bộ Quy chế quản lý đô thị Sapa được giới chuyên môn đánh giá rất cao.
Những nhát chém vào quy hoạch Sapa
Năm 2014, đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai hoàn thành, từ Hà Nội lên Sapa chỉ còn 4 tiếng đồng hồ chạy xe hơi. Sapa - xứ sở xa xôi heo hút với cả đêm vạ vật trên tàu, cả ngày ô tô đánh vật với các con dốc, ổ trâu ổ voi lầy lội trở nên gần hơn bao giờ hết. Và từ đây, Sapa trở mình một cách nhanh chóng nhưng đáng tiếc, lại theo hướng tiêu cực.
Chỉ trong vài năm, thị trấn Sapa đã trở lên đông đúc, hỗn loạn, rác rưởi, nham nhở, tắc đường và nhung nhúc người xe. Sapa đô thị hóa nhanh còn hơn nhiều những đô thị nhỏ khác ở Việt Nam và dường như điều đó khiến những người làm công tác quản lý ở vùng đất này hụt hơi, không theo kịp.
Điển hình cho “sự cố” này là công tác quản lý quy hoạch, xây dựng có rất nhiều bất cập, vi phạm. Chỉ trong thời gian rất ngắn, hàng nghìn công trình xây dựng mọc lên và rất, rất ít trong số đó có giấy phép và thực hiện đúng giấy phép. Vi phạm nhiều và nghiêm trọng đến nỗi, những người làm công tác quản lý ở Sapa dường như không còn mấy cảm xúc đối với những hành vi này.
Điều đó thể hiện qua việc ông Nguyễn Thanh Xứng, Trưởng phòng quản lý đô thị trao cho PV những bảng kê danh sách có tới hàng trăm trường hợp vi phạm một cách rất hồn nhiên, không hề giấu giếm. Còn ông Lê Tân Phong thì cũng thừa nhận về quy mô vi phạm rất khủng nhưng do chủ yếu là do tồn tại từ trước (từ khi còn là huyện, trước khi lên thị xã – PV) nên cũng khó trong công tác xử lý. Ông Phong cho rằng, hiện nay quy trình xử lý vi phạm rất khó khăn, để cưỡng chế được 1 công trình phải mất ít nhất 39 ngày nên rất khó để xử lý.
Đáng nói là tình trạng vi phạm trật tự xây dựng ở Sapa đã diễn ra từ lâu và nay tiếp tục diễn biến phức tạp ngay khi Sapa được nâng cấp lên thị xã. Với những tài liệu mà cơ quan chức năng của thị xã Sapa cung cấp cho PV (chắc chắn đây chỉ là một phần của thực tế đang diễn ra) cũng dễ dàng hình dung được quy mô, mức độ vi phạm.
Chỉ riêng với những vi phạm mới phát sinh trong năm 2020, trong danh sách đã thể hiện, taị phường Cầu Mây 12 trường hợp, phường Sapa 15 trường hợp, phường Ô Quý Hồ 5 trường hợp, phường Hàm Rồng 26 trường hợp, phường Phan Si Păng 10 trường hợp… Trong số này, nhiều trường hợp vi phạm là xây dựng home stay, với chất liệu không mấy thân thiện như bê tông, tôn, kính…
Đặc biệt nhức nhối là có nhiều những công trình xây dựng khách sạn lớn, cao tầng vi phạm. Theo chúng tôi được biết, hiện nay việc quản lý xây dựng ở Sapa vẫn được áp dụng theo Quy chế đô thị Sapa năm 2012 của UBND tỉnh Lào Cai, bản quy chế này vẫn được kế thừa từ bản quy chế từ thời Chủ tịch Bùi Quang Vinh. Theo đó, chiều cao xây dựng công trình tối đa chỉ là 9,5m, không quá 3 tầng. Vậy nhưng, trong các năm 2017 đến nay vẫn tồn tại những công trình xây đến 10 - 11 tầng chưa kể tầng tum.
Có thể kể đến những công trình được cấp phép khủng như khách sạn Sunrise Sapa của Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Đức Tuấn, khi được cấp phép xây 3 tầng thì đã vi phạm, bị xử lý. Sau đó, chủ đầu tư đổi tên thành khách sạn Pistachio Hotel Sapa và xây hẳn lên 11 tầng, 1 tum, tổng diện tích sàn xây dựng 11.000 m2. Hay khách sạn Việt Pháp Sapa của Công ty Cổ phần Việt Pháp được Sở Xây dựng cấp phép 3 tầng, chiều cao chênh so với đường Mường Hoa 12,5m, tổng diện tích xây dựng 19.996 m2 sàn. Công ty Cổ phần Lạc Hồng cũng được Sở Giao thông Vận tải - Xây dựng cấp phép xây dựng một khách sạn 4 sao, tổng diện tích sàn 11.606m2, cao 10 tầng, chiều cao công trình lên tới 37,5m…
Với tình trạng vi phạm diễn ra tràn làn, quy mô, mức độ vi phạm khủng như vậy, chắc chắn nhiều người sẽ cho rằng, những cá nhân có trách nhiệm liên quan phải được xử lý nghiêm túc. Nhưng không, ông Nguyễn Trọng Hài, nguyên Bí thư Huyện ủy Sapa, nay được điều chuyển về làm Giám đốc Sở Giao thông - Xây dựng. Sở này chính là cơ quan quản lý việc quy hoạch, cấp phép xây dựng... Vậy với cương vị mới liệu ông Hài có làm tốt được trọng trách lớn này hay không, khi mà ở Sapa với vai trò Bí thư, ông đã để cho hàng loạt vi phạm diễn ra một cách êm thấm?
Tương tự, ông Lê Tân Phong, nguyên là Phó Chủ tịch UBND huyện Sapa phụ trách khối kinh tế, đô thị; sau khi để mảng công tác được giao phụ trách bung bét thì được đôn lên vị trí Chủ tịch UBND thị xã, và hiện nay đang hồn nhiên cho rằng “một số quy định gây cản trở quá trình xử lý”. Chẳng lẽ ông không biết được rằng, nếu quyết liệt trong việc xử lý từ lúc phát sinh vi phạm thì nay đâu mất nhiều thời gian cho việc xử lý vi phạm?
Ai chịu trách nhiệm khi đô thị Sapa bị xé nát? Ngoài hai quan chức nêu trên, dư luận của thị xã Sapa cũng đang nêu đích danh một số cá nhân khác, trong đó có ông phó chủ tịch Lê Mạnh Hảo phụ trách đô thị nay lại đổi vai sang phụ trách lĩnh vực khác có phải chịu trách nhiệm? Ông Trần Trọng Thông, vừa về nhận chức phó chủ tịch phụ trách trực tiếp về công tác quản lý đô thị nhưng cũng đã để xảy ra hàng loạt sai phạm.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng của Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Ngày 22/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Quyết định xử phạt Công ty cổ phần chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm.
(CLO) Bất chấp những thách thức từ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, kinh tế Ukraine đã tăng trưởng 4.2% trong 10 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái, theo thông báo của Bộ Kinh tế Ukraine vào ngày 18 tháng 11.
(CLO) Triều Tiên và Nga vừa ký kết một thỏa thuận mới nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế sau các cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng trong tuần này, theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA).
(CLO) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 thực hiện điều tra, phỏng vấn sâu người dân vùng lũ lịch sử gây chết và mất tích nhiều người ở xã Phúc Khánh.
(CLO) Trong những tuần gần đây, các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã liên tiếp công bố kế hoạch cắt giảm nhân sự và đóng cửa nhà máy khi họ chật vật tìm kiếm lợi nhuận từ các dòng xe điện (EV) và đối mặt với làn sóng cạnh tranh từ những sản phẩm giá rẻ hơn.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa thông báo với Quốc hội kế hoạch xóa 4,65 tỷ USD khoản nợ mà Ukraine đang gánh chịu, theo một bức thư do Bloomberg News thu thập được.
(CLO) Ngày 22/11, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà sơ thẩm xét xử các bị cáo: Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (cùng SN 1988, trú huyện Khăm Cợt, tỉnh Bolikhămxay, Lào) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đã chỉ ra nhiều hạn chế trong công tác hộ đê và xử lý sự cố đê điều qua đợt mưa lũ do bão số 3 tại Hội nghị chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức như chuyển mục đích sử dụng đất; chia tách, hợp thửa... nếu phù hợp quy định thì vẫn được thực hiện theo quy định.
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
(CLO) Sáng 22/11, TP Hải Phòng phối hợp Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số TP Hải Phòng năm 2024, với chủ đề “Chuyển đổi số xanh - Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
(CLO) Xã Hưng Đạo (huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên) đang ‘thay da đổi thịt’ từng ngày và tới đây sẽ vinh dự đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023. Để có được thành tích này, chính quyền địa phương đã luôn quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với đó là sự tận tâm của các doanh nghiệp trong thi công hạ tầng cơ sở, sự đồng thuận của nhân dân chung tay xây dựng nông thôn mới.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng 22/11, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Bước sang năm 2024, tình hình biên mậu tại các cửa khẩu của TP. Móng Cái có bước phục hồi, tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ, diễn biến phức tạp.