Ban Dân nguyện cần truy đến cùng các vấn đề cử tri quan tâm

Thứ hai, 17/05/2021 19:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu thời gian tới, Ban Dân nguyện phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đổi mới, nâng cao chất lượng giám sát, đặc biệt là hậu giám sát, đeo bám đến cùng, truy đến cùng các vấn đề cử tri quan tâm.

Ngày 17/5, tại trụ sở cơ quan Văn phòng Quốc hội, Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã làm việc với Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm của Ban Dân nguyện trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.

"Công tác Dân nguyện là công việc mang tính chất nhạy cảm, phức tạp, nhưng thời gian qua, Ban Dân nguyện tích cực hoàn thành các nhiệm vụ, điều này đã góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Quốc hội, Đảng, Nhà nước nói chung. Qua các hội nghị tiếp xúc cử tri, nhiều ý kiến đánh giá cao uy tín của Quốc hội thông qua các hoạt động này", Chủ tịch Quốc hội nói.

Theo Chủ tịch Quốc hội, công tác tiếp công dân của Ban Dân nguyện đã giúp Uỷ ban thường vụ Quốc hội thực hiện nhiệm vụ giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của nhân dân đạt hiệu quả, qua đó thúc đẩy trách nhiệm giải trình của các cơ quan, người đứng đầu trước những khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, được cử tri đồng tình.

"Công tác dân nguyện là nhiệm vụ chung của Quốc hội chứ không chỉ riêng của Ban Dân nguyện. Trong điều kiện kinh tế, xã hội phát triển nhanh thì ý kiến, kiến nghị của cử tri ngày càng nhiều là khách quan. Do vậy, Ban Dân nguyện cần bám sát sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, đảm bảo công khai, minh bạch, khắc phục tính nửa vời, thiếu quyết liệt, để xử lí công việc một cách thấu tình, đạt lý theo đúng quy định của pháp luật", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Quang cảnh buổi làm việc.

Quang cảnh buổi làm việc.

Thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban Dân nguyện cần triển khai hiệu quả chương trình kế hoạch giám sát năm 2021; thống kê, kiểm đếm những vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài để phân loại cụ thể.

"Ban Dân nguyện phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đổi mới, nâng cao chất lượng giám sát, tham mưu cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội về chỉ đạo hướng dẫn, giám sát công tác dân nguyện đối với các đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, đặc biệt là hậu giám sát, đeo bám đến cùng, truy đến cùng các vấn đề cử tri quan tâm", Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Đề nghị Ban Dân nguyện phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Quốc hội, tăng cường ứng dụng phần mềm quản lý, xử lý đơn thư và tổng hợp kiến nghị của cử tri, qua đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Ban, giúp giảm thiểu thời gian, khắc phục được việc trùng lặp đơn thư. Đồng thời, có báo cáo tổng hợp việc tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại tại các phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, làm cho các cuộc họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sinh động và gần dân hơn.

Tăng cường công tác thông tin báo chí, giữ mối liên hệ chặt chẽ với các cơ quan hữu quan. Đồng thời, xây dựng đề án tổng thể tăng cường năng lực, hiệu lực, hiệu quả trong nhiệm kỳ tới, trình Quốc hội khóa XV để đưa vào chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội trên cơ sở kế thừa những thành tựu đã đạt được.

Từ nay đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban Dân nguyện cần phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện dứt điểm khiếu nại tố cáo của công dân; đồng thời tham mưu cho Hội đồng Bầu cử quốc gia, những nơi có thể phát sinh điểm nóng trước khi bầu cử, địa bàn trọng điểm để lên những phương án cụ thể.

Theo Phó trưởng Ban Dân nguyện Hoàng Anh Công, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, Ban Dân nguyện đã phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp gần 49.000 lượt người về hơn 13.000 vụ việc. Qua tiếp công dân, đã hướng dẫn bằng văn bản gần 1.200 vụ việc, có văn bản chuyển hơn 1.300 vụ đến các cơ quan có thẩm quyền và nhận được 290 văn bản cung cấp thông tin, trả lời của cấp có thẩm quyền.

Quốc Trần

Tin khác

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Thành phố.

Tin tức
Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

(CLO) Chính phủ phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn được chọn làm điểm chỉ đạo của trung ương, tỷ lệ này là trên 90%.

Tin tức
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

(CLO) Liên quan đến dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tin tức
Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển có hiệu lực từ ngày 16/4/2024. Trong đó, Nghị định quy định rõ về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển.

Tin tức
Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

(NB&CL) Kết quả thanh tra tổng thể, toàn diện dự án Khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ cho thấy, công tác lập hồ sơ mời thầu, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, xác định thiếu số tiền sử dụng đất,… dẫn đến bỏ sót cho ngân sách Nhà nước hơn 98 tỷ đồng.

Tin tức