Vì sao Hoa Kỳ không áp thuế đối với Nga, Cuba, Belarus, Bắc Triều Tiên?
(CLO) Mỹ giữ nguyên mức thuế với Nga, Cuba, Belarus, Triều Tiên do đã áp lệnh trừng phạt nghiêm ngặt từ trước, không mở rộng thêm.
Theo dõi báo trên:
Ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 vẫn còn nhớ như in cảm giác “căng như dây đàn” những ngày đầu tháng 3 năm 2020. Khi đó, dịch Covid-19 bắt đầu lan rộng ra toàn thế giới, nhiều nước phải tiến hành giãn cách xã hội, hoạt động thương mại đình trệ. Kéo theo đó, liên tiếp các đơn hàng may mặc bị hủy khiến lãnh đạo một doanh nghiệp có hàng chục nghìn công nhân như May 10 không khỏi lo lắng.
Khi đó, ông Việt nhận định làm thế nào để duy trì việc làm cho công nhân đã là rất cố gắng, chưa nói đến việc có những đơn hàng đều đặn như trước kia.
May 10 chỉ là một trong số hàng trăm nghìn doanh nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng, khó khăn do dịch Covid-19 gây ra. Năm 2020 được coi là năm đầy thử thách cho cộng đồng doanh nghiệp. Tuy vậy, các doanh nghiệp cho thấy nội lực, bản lĩnh, tinh thần mạnh mẽ, sẵn sàng thay đổi, biến nguy thành cơ, tìm ra những cơ hội trong lúc khó khăn.
Khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát tại Việt Nam, diễn biến phức tạp thêm với tâm dịch là Sơn Lôi (Vĩnh Phúc), nước láng giềng Trung Quốc có số ca bệnh tăng nhanh kỷ lục. Một cách nhanh chóng, nhiều nước bắt đầu chính sách hạn chế giao thương với Trung Quốc để phòng tránh dịch lây lan.
Lúc đó cũng có thể được coi là làn sóng ảnh hưởng của dịch Covid-19 đầu tiên đến cộng đồng doanh nghiệp Việt. Với các doanh nghiệp dịch vụ, đặc biệt là du lịch và hàng không ngay lập tức bị ảnh hưởng bởi dừng các chuyến bay quốc tế, không đón khách ở một số nước Đông Bắc Á đến Việt Nam. Kéo theo đó là hàng loạt các doanh nghiệp vận chuyển, dịch vụ lữ hành, ăn uống, vui chơi giải trí, lưu trú bị ảnh hưởng.
Các nước Đông Bắc Á là những quốc gia có đường bay nhộn nhịp với Việt Nam và lượng khách du lịch dồi dào. Năm 2019, Việt Nam đón 5,8 triệu lượt khách từ Trung Quốc và 4,3 triệu lượt khách từ Hàn Quốc. Với việc dừng đón khách từ một số nước này, các doanh nghiệp ngành hàng không, du lịch và dịch vụ khó khăn nối tiếp khó khăn.
Với các doanh nghiệp sản xuất thì khó khăn đến từ nguy cơ thiếu nguyên phụ liệu. Việt Nam phải nhập lượng lớn nguyên phụ liệu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cho các ngành sản xuất như dệt may, da giày, hóa chất, điện tử… Việc hạn chế giao thương, thiếu nguyên phụ liệu có thể khiến các dây chuyền sản xuất có nguy cơ phải dừng sản xuất.
Với các doanh nghiệp nông nghiệp thì vấn đề đầu ra là một bài toán thách thức khi mùa thu hoạch đến gần, trong khi thị trường 1,3 tỷ dân lại khó tiếp cận. Hàng nghìn tấn thanh long, nhãn, vải thiều, mít, chôm chôm, sầu riêng… có nguy cơ phải bán rẻ hoặc đổ bỏ.
Sau khi dịch bùng phát mạnh ở Trung Quốc thì nhanh chóng lan ra toàn cầu. Các khu vực như châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Australia… nhanh chóng bị ảnh hưởng với số ca bệnh tăng lên mạnh mẽ. Nhiều nước phải áp dụng phong tỏa, giãn cách xã hội, do vậy nhu cầu về hàng hóa có sự thay đổi lớn.
Nhiều mặt hàng như may mặc, thời trang, đồ gỗ, da giày… vốn là thế mạnh của Việt Nam gặp khó về đầu ra. Đặc biệt là ngành thời trang thường phải sản xuất trước 6 tháng cho mỗi mùa hàng, các đơn hàng hủy liên tiếp khiến hàng chục nghìn lao động có nguy cơ thiếu việc làm, giảm lương.
Giữa bối cảnh dịch, đầu tháng 4, Vingroup tuyên bố bắt tay vào sản xuất máy thở và máy đo thân nhiệt. Đây là 2 loại máy đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng, chống dịch, nhất là khi mặt hàng này khan hiếm trên toàn cầu. Bước chuyển hướng nhanh chóng của Vingroup cho thấy trong lúc khó khăn, doanh nghiệp vẫn có thể vượt khó bằng những cách làm sáng tạo, linh hoạt.
Vingroup chỉ là một trong hàng trăm doanh nghiệp, ở nhiều lĩnh vực, đã cố gắng thích nghi với khó khăn do dịch bệnh mang đến, nỗ lực vượt qua khó khăn.
Các doanh nghiệp dệt may thì nhanh chóng chuyển hướng sang sản xuất khẩu trang, đồ bảo hộ y tế, găng tay… Đến đầu tháng 7, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 30 triệu khẩu trang đi Bắc Mỹ. Đây là một trong những bước chuyển hướng quan trọng, giúp duy trì việc làm cho công nhân, doanh nghiệp có thể tiếp tục sản xuất.
Với các doanh nghiệp sản xuất, sự nỗ lực vượt qua khó khăn đến từ “cái bắt tay” chưa từng có tiền lệ. Nhiều doanh nghiệp vốn nhập khẩu nguyên phụ liệu, linh kiện ở nước ngoài thì nay đã tìm kiếm và hợp tác với các doanh nghiệp trong nước. Nhiều sản phẩm mới của ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam đã ra đời trong bối cảnh dịch bệnh.
Ở “mặt trận” nông nghiệp, các doanh nghiệp chế biến nông sản đã nhanh chóng thu mua nông sản như xoài, mít, thanh long… để chế biến sâu, giúp giải phóng hàng hóa ứ đọng do không thể xuất khẩu. Các sản phẩm vừa đạt giá trị gia tăng cao, vừa giúp các doanh nghiệp chế biến tăng công suất.
Các ngân hàng thương mại cũng nhanh chóng đồng loạt giảm lãi suất cho vay từ 1-2,5% để chia sẻ khó khăn với cộng đồng doanh nghiệp, hộ gia đình bị thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
Theo Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng cũng hỗ trợ cho trên 44.000 khách hàng với dư nợ khoảng 222.000 tỷ đồng thông qua các biện pháp như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay các khoản nợ hiện hữu, giảm lãi vay các khoản cho vay mới, miễn giảm các loại phí, triển khai các chương trình, sản phẩm tín dụng... để chia sẻ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khắc phục thiệt hại.
Các doanh nghiệp du lịch và dịch vụ thì nhanh chóng bắt tay nhau tạo ra các chương trình kích cầu sau khi Việt Nam kiểm soát được dịch bệnh. Không khó để thấy các tour du lịch giảm giá sâu, các gói hỗ trợ để khách hàng vừa có lợi, doanh nghiệp vừa có thể duy trì và cầm cự qua dịch bệnh.
Ngay đầu tháng 5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị giữa Thủ tướng với doanh nghiệp với chủ đề: “Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế”. Tại đây ông dẫn lại câu nói của cha đẻ thuyết tiến hóa Darwin: “Không phải loại mạnh nhất hay thông minh nhất mà loại có khả năng thích nghi tốt nhất sẽ sống sót”.
Nói vậy để thấy doanh nghiệp cần sáng tạo, chủ động linh hoạt để thích nghi với những thay đổi hiện tại. Thủ tướng nhấn mạnh phải có tinh thần “chống trì trệ như chống dịch”, chống “virus trì trệ” trong bối cảnh khó khăn hiện tại.
Thực tế, nhiều doanh nghiệp coi dịch Covid-19 như “cơ hội vàng” để tái cơ cấu, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, cũng như chuẩn bị cho những giai đoạn phát triển tiếp theo.
Khi ngành hàng không và du lịch gặp khó khăn thì thị trường nội địa gần 100 triệu dân đóng vai trò quyết định giúp cộng đồng này duy trì và cầm cự. Không chỉ ngành hàng không và du lịch, nhiều ngành kinh tế khác đã biết chú trọng nhiều hơn đến thị trường nội địa, với dân số trẻ, lực lượng lao động đông đảo và tầng lớp trung lưu không ngừng gia tăng.
Dịch Covid-19 cũng khiến nhiều doanh nghiệp quan tâm hơn, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, hướng tới phát triển nền kinh tế số. Nhiều doanh nghiệp sau dịch Covid-19 nhận ra rằng chuyển đổi số là điều kiện sống còn và cấp thiết nhất trong bối cảnh hiện nay. Do đó, quá trình này được đẩy nhanh với quyết tâm lớn, từ nhận thức đến hành động.
Một “cơ hội vàng” khác cũng được các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng đó là các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Hiện tại, Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết 17 Hiệp định thương mại (FTA), trong đó có 13 FTA đã có hiệu lực và 4 FTA đang đàm phán, hoặc kết thúc đàm phán. Đặc biệt, có FTA thế hệ mới với tiêu chuẩn và chất lượng rất cao là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định RCEP…
Giữa bối cảnh dịch bệnh khó khăn, việc tận dụng các cơ hội mà FTA mang lại có thể giúp các doanh nghiệp vượt qua được những thách thức hiện tại. Kết thúc năm 2020, Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng xuất khẩu với kim ngạch 267 tỷ USD, xuất siêu 7 tỷ USD. Đây được coi là một trong những thành tích đáng mừng của ngành công thương.
Có thể nói, dịch bệnh đã mang đến cho cộng đồng doanh nghiệp những khó khăn chưa từng có. Tuy vậy, bằng ý chí, nghị lực và sự sáng tạo, cộng đồng doanh nghiệp không nản chí mà đã vượt qua khó khăn một cách ngoạn mục, thậm chí có những bước chuẩn bị quan trọng cho tương lai.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nói, doanh nghiệp không được nản chí vì nản chí là tự mình bỏ cuộc. Ông cũng từng trích dẫn hai câu thơ trong bài thơ “Tự khuyên mình” của Bác như để động viên mỗi lúc gặp khó khăn: “Ví không có cảnh đông tàn/Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân”.
“Khó khăn không phải thứ sinh ra để đánh bại chúng ta mà để chúng ta đánh bại nó”, Thủ tướng nói.
(CLO) Mỹ giữ nguyên mức thuế với Nga, Cuba, Belarus, Triều Tiên do đã áp lệnh trừng phạt nghiêm ngặt từ trước, không mở rộng thêm.
Ngày 3/04, Nam A Bank phối hợp Trung tâm nghiên cứu - Ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (Trung tâm RAR) - Bộ Công an chính thức triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID.
(CLO) Sáng nay (4/4), giá vàng trong nước mất mốc 102 triệu đồng/lượng dù hôm qua đã có bước tăng vượt bậc.
(CLO) Việc Nga đình chỉ hai bến xuất khẩu trên Biển Đen khiến Kazakhstan mất 700.000 thùng dầu/ngày, làm dấy lên lo ngại về an ninh năng lượng khu vực.
Với hơn 860 Cửa hàng xăng dầu (CHXD) cùng gần 4.000 cửa hàng trưởng và nhân viên bán hàng trải dài khắp cả nước, PVOIL không chỉ là một trong những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn nhất Việt Nam, mà còn là thương hiệu được khách hàng biết đến bởi sự chuyên nghiệp, tận tâm và đáng tin cậy trong chất lượng phục vụ.
Toàn bộ gói cước mới của Viettel có tốc độ từ 300Mbps trở lên và được trang bị miễn phí modem WiFi6 sẽ đánh dấu bước tiến trong việc cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao tại Việt Nam.