Bần thần nhớ Tết ngày xưa...

Thứ năm, 23/01/2020 19:06 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tết này là lần thứ 65 tôi đón Tết,vui Xuân. 5 cái Tết đầu đời chưa nhận thức được coi như không kể .Từ Tết thứ 6 là nhớ,rất nhớ. Có lúc bần thần nhớ về Tết xưa, lúc bé, nhớ từ cảm xúc khắc khoải chờ đợi đến cồn cào , chờ ăn héo ruột...

Quê tôi, một dãy phố nhỏ  bên đường số 1,có cây cột số mặt đi đề Phủ Lý 11km và mặt về đề Hà Nội 47 km. Đầu thế kỷ 20, Toàn quyền Đông Dương Pôn- Đu-me cho làm đường tàu hỏa từ Sài Gòn ra Hà Nội, thành ra phố chúng tôi lại có nhà ga hỏa xa gọi là ga Đồng Văn... Người xưa bảo "nhất cận thị..." quả đúng, phố thì nhỏ, chợ thì bé nhưng cư dân cái gì cũng biết. Phố nhỏ nhưng là ngã ba đường từ Hưng Yên qua phà Yên Lệnh đi Chi Nê ,Xích Thổ rồi từ đó đi Việt Bắc, Tây Bắc và các nẻo đường khá.

Phố ồn ào khi tàu vào ga,xe vào bến và chỉ ngủ yên khi đêm về. Bây giờ về đây , sau ngót 60 năm về quê thấy biển đề thị xã Duy Tiên, khu công nghiệp Đồng Văn 1.2.3.4 thật sôi động, hoành tráng chứ những năm đầu hòa bình chỉ rặt một Trại chăn nuôi Đồng Văn là linh hồn của công nghiệp.   

Trừ phố ga Đồng Văn, cả huyện Duy Tiên là đồng chiêm trũng.Lúa má thì kém chứ tép tôm cua ếch thì sẵn. Nhất là bọn trắm trôi chép nơi thùng đấu,ao sâu, đã to lại béo. Lợn thì không đàn, không trại nhưng nông dân nuôi giống ỷ, Móng Cái nuôi cả năm vài chục cân nên thịt chắc mà đậm. 

Tết vài ngày nhưng rậm rịch phải ba ,bốn tháng trước. Ngày thường còn chả đủ no nhưng tết vẫn phải tươm tất. Vì thế "để giành đến tết" luôn là ý thức của mọi người. Phàm cái gì để giành được là gói cho kỹ để đến tết: Vài bơ đỗ xanh ,vài lạng mộc nhĩ,bì, bóng ,mấy cân đường phên,...rồi đến cả củi đun, chai nước mắm,chai dầu hỏa...thôi thì đủ thứ cho mấy ngày tết.

Những năm đó, Hợp tác xã cung tiêu thường phân phối hàng tết. Đại để mỗi hộ được mua 1 hộp mứt ngũ vị,gói trà mạn Hồng Đào, bao thuốc lá Tam Đảo hay Trường Sơn, bánh pháo, nhúm hạt tiêu... Áp tết, lãnh đạo xóm phố thường đi từng nhà nhắc nhở sản xuất, an ninh,phòng hỏa hoạn ,chống rét trâu bò... Những khẩu hiệu dăng khắp nơi " Cây chưa xong chưa vui lòng ăn tết"," Rực lửa đêm đông, Đồng Nai quật khởi...    

28 tết trở đi là vui nhất. Mấy nhà đã đóng đủ nghĩa vụ lợn và thuế sát sinh rủ nhau đụng một chú lợn. Chia thịt xong ở lại gia chủ xì xụp cháo lòng, tiết canh, khen ai đó bắt phèo giỏi... Cũng cả năm khô khan nên hôm thịt lợn mọi người được thỏa thuê; lại còn được lấy phần về. " Phân đôi cái bát cháo lòng/ Đặt vào rá sòng cho lão bê ra/lão bê ngay thẳng về nhà/ Thằng cu, cái đĩ, nào bà nó xơi. 

ảnh minh họa, nguồn internet

ảnh minh họa, nguồn internet

Bố mẹ tôi đông con nên cuộc sống thường ngày vất vả, thiếu thốn. Dù vậy thì ăn tết luôn tươm tất. Nồi bánh trưng và nồi cá kho là hai thứ quan trọng nhất của việc "thi công cỗ tết". Gạo nếp cái hoa vàng được ngâm qua đêm, đãi kỹ. Đậu xanh được chon loại to, đều lừa vỏ xanh, đồ chín, nắm chặt và thái nhiều lần nắm thành nắm. Thịt ba chỉ nhiều nạc ướp tiêu mắm. Lá dong to bản tước sống gói chặt tay. Mỗi đồng bánh chưng vuông quê tôi đến nửa cân, luộc củi nhãn 10 tiếng ,bánh rất rền để lâu không thiu. Bọn trẻ con chúng tôi háo hức chờ mấy chiếc bánh mụi ăn nếm trước...

Nồi cá kho cũng hết sức kỳ công. Thường là cá trắm, chép nặng vài cân còn sống, đã mổ, cắt khúc là không rửa nước lã.Nồi gang ,nồi đất loại dày, đáy nồi xếp mía thanh, lá chè xanh, giềng già thái mỏng, thịt ba chỉ... Một lớp cá, một lớp gia giảm như vậy. Nước tương đổ ngập cá,thời gian kho cũng 10 tiếng như bánh chưng.

ảnh minh họa, nguồn internet

ảnh minh họa, nguồn internet

Miếng cá săn chắc, đậm đà, ăn với bánh chưng thì tuyệt đỉnh. Thời ấy chỉ  được no 3 ngày tết nên luôn thường trực sự nuối tiếc, hụt hẫng khi hết tết. Tuy thế, các bậc cha mẹ không chỉ lo ăn mà còn bao thứ "bà dằn" khác. Tỷ như chuyện mặc. Kể cả có vải rồi thì để thành quần áo cũng là vấn đề. Cả cái phố Đồng Văn của chúng tôi chỉ mỗi hiệu may ông Hai Yến. Tháng tết ông đạp máy suốt ngày không kịp, có năm ông may đến đúng giao thừa mới xong chiếc áo cuối cùng để cháu nhỏ cùng phố kịp diện sáng mùng 1... lại còn cành đào, câu đối, cây nêu ,khó mấy rồi nhà nhà cũng lần ra cho đủ.   

Giao thừa thiêng liêng lắm. Cả phố , chẳng ai bảo ai tập trung tại hội trường nhà ga lắng nghe Cụ Hồ chúc tết, rồi đồng thnh hát Tiến Quân Ca. Rồi pháo nổ đì đùng làm mọi tâm hồn rạo rực, lâng lâng. Thích nhất là được đi xem đánh cờ người, đánh vật, nghe hát. Rồi đi chúc năm mới lẫn nhau. Đã đành vật chất không nhiều nhưng tinh thần thì khỏi nói, vui hết cỡ.  Tết giờ đầy đủ, tiện lợi trăm bề nhưng vẫn thấy có gì thiêu thiếu, văng vắng.   Tết đến, nhớ về những ngày xưa, thương cha thương mẹ lo toan ,tần tảo cho có cái tết của con cái còn bản thân mình thì sợ Tết vô cùng.

Tản văn của Hữu Minh

Tin khác

Chương trình giao lưu văn nghệ Việt Nam - Lào tại Ninh Bình

Chương trình giao lưu văn nghệ Việt Nam - Lào tại Ninh Bình

(CLO) Tối 18/3, tại sân khấu Thủy Đình, Phố cổ Hoa Lư, Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình, Trường Đại học Hoa Lư phối hợp tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ Việt Nam - Lào. Chương trình nhằm quảng bá văn hóa Lào tại tỉnh Ninh Bình.

Đời sống văn hóa
Ghé thăm động Hoa Lư - Căn cứ khởi nghiệp của người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh

Ghé thăm động Hoa Lư - Căn cứ khởi nghiệp của người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh

(CLO) Cùng với Cố đô Hoa Lư nổi tiếng, động Hoa Lư cũng là một trong những di tích tiêu biểu liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của vua Đinh Tiên Hoàng. Nên ngày nay, nhiều du khách khi đi du lịch Ninh Bình sẽ lựa chọn tham quan, trải nghiệm thêm động Hoa Lư.

Đời sống văn hóa
Thái Bình: Tổ chức lễ cầu an tại di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia Miếu Hai Thôn

Thái Bình: Tổ chức lễ cầu an tại di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia Miếu Hai Thôn

(CLO) Tối ngày 18/3, tại di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia miếu Hai Thôn (xã Xuân Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) đã diễn ra lễ cầu an. Đến dự có Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Trần Thị Bích Hằng.

Đời sống văn hóa
Họa sĩ Phan Ngọc Khuê mở triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”

Họa sĩ Phan Ngọc Khuê mở triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”

(CLO) Ngày 18/3, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam kết hợp với họa sĩ Phan Ngọc Khuê khai mạc triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.

Đời sống văn hóa
Tuần lễ phim Quốc tế về Thiên nhiên trở lại Việt Nam

Tuần lễ phim Quốc tế về Thiên nhiên trở lại Việt Nam

(CLO) Tuần lễ phim Quốc tế về Thiên nhiên (International Nature Film Week) đã chính thức trở lại Việt Nam với sự góp mặt của 9 bộ phim trong nước và quốc tế.

Đời sống văn hóa