(NB&CL) Mới đây, đại biểu Quốc hội Lê Thu Hà đưa quan điểm nên siết chặt hoạt động của giới nghệ sĩ. Theo bà Hà, người hoạt động nghệ thuật cần phải giữ gìn hình ảnh, “cần đức trước khi cần tài”.
Bà Lê Thu Hà đề xuất dừng chiếu hoặc rút phép đối với các tác phẩm điện ảnh khi nghệ sĩ vi phạm đạo đức, an ninh chính trị hoặc phát ngôn phản cảm. Ý kiến của Đại biểu Quốc hội Lê Thu Hà một lần nữa dấy lên tranh cãi quanh chữ tài và chữ đức của giới nghệ sĩ Việt, trong bối cảnh các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc đang siết chặt quản lý hoạt động của ngành giải trí.
Bùng nổ hành vi lệch chuẩn của nghệ sĩ
Với sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là mạng xã hội, mối liên kết giữa nghệ sĩ với công chúng đang trở nên gần gũi hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, lan toả những giá trị văn hoá, nghệ thuật lại là câu chuyện buồn đến từ những cá nhân mang danh nghệ sĩ.
Những cụm từ như nghệ sĩ “bóc phốt”, lăng mạ, “lùm xùm” trong đời tư… thậm chí có những khuất tất trong việc làm từ thiện đang tạo nên những “cơn bão” trên mạng xã hội. Và đồng hành với những điều “xấu xí” là những làn sóng tẩy chay từ công chúng.
Thủy Tiên, Đàm Vĩnh Hưng, Trấn Thành là 3 sao Việt gần đây liên tục bị cư dân mạng réo tên vì những lùm xùm quanh chuyện sao kê từ thiện.
Mới đây nhất, chương trình truyền hình thực tế Running Man ngay khi phát sóng đã phải chịu “gạch đá” từ khán giả. Nguyên nhân là chương trình có sự tham gia của ca sĩ Jack (Trịnh Phương Tuấn) trước đó là thần tượng của nhiều bạn trẻ nhưng lại vướng vào bê bối tình ái, đạo đức.
Không chỉ là những câu chuyện đời tư, nhiều nghệ sĩ trẻ hiện nay khi có chút “tên tuổi” thay vì cống hiến lại có lối hành xử giang hồ.
Ví dụ như lên mạng cãi tay đôi với người hâm mộ, kéo cả “đội quân” đến hăm dọa khán giả. Nhiều nghệ sĩ còn “vạch áo cho người xem lưng” như kể chuyện đời tư, phẫu thuật hay nói xấu đồng nghiệp, khoe của khoe con... trên sóng truyền hình, gameshow, hay trên mạng xã hội. Và gần đây nhất là những ồn ào xung quanh việc làm từ thiện...
Về vấn đề này, NSND Trịnh Thúy Mùi - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam bày tỏ, thời gian qua xuất hiện quá nhiều nghệ sĩ ứng xử “lệch chuẩn” đã ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh và niềm tin của công chúng đối với giới nghệ sĩ. Chính vì vậy, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật là việc làm rất cần thiết.
Tuy nhiên, NSND Thuý Mùi cũng cho rằng, đạo đức là yếu tố quan trọng nhất trong tính cách, giá trị của mỗi con người, là hệ thống các quy tắc về chuẩn mực của cộng đồng và xã hội, cần phải có một quá trình giáo dục thấu đáo, bền bỉ chứ không thể chỉ thông qua một vài bộ quy tắc, quy chuẩn mà có thể điều chỉnh ngay được. Tất nhiên, động thái ra đời bộ Quy tắc này sẽ giúp nghệ sĩ cẩn trọng hơn trong phát ngôn, hành xử…
“Tôi quan tâm nhiều đến việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập, các hội nghề nghiệp chuyên ngành nghệ thuật cũng như cơ quan quản lý nhà nước để làm sao tăng cường phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, để Quy tắc ứng xử này giúp những người hoạt động nghệ thuật và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến lĩnh vực nghệ thuật và toàn xã hội xác định các chuẩn mực hành vi ứng xử đạo đức” - nghệ sĩ Thúy Mùi nói.
Dân mạng đồng loạt kêu gọi tẩy chay, đòi loại Jack ra khỏi Running Man Việt Nam.
Câu chuyện “tài - đức” của nghệ sĩ một lần nữa gây xôn xao, tranh cãi với dư luận. Nhiều ý kiến đồng thuận với đại biểu Quốc hội Lê Thu Hà. Bên cạnh đó, một số kiến cũng “kêu khổ” cho giới giải trí, rằng “quy chuẩn về đạo đức với nghệ sĩ, đôi khi cũng nghiêm khắc, nghiệt ngã hơn so với số đông”.
Siết bằng Bộ Quy tắc ứng xử
Có thể nói, cùng với sự phát triển của mạng xã hội, chưa bao giờ showbiz Việt nhiễu loạn như hiện nay. Sự tự do thái quá trên môi trường mạng khiến không ít người nổi tiếng có cách hành xử thiếu văn hóa, phát ngôn thiếu cẩn trọng, làm ảnh hưởng đến giới nghệ sĩ nói chung và tác động tiêu cực đến giới trẻ.
Vào tháng 9, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã có quyết định về việc xây dựng Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Dự thảo đưa ra những điều nên và không nên trong hành vi ứng xử của người hoạt động nghệ thuật. Giới nghệ sĩ rất đồng tình với quy tắc này, nhằm chấn chỉnh những sai lệch đã khiến người trong giới và công chúng ngao ngán thời gian qua. Nếu quy tắc ứng xử này được thông qua, nghệ sĩ sẽ phải tự răn mình trong việc giữ gìn hình ảnh trước công chúng.
Dự thảo gồm 3 chương, 11 điều được xây dựng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, chuẩn mực đạo đức của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Phạm vi áp dụng là những người tham gia lĩnh vực nghệ thuật, bao gồm cả hoạt động tự do và biên chế ở các đơn vị nghệ thuật.
Dự thảo đề cập tới nhiều vấn đề như ứng xử của nghệ sĩ trong mối quan hệ với đồng nghiệp, đối với công chúng; phát ngôn trên báo chí, truyền thông và mạng xã hội; Nghệ sĩ phải có trách nhiệm minh bạch trong hoạt động xã hội, từ thiện; không tham gia quảng cáo các sản phẩm không đúng hoặc gây nhầm lẫn về công dụng của sản phẩm; nghệ sĩ không được thực hành, ủng hộ hoạt động mê tín dị đoan, các hoạt động trái quy định pháp luật…
Dư luận ủng hộ Bộ Quy tắc ứng xử dành cho nghệ sĩ do Bộ VH-TT&DL soạn thảo, với những đề nghị về minh bạch công việc từ thiện, không quảng cáo bừa bãi, không phát ngôn thiếu trách nhiệm. Tuy nhiên, bộ quy tắc này được cho là chưa đủ mạnh để làm trong sạch môi trường hoạt động nghệ thuật.
Trao quyền cho công chúng
Nhiều ý kiến cho rằng, để làm sạch showbiz thì còn cần nhiều hơn thế và cần những chế tài mạnh tay hơn nữa.
Diễn viên Việt Anh cho rằng, việc ban hành Quy tắc ứng xử của nghệ sĩ là rất đúng thời điểm và cần thiết nhưng nó mới chỉ giải quyết được một phần của vấn đề. Theo Việt Anh, cái gốc ở đây là cần có các công ty đào tạo và quản lý nghệ sĩ có tiềm lực kinh tế, có năng lực đào tạo và sản xuất thật sự chuyên nghiệp thì đảm bảo các nghệ sĩ xuất thân từ đó ra sẽ có cả tài năng lẫn đạo đức.
NSND Lan Hương cũng bày tỏ, “Bộ Quy tắc ứng xử mà Bộ VH-TT&DL sắp đưa ra lần này là rất cần thiết, nhưng theo tôi lẽ ra phải có sớm hơn. Nếu sớm hơn thì sẽ không có các hệ lụy như bây giờ”.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng bày tỏ, cần phải có những chế tài xử phạt mạnh tay hơn nữa. Và như vậy, đồng nghĩa với việc cần phải cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật có hiệu lực cao hơn.
Bên cạnh đó, bản thân công chúng, người hâm mộ cũng cần sử dụng quyền lực của mình. Một trong những quyền lực mạnh mẽ nhất đó là tẩy chay những nghệ sĩ, người nổi tiếng có những hành vi, việc làm sai lạc.
Sau một thời gian mở cửa và hội nhập, đã đến lúc chúng ta cũng cần một sự “thanh lọc” nghệ sĩ rất gắt gao. Chỉ có như vậy, showbiz Việt nói riêng, văn hóa Việt nói chung mới bớt được nhiễu nhương và tìm lại được giá trị thanh sạch, lành mạnh.
“Được gọi là nghệ sĩ, hay cao hơn nữa là được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú, Nghệ sĩ Nhân dân đối với mỗi người làm nghệ thuật như chúng tôi là niềm hạnh phúc. Với danh xưng cao quý ấy, người nghệ sĩ phải có trách nhiệm với nghề nghiệp, với xã hội trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của bản thân mình, chứ không thể hành động tùy tiện, muốn làm gì thì làm” - NSND Lan Hương chia sẻ.
(CLO) Malaysia và nhiều nước trong khu vực hoan nghênh và đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đồng thời bày tỏ nhất trí và ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam trong vấn đề này.
(CLO) Trong một căn phòng sang trọng ở quận Gangnam, Seoul, những đứa trẻ mới 4 tuổi đang cặm cụi viết những bài luận tiếng Anh gồm 5 đoạn trong vòng 15 phút.
(CLO) Ngày 6/4, Triều Tiên lần đầu tiên tổ chức lại Giải Marathon Quốc tế Bình Nhưỡng sau 6 năm gián đoạn, với sự góp mặt của khoảng 200 vận động viên nước ngoài.
(CLO) Một chiếc trực thăng chữa cháy đã rơi vào chiều 6/4 khi đang tham gia khống chế cháy rừng ở thành phố Daegu, phía đông nam Hàn Quốc, khiến phi công điều khiển thiệt mạng.
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam ở mức 46% của Hoa Kỳ là không phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại song phương và không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
(CLO) Chiều 6/4/2025, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025, đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng sau thành công của mùa giải đầu tiên vào năm 2022.
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Địa đạo” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với sự góp mặt của diễn viên Thái Hoà đang dẫn đầu phòng vé Việt với doanh thu 50 tỷ đồng.
(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Trong năm 2025, Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, góp phần gia tăng trải nghiệm, góp phần thu hút thêm khoảng 500.000 lượt khách trong năm nay.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Không còn đơn thuần là giải trí, những phiên livestream bóc phốt, các đoạn clip đấu tố trên mạng xã hội đang thu hút hàng trăm nghìn lượt theo dõi mỗi đêm. Nhiều người trẻ “mắc kẹt” trong những chuỗi drama (lùm xùm) liên miên mà không nhận ra sự lệch chuẩn trong cảm xúc và nhận thức đang âm thầm diễn ra. Khi mạng xã hội trở thành sân khấu thị phi, điều gì sẽ xảy ra với sức khỏe tinh thần và văn hóa tiêu dùng nội dung của cả một thế hệ?
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.