(CLO) Một số trường học tại Mỹ đã mất 89% số lượng tuyển sinh từ Trung Quốc kể từ năm 2017. Với một bộ phận lớn sinh viên Trung Quốc, "giấc mơ Mỹ" chỉ còn là câu chuyện của quá khứ.
Với mục tiêu du học ngành hóa học, Rafael Wang đã nhắm đến các chương trình thạc sĩ tại Mỹ. Tuy nhiên, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Nam Kinh của Wang đã bị Mỹ đưa vào danh sách trừng phạt vào năm 2020. Sau đó Wang quyết định theo học tại Đại học Công nghệ Chalmers ở Thụy Điển.
Wang, 24 tuổi, chia sẻ: "Hiện Mỹ vẫn hấp dẫn đối với tôi. Nhưng vấn đề là ngay cả khi một trường đại học chấp nhận tôi, tôi cũng không thể xin được thị thực du học. Vì vậy, tôi quyết định học ở châu Âu".
Sự sụt giảm số lượng sinh viên Trung Quốc tại Mỹ
Không chỉ Wang, một số sinh viên Trung Quốc trong những năm gần đây cũng đã tránh xa các chương trình cấp bằng tại Mỹ, từng là điểm đến hàng đầu trong mong muốn du học của họ. Một số lo sợ bị cuốn vào cuộc cạnh tranh địa chính trị căng thẳng giữa hai nước, những người khác lo lắng về việc bị từ chối cấp thị thực và một số người nói rằng họ sợ khả năng xảy ra bạo lực.
Trong khi đó, các trường đại học ở Trung Quốc tiếp tục cải thiện, vươn lên trong bảng xếp hạng toàn cầu, khiến bằng cấp nước ngoài trở nên kém hấp dẫn hơn đối với sinh viên Trung Quốc.
Sự sụt giảm số lượng sinh viên Trung Quốc theo học tại các trường đại học Mỹ đã ảnh hưởng đến nguồn nhân tài nước ngoài tại Mỹ, đồng thời củng cố năng lực trí tuệ tại Trung Quốc vào thời điểm nước này đang đối rất cần kỹ thuật viên lành nghề trong các ngành công nghiệp quan trọng.
Theo báo cáo Open Doors năm 2023 của Viện Giáo dục Quốc tế phi lợi nhuận, Mỹ có 289.526 sinh viên Trung Quốc trong năm học 2022-2023. Con số này đánh dấu mức giảm 0,2% so với cùng kỳ năm trước và giảm 22% so với mức đỉnh điểm là 372.532 sinh viên Trung Quốc tại Mỹ trong năm học 2019-2020.
Báo cáo cũng lưu ý rằng một số trường học ở Mỹ đã mất 89% số lượng tuyển sinh là sinh viên Trung Quốc kể từ năm 2017. Tuy nhiên, bất chấp sự suy giảm, số liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ năm ngoái cho thấy sinh viên đến từ Trung Quốc vẫn chiếm nhóm sinh viên quốc tế lớn nhất tại Mỹ.
Tình trạng bài châu Á và gánh nặng chi phí
Phó giáo sư khoa học chính trị Deborah Seligsohn tại Đại học Villanova ở bang Pennsylvania đã chỉ ra sự gia tăng tình trạng bài châu Á ở Mỹ trong thời kỳ đại dịch. Bà lưu ý rằng một số sinh viên Trung Quốc đã bày tỏ lo ngại về khả năng bị thẩm vấn khi nhập cảnh vào Mỹ, hoặc bị buộc tội là điệp viên nước ngoài.
Vào tháng 1, Trung Quốc cáo buộc chính quyền Mỹ gây khó sinh viên Trung Quốc trong việc nhập cảnh và cho biết hàng chục công dân Trung Quốc bị từ chối nhập cảnh mỗi tháng. Quan hệ Mỹ-Trung đã xấu đi kể từ năm 2018 vì cuộc chiến thương mại, chuyển giao công nghệ và một loạt các khác biệt về địa chính trị.
Mối lo ngại gia tăng thêm khi Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Kurt Campbell cho biết vào tháng 6 rằng Mỹ cần tuyển thêm sinh viên quốc tế trong các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, không chỉ từ Trung Quốc.
Li Huiyan, 22 tuổi, sinh viên Đại học California đến từ tỉnh Hồ Bắc, nhận thấy rằng "sống ở Mỹ có thể khiến bạn cảm thấy không an toàn", trong khi chi phí sinh hoạt ở đây vượt quá nhiều quốc gia khác.
Theo ước tính của tổ chức nghiên cứu Education Data Initiative vào tháng 5, giáo dục đại học tại Mỹ tiêu tốn của mỗi sinh viên trung bình 38.270 USD mỗi năm, bao gồm học phí, sách vở và chi phí sinh hoạt. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết bằng cử nhân tại Mỹ có chi phí trung bình cao hơn 8.200 USD so với hầu hết 38 quốc gia thành viên OECD.
Theo ước tính của nền tảng tài nguyên sinh viên trực tuyến Keystone Education Group, sinh viên tại các trường đại học công lập ở Trung Quốc chỉ phải trả khoảng 2.000 đến 10.000 USD mỗi năm.
Su Di ở Bắc Kinh muốn theo đuổi bằng thạc sĩ về nghiên cứu giới tính và thấy rằng chương trình lý tưởng của cô là ở Chicago. Nhưng đó là vào năm 2020, khi Chicago và các thành phố lớn khác của Mỹ phải đối mặt với tình trạng bạo lực đường phố gia tăng sau vụ giết một người đàn ông da đen bị cảnh sát giam giữ.
Su, 26 tuổi, cho biết: "Khi tôi chuẩn bị nộp đơn, tình hình ở Chicago rất hỗn loạn. An ninh lúc đó thực sự rất tệ".
Bằng cấp nước ngoài "mất giá" tại Trung Quốc
Khoảng 4 năm qua, các trường đại học Trung Quốc đã cải thiện về điểm trung bình cao hơn trong giảng dạy và nghiên cứu, theo cơ quan văn hóa và giáo dục của Hội đồng Anh cho biết trong một nghiên cứu vào tháng 10. Trung Quốc có 13 trường đại học nằm trong Bảng xếp hạng Đại học Thế giới của Times Higher Education năm 2024, tăng từ 7 trường vào năm 2020.
"Bằng cấp nước ngoài đã mất giá trị. Sinh viên có thể làm tốt hơn với bằng đại học từ Trung Quốc", phó giáo sư Seligsohn nói.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Mỹ), khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm và duy trì được thị thực Mỹ đã thúc đẩy nhiều sinh viên tốt nghiệp trở về Trung Quốc.
Theo một nghiên cứu của Đại học York, tỷ lệ sinh viên Trung Quốc trở về từ nước ngoài đã tăng từ 14% vào năm 2002 lên hơn 80% vào năm 2019. Tờ China Daily ước tính tỷ lệ trở về năm 2021 là 69%.
Phó giáo sư Rory Truex tại Khoa Chính trị của Đại học Princeton, cho biết sự sụt giảm số lượng sinh viên Trung Quốc sẽ gây tổn hại đến khoa học và nghiên cứu của Mỹ.
Truex cho biết: "Sinh viên Trung Quốc, đặc biệt là nghiên cứu sinh tiến sĩ, ngày càng cảm thấy không được chào đón tại Mỹ. Nhóm dân số này cực kỳ tài năng và quan trọng đối với doanh nghiệp khoa học và nghiên cứu của Mỹ, nhưng thật không may, họ đã bị coi là mối đe dọa tiềm tàng".
(CLO) Mùa thứ nhất của cuộc thi Our song Vietnam (Bài hát của chúng ta) đã khép lại với chiến thắng thuyết phục của cặp đôi Thu Minh và Vũ Thảo My sau đêm gala chung kết diễn ra tối 1/12.
(CLO) Do những lùm xùm liên quan lãnh đạo cũ, Tập đoàn Lộc Trời (Mã: LTG) hiện vẫn chưa công bố BCTC Quý 2 và Quý 3/2024. Tại Quý 1/2024 công ty thua lỗ 96 tỷ đồng, vừa phải bổ nhiệm lãnh đạo mới ngay trước thềm ĐHĐCĐ.
(CLO) Ngày 2/12, theo thông tin từ Công an Quảng Ninh cho biết, Công an TP Đông Triều vừa bắt giữ một đối tượng nam giới có hành vi đột nhập vào công ty phá két lấy đi hơn 1,3 tỷ đồng.
(CLO) Chỉ còn hai tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, tuy nhiên, do ảnh hưởng của bão số 3, các vườn quất tại xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã được đặt hàng từ sớm. Hiện tại, bà con nơi đây đang tập trung vào những công đoạn cuối cùng để đảm bảo chất lượng quất tốt nhất khi Tết đến.
(CLO) Không chỉ là sân chơi thể thao sôi động, Giải vô địch Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 17 - Tranh cúp Sao Vàng 2024 đã trở thành cầu nối gắn kết những người làm báo trên cả nước. Từ câu chuyện của các vận động viên đến cảm xúc của cổ động viên, giải đấu không chỉ thắp sáng tinh thần thể thao mà còn khơi dậy tình đồng nghiệp, sự sẻ chia và niềm đam mê cháy bỏng.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành liên quan rà soát quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình xử lý cát biển phục vụ hoạt động xây dựng, san lấp, làm cơ sở để các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long nghiên cứu, triển khai thí điểm đối với các công trình, dự án trên địa bàn; hoàn thành trong Quý 1 năm 2025.
(CLO) Nguy cơ Hàn Quốc rơi vào giai đoạn tăng trưởng thấp ngày càng rõ rệt khi các tổ chức tài chính lớn đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong năm 2025 xuống mức 1%.
(CLO) Theo Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, trong tổng số 44 trận động đất xảy ra trong tháng 11/2024, có tới 39 trận xảy ra tại Kon Tum; số còn lại xảy ra tại các tỉnh Quảng Nam, Phú Thọ.
(CLO) Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ.
(CLO) Nhà Trắng đã khẳng định không xem xét khả năng trả lại cho Ukraine các vũ khí hạt nhân mà nước này đã từ bỏ sau khi Liên Xô tan rã, theo cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết vào Chủ nhật.
(CLO) Xiaomi vừa ra mắt bàn chải đánh răng điện Mijia Sonic Vibration Electric Toothbrush Pro tại Trung Quốc. Đây là sản phẩm đầu tiên của thương hiệu Mijia được trang bị màn hình màu và hàng loạt công nghệ chăm sóc răng miệng tiên tiến, với mức giá chỉ 249 nhân dân tệ (tương đương 870 ngàn đồng).
(CLO) Ngày 2/12, Cục Quản lý thị trường Nghệ An (QLTT) cho biết, đơn vị này vừa phát hiện một phương tiện xe 2 bánh đang vận chuyển 44,5 kg pháo trái phép.
(CLO) Apple, vừa khiến giới công nghệ bất ngờ khi quyết định giữ lại tiến trình 3nm cho chip M5, thay vì chuyển sang tiến trình 2nm tiên tiến như nhiều dự đoán trước đó. Quyết định này được cho là xuất phát từ những lý do kinh tế và chính trị phức tạp, đồng thời phản ánh sự thận trọng của "Táo khuyết" trong bối cảnh thị trường đang biến động mạnh mẽ.
(CLO) Cuộc nội chiến kéo dài 13 năm ở Syria một lần nữa thu hút sự chú ý quốc tế khi quân nổi dậy bất ngờ tấn công thành phố chiến lược Aleppo. Cuộc chiến đang bùng phát trở lại này cho thấy tình hình tại Trung Đông sẽ còn nóng và phức tạp hơn.
(NB&CL) Theo BBT tờ TIME, như thông lệ thường niên, các BTV ảnh của tạp chí lại cùng ngồi lại để lựa chọn, đánh giá những hình ảnh mà họ cho là có sức ảnh hưởng, lan toả, ấn tượng hơn cả trong một năm vừa trôi qua. Với họ, đây là công việc không dễ dàng, bởi trải qua 12 tháng trong năm, thế giới luôn ăm ắp sự kiện và các phóng viên ảnh khắp nơi trên thế giới dường như hiếm khi bỏ lỡ các hình ảnh đắt giá. Dưới đây là một số trong top 100 bức ảnh vừa được TIME lựa chọn và công bố.
(CLO) Khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng, thuế quan có thể sẽ một lần nữa đóng vai trò quan trọng trong chương trình nghị sự chính sách của ông.
(NB&CL) “Đại dịch trong bóng tối” là cách mà Liên Hợp Quốc gọi tên vấn nạn bạo lực bùng lên khủng khiếp đối với phụ nữ hồi tháng 11/2021 bởi sự giãn cách và cách ly xã hội trong giai đoạn đại dịch Covid-19 đang hồi ác liệt. Nhưng đến nay, sau 3 năm, trong khi đại dịch Covid-19 đã hạ nhiệt thì vấn nạn bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái không những không thuyên giảm mà có phần còn diễn tiến ngày càng đáng quan ngại, nhức nhối.
(CLO) Trong nỗ lực gia tăng sức mạnh quân sự, Ukraine muốn gia nhập nhóm các quốc gia có khả năng sản xuất tên lửa đạn đạo. Nhưng quá nhiều yếu tố đang làm khó đối với chương trình tên lửa của Kiev.
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow.
(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil đã ra tuyên bố của các nhà lãnh đạo vào thứ Hai (18/11), kêu gọi "hành động" giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng mà toàn cầu đang phải đối mặt, như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và các vấn đề lớn khác.
(CLO) Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Indonesia, gần 10 triệu người đã rời khỏi tầng lớp trung lưu của nước này kể từ năm 2019 cho đến nay.