Báo cáo Quốc hội kinh nghiệm đầu tư theo hình thức BOT trong thời gian qua

Thứ tư, 08/11/2017 21:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều 8/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự án đầu tư xây dựng cao tốc Bắc- Nam phía Đông giai đoạn 2017- 2020.

Thảo luận về vấn đề này, đa số đại biểu Quốc hội nhất trí cao với sự cần thiết của dự án. Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP Hồ Chí Minh) cho rằng cần sớm có chủ trương xây dựng một số đoạn đường cao tốc trên tuyến Bắc- Nam phía Đông giai đoạn 2017- 2020 vì dự án hoàn thành sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội đất nước; kết nối 4 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.


Báo Công luận
 Các đại biểu tổ Hưng Yên, Thanh Hóa, Phú Yên thảo luận 

Theo nhiều đại biểu, khi đã xác định dự án này là ưu tiên thì phải thắt lưng, buộc bụng để làm, chứ không nên làm theo kiểu cắt khúc, đứt đoạn, nửa chừng, sẽ không phát huy hiệu quả như mong muốn, thậm chí còn gây lãng phí nguồn lực. Nhiều đại biểu nhất trí cho rằng, trước mắt cần tập trung nguồn lực để giải phóng mặt bằng cho dự án; thực hiện đầu tư theo hình thức “cuốn chiếu”. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần đánh giá sự liên hệ của dự án với hai trục đường Bắc- Nam, đó là tuyến Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh, từ đó chỉ rõ vì sao phải thực hiện các đoạn tuyến cao tốc của dự án này mà không phải tuyến đường khác.

Về tính khả thi của dự án, đại biểu Nguyễn Mạnh Tiến (Tây Ninh) lưu ý, Chính phủ cần giải trình, làm rõ về hiệu quả của dự án, bởi lẽ chưa chắc các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải sẽ sử dụng đường cao tốc. Đại biểu nêu ví dụ, đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng, công suất tính toán đáp ứng 70 nghìn lượt xe ngày đêm, nhưng thực tế hiện nay chỉ có 30 nghìn lượt xe lưu thông mỗi ngày đêm. Mặt khác, xét về hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp vận tải sẽ lựa chọn phương án nào có chi phí thấp nhất để tối đa hóa lợi nhuận. Do vậy, nếu so sánh giữa đường Hồ Chí Minh với đường cao tốc Bắc- Nam (phải trả phí BOT), có lẽ người dân sẽ lựa chọn tuyến đường cũ, không phải trả phí.

Trong bối cảnh việc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn do chưa có cơ chế cung cấp các bảo lãnh, các đại biểu lo lắng việc huy động vốn vay chủ yếu từ các tổ chức tín dụng trong nước có thể tiềm ẩn rủi ro cho dự án.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân đặt vấn đề, ai sẽ là người đứng ra vay tiền? “Nếu nhà đầu tư tư nhân vay số tiền này, lấy dự án làm tài sản đảm bảo nợ vay, trong khi dự án này có vốn của nhà nước, vậy nhà đầu tư có thể thế chấp dự án được không? Do đó, cần có chính sách tài trợ cho một ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước lớn đứng ra thống nhất gói tài trợ, đảm bảo gói vay được triển khai đúng tiến độ và lãi suất đảm bảo được mặt bằng chung”- đại biểu kiến nghị.

Về phương án đầu tư, tổng vốn đầu tư dự kiến của dự án là hơn 118 nghìn tỷ đồng. Trong giai đoạn 2017- 2020 sẽ xây dựng trước hơn 700 km, chia thành 11 dự án thành phần với các hình thức đầu tư khác nhau. Theo một số đại biểu, quy định như vậy là khả thi với tình hình nguồn vốn có hạn như hiện nay. Tuy nhiên, thời gian qua, một số dự án BOT đã phát sinh vấn đề, gặp phải sự phản đối của người sử dụng. Bộ Giao thông- Vận tải cần báo cáo Quốc hội những bài học kinh nghiệm rút ra trong thời gian qua để khắc phục.

Cũng trong chiều 8/11, Quốc hội làm việc tại tổ, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao.


PV


Tin khác

Ông Hoàng Văn Sô giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Ninh Bình

Ông Hoàng Văn Sô giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Ninh Bình

(CLO) Ban Bí thư đã chuẩn y ông Hoàng Văn Sô, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Ninh Bình nhiệm kỳ 2020-2025.

Tin tức
Lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, đặt mình vào địa vị người dân để thực hiện giải phóng mặt bằng

Lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, đặt mình vào địa vị người dân để thực hiện giải phóng mặt bằng

(CLO) Để triển khai tốt các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, về công tác giải phóng mặt bằng, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, quyết liệt, chia sẻ với nhân dân thì mới làm được công tác giải phóng mặt bằng.

Tin tức
Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

(CLO) Ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội với đa số đại biểu nhất trí tán thành đã thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023 - 2024.

Tin tức
Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

(CLO) Sáng 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, với 92,55% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.   

Tin tức
Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

(CLO) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Tin tức