Báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em

Thứ bảy, 14/12/2019 18:09 PM - 0 Trả lời

(CLO) Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có chỉ đạo về việc báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em của Chính phủ gửi Đoàn Giám sát Quốc hội.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam.

Theo đó, tại Công văn số 11339/VPCP-KGVX, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổng hợp, tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ và hoàn thiện Báo cáo của Chính phủ việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.

Đồng thời, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký và chịu trách nhiệm về Báo cáo của Chính phủ, gửi Đoàn giám sát Quốc hội trong ngày 17/12/2019.

Tại cuộc họp ngày 22/3/2019 của Ủy ban Quốc gia về trẻ em, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban chỉ rõ: Mỗi năm có tới 2.000 trẻ em bị đuối nước; tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực học đường, bị xâm hại tình dục, bóc lột sức lao động, bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, bị ảnh hưởng bởi những thói hư tật xấu của người lớn… vẫn diễn ra, với nhiều câu chuyện nhức nhối trong xã hội. Phó Thủ tướng cho rằng, thời gian tới cần có sự chuyển biến, khẩn trương xử lý các vụ việc nóng chứ không thể chỉ nói chung chung. 

Để làm tốt công tác bảo vệ trẻ em, Phó Thủ tướng giao các ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục... cùng các hội: phụ nữ, thanh niên thành lập các nhóm để hình thành mạng lưới bảo vệ trẻ em ở xã phường; kêu gọi các tổ chức xã hội, mạng xã hội tham gia để hình thành mạng lưới vận động tuyên truyền, phổ biến kiến thức, đồng thời hướng dẫn kỹ năng xử lý khi có vụ việc xảy ra.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Ủy ban Quốc gia về trẻ em và các cơ quan liên quan cần tổ chức một số hội nghị chuyên đề rút kinh nghiệm, chia sẻ kỹ năng về bảo vệ trẻ em, thảo luận những vấn đề mới như mô hình điều tra thân thiện, tòa án trẻ em; chú trọng phòng ngừa, ngăn chặn các vụ bạo hành ở nhóm trẻ mẫu giáo, tiểu học, tình trạng bạo lực, xâm hại tình dục ở bậc Trung học cơ sở, Trung học phổ thông; lưu ý tình trạng sử dụng chất hướng thần gây nghiện trong một bộ phận học sinh.

Cảnh sát Hà Nội đang hướng dẫn cho trẻ em phòng tránh bị xâm hại tình dục. Ảnh: Trung Phong

Cảnh sát Hà Nội đang hướng dẫn cho trẻ em phòng tránh bị xâm hại tình dục. Ảnh: Trung Phong

Trong thời gian qua, Nhà nước ta luôn quan tâm, chỉ đạo sâu sát công tác bảo vệ trẻ em như: việc Quốc hội ban hành Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật Trẻ em năm 2016; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản nhằm tăng cường các giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020, thành lập Ủy ban quốc gia về Trẻ em năm 2017…

Qua một số vụ xâm hại trẻ em diễn ra gần đây có thể thấy, sau lần đầu bị xâm hại, nhiều em và gia đình không tố cáo, trình báo sự việc sớm mà chấp nhận tiếp tục là nạn nhân của những hành vi đó, bởi đây là vấn đề có tính nhạy cảm, cho nên người thân thường muốn giữ kín, không tố giác, sợ ảnh hưởng đến các em và chính sự sợ hãi, thiếu hiểu biết, sợ bị kỳ thị là những rào cản khiến các em khó chia sẻ, tâm sự với người thân khi mình đang bị lạm dụng. Mặt khác, kẻ phạm tội thường uy hiếp, đe dọa tinh thần, khiến các em chỉ biết chọn cách im lặng và chịu đựng. Hầu hết các vụ xâm hại tình dục trẻ em không có nhân chứng, việc bảo vệ hiện trường, thu thập chứng cứ thường gặp nhiều khó khăn khi vụ việc được đưa ra ánh sáng, việc lấy lời khai bị hại dễ dẫn đến trẻ bị tổn thương về tinh thần. Phần lớn bị hại còn nhỏ tuổi, nhận thức chưa đầy đủ, cho nên không thể nhớ chính xác những vấn đề liên quan như thời gian, địa điểm, diễn biến của vụ việc, dẫn đến bị hại không cung cấp được thông tin chính xác, gây khó khăn trong quá trình điều tra của cơ quan chức năng, khó có căn cứ khởi tố bị can.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do công tác bảo vệ trẻ em ở nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức, kịp thời; không ít trẻ em vẫn chưa nhận được sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ cần thiết, nên bị xâm hại cả về thể xác và tinh thần. Bạo lực, xâm hại trẻ em hiện không chỉ diễn ra trong cộng đồng hay tại nơi làm việc mà còn diễn ra ngay tại gia đình, nhà trường và các cơ sở chăm sóc trẻ em; nhiều vụ việc, hành vi xâm hại trẻ em chưa được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, có vụ việc xử lý chưa nghiêm; văn bản quy phạm pháp luật còn có những khoảng trống, như ở địa phương còn thiếu các quy định, triển khai các chính sách về bảo vệ trẻ em, thiếu đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em... Vì vậy, đây là cơ sở quan trọng để Quốc hội tiếp tục tiến hành giám sát vấn đề này trong năm 2020.

Quốc Trần

Tin khác

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Giáo dục, đào tạo phải là tiền đề, động lực cho chuyển đổi kinh tế

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Giáo dục, đào tạo phải là tiền đề, động lực cho chuyển đổi kinh tế

(CLO) Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn đến 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 có tầm quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chính sách giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt, giáo dục, đào tạo phải là tiền đề, động lực cho chuyển đổi kinh tế.

Tin tức
Phát hành bộ sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Bình

Phát hành bộ sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Bình

(CLO) Ngày 19/3, Tỉnh ủy Ninh Bình tổ chức Lễ ra mắt và phát hành bộ sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh (1930 - 2020).

Tin tức
Quy định về thời gian điều trị nội trú Bảo hiểm y tế đang gây khó khăn cho người bệnh

Quy định về thời gian điều trị nội trú Bảo hiểm y tế đang gây khó khăn cho người bệnh

(CLO) Cử tri và Nhân dân bày tỏ sự lo lắng về tình trạng khan hiếm nguồn cát xây dựng; tình trạng khai thác cát trái phép ở Hà Nội và một số địa phương diễn biến phức tạp; quy định về thời gian điều trị nội trú Bảo hiểm y tế đang gây khó khăn cho người bệnh…

Tin tức
Việt Nam cam kết '3 bảo đảm', đẩy mạnh '3 đột phá' và thực hiện '3 tăng cường' với nhà đầu tư

Việt Nam cam kết '3 bảo đảm', đẩy mạnh '3 đột phá' và thực hiện '3 tăng cường' với nhà đầu tư

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam cam kết "ba bảo đảm", đẩy mạnh "ba đột phá" và thực hiện "ba tăng cường" để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm hoạt động và phát triển.

Tin tức
Đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng xây dựng khu công nghiệp Dốc Đá Trắng, tỉnh Khánh Hòa

Đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng xây dựng khu công nghiệp Dốc Đá Trắng, tỉnh Khánh Hòa

(CLO) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Dốc Đá Trắng, tỉnh Khánh Hòa vừa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư có tổng vốn đầu tư 1.807,474 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 271,121 tỷ đồng.

Tin tức