Báo chí có trách nhiệm rất to lớn trong việc xây dựng niềm tin của xã hội vào giáo dục

Thứ sáu, 15/11/2019 20:10 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chỉ chưa đầy một ngày nữa, 44 tác phẩm báo chí sẽ được vinh danh tại Lễ Trao giải Báo chí quốc vì sự nghiệp Giáo dục. Đây là những tác phẩm chất lượng cao thể hiện sự đồng hành của báo chí với nền giáo dục.

Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh trách nhiệm của báo chí với việc xây dựng niềm tin của xã hội vào giáo dục.

Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh trách nhiệm của báo chí với việc xây dựng niềm tin của xã hội vào giáo dục.

Những tác phẩm phản ánh đa diện lĩnh vực giáo dục

Giải Báo chí toàn quốc vì sự nghiệp Giáo dục năm 2019 đã quy tụ được nhiều tác phẩm hay của các nhà báo phóng viên đến từ các đơn vị báo chí từ Trung ương đến địa phương. Điều này đã chứng tỏ được sức hút đặc biệt của Giải Báo chí toàn quốc vì sự nghiệp Giáo dục.

Các tác phẩm dự giải đã đề cập được tất cả những vấn đề về giáo dục trong năm qua và những năm gần đây. Từ góc độ quản lý nhà nước, chủ trương, chính sách giáo dục, bàn về triết lý giáo dục, đời sống giáo viên, các điều kiện đảm bảo cơ sở vật chất, đời sống học đường, những bất cập còn tồn tại trong ngành Giáo dục…

Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hằng dù tay chi chít vết tiêm vì xạ trị ung thư vẫn đứng lớp tại lớp học Hy vọng với mong muốn lái một chuyến đò trọn vẹn qua sông- Nhân vật trong tác phẩm

Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hằng dù tay chi chít vết tiêm vì xạ trị ung thư vẫn đứng lớp tại lớp học Hy vọng với mong muốn lái một chuyến đò trọn vẹn qua sông- Nhân vật trong tác phẩm "Những người thầy thắp lửa"- Kênh VOV2.

Trong đó nổi bật lên những tác phẩm đã truyền tải câu chuyện đầy cảm xúc của các giáo viên cắm bản, bám làng nơi rẻo cao mây mờ, để cống hiến cho nghề trên các điểm trường xa xôi, như cô giáo Kim Thị Minh, giáo viên Trường Tiểu học ở Xã Nhương Mai, một xã nghèo vùng cao biên giới của huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An. Cô Thanh là nhân vật trong  chương trình phát thanh của VOV2  "Chuyện về những người thầy thắp lửa”. Cô Thanh đã lên với các em học sinh Mông, Khơ Mú ở bản Thăm Thẳm và gắn bó 12 năm với điểm trưởng, âm thầm gieo chữ, chưa bao giờ nản lòng nhưng thẳm sâu là những câu chuyện xúc động, nghẹn ngào của nữ nhà giáo đã nguyện hy sinh rất nhiều trong cuộc sống đời tư.

Trong tác phẩm “Chuyện về những người thầy thắp lửa”, khán thính giả, người nghe cũng được gặp gỡ tấm gương thầy cô giáo những tấm gương giàu nghị lực và học sinh tại lớp học Hy vọng nằm lọt thỏm giữa Viện Huyết học và truyền máu Trung ương. Lớp học mà cả thầy và trò đều là những bệnh nhân. Thế nhưng ở đó vẫn ngời sáng lên niềm tin và hy vọng như một cô giáo xương thủy tinh tâm niệm: “Tôi sống được đến năm 30 tuổi là thượng thọ, năm nay 28 rồi. Không quan trọng bạn sống bao lâu mà quan trọng là sống như thế nào?” hay cô giáo Hằng- dù mắc bệnh ung thư vẫn muốn lái trọn vẹn  một chuyến đò qua sông...

Một điểm nhấn có thể nói là thành công của Giải năm nay đó là bên cạnh những tác phẩm báo chí đi vào nêu gương những tấm gương giáo viên điển hình vượt khó khăn, gian khổ đồng hành cũng trẻ em vùng cao, vùng biên viễn thì báo chí năm nay đã đi sâu vào phân tích một số vấn đề nóng của xã hội. Các tác phẩm được tổ chức nhiều kỳ có chất lượng với  thông tin được đề cập thấu đáo, triệt để, nhiều chiều cung cấp cho người đọc góc nhìn tin cậy từ báo giới và đi tới tận cùng vấn đề.

Báo Công luận

"Giám thị phát tờ đáp án cho thí sinh rất nhanh nhưng camera của chúng tôi đã ghi lại được"- Hình ảnh trong clip điều tra của nhóm phóng viên Báo Lao động.

Có thể kể đến loạt bài công phu về Tự chủ giáo dục đại học của Báo Nhân dân. Loạt bài bên cạnh nêu ra những chuyển biến tích cực khi nhiều cơ sở đào tạo đã được tự chủ, tự chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tổ chức bộ máy và tài chính. Tuy nhiên cũng đồng thời chỉ ra những vướng mắc về nhân lực hay các văn bản pháp lý, quy định bất cập  và đề xuất những giải pháp tháo gỡ những tồn tại đó.

Hay loạt bài phóng sự điều tra công phu chỉ rõ những tiêu cực của giáo dục như phóng sự “Thâm nhập đường dây gian lận chứng chỉ” của Báo Lao động. Nhóm phóng viên báo đã phát hiện ra những tiêu cực trong hàng loạt kỳ thi cấp chứng chỉ Ngoại ngữ và Tin học ở một số trường Đại học ở các tỉnh phía Bắc.Trong quá trình thực hiện loạt bài nhóm phóng viên phát hiện ở các trường này chỉ cần đóng một khoản phí "chống trượt" cho một Công ty tuyển sinh, các thí sinh sẽ được giám thị mang đáp án đến tận bàn cho chép. Với những chứng cứ đã thu thập được, nhóm phóng viên đặt một số câu hỏi như: kỳ thi cấp chứng chỉ bắt đầu được tổ chức từ khi nào, số lượng chứng chỉ đã cấp ra là bao nhiêu, học viện có liên kết với các Công ty tuyển sinh bên ngoài không, cùng một số câu hỏi liên quan đến trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường…Bên cạnh đó cũng đi tìm đến tận cùng ngọn ngành để có được phương hướng giải quyết vấn đề.

Báo chí đồng hành cùng ngành giáo dục, đưa giáo dục Việt Nam đổi mới và phát triển

Giáo dục hiện đang là lĩnh vực được xã hội quan tâm, mang “hơi thở” nóng của đời sống xã hội nên được báo chí bám sát, phản ánh. Đồng thời, với số lượng lớn tác phẩm, sự phong phú về thể loại, góc nhìn và sự trải rộng khắp các vùng miền đất nước từ những nhọc nhằn trong phát triển giáo dục vùng biên cương đến những khó khăn của tìm cách phương pháp cải cách và đổi mới, có thể thấy rằng báo chí đã len lỏi, mang lăng kính soi rọi khắp các mặt của đời sống giáo dục, phản ánh từng hơi thở của công cuộc đổi mới giáo dục.

Báo chí cũng phát hiện, phản ánh và cổ vũ kịp thời những tấm gương người tốt việc tốt; những tấm gương giáo viên, học sinh đổi mới, sáng tạo không ngừng; những tấm gương giáo viên, học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo vượt qua khó khăn để dạy tốt - học tốt. Hình ảnh đẹp của ngành Giáo dục được lan tỏa trong dư luận xã hội là nhờ phần lớn từ báo chí.

Ông Triệu Ngọc Lâm, Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại đánh giá các tác phẩm đều có chất lượng rất cao.

Ông Triệu Ngọc Lâm, Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại đánh giá các tác phẩm đều có chất lượng rất cao.

Ông Triệu Ngọc Lâm, Tổng Biên tập Báo Giáo dục và thời đại cho biết: Đây là năm thứ 2 Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” được tổ chức, Giải đã nhận được sự hưởng ứng, gửi bài tham dự của các cơ quan báo chí, nhà báo trong cả nước. Giải có được những tác phẩm sâu sắc, phát hiện được những bất cập về cơ chế, chính sách, đối với nền giáo dục, với đời sống giáo viên. Sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các tầng lớp nhân dân - đến giáo dục đã được các tác phẩm dự giải đề cập, phản ánh. Điều này đã thể hiện tinh thần trách nhiệm của những người làm báo cách mạng đối với ngành giáo dục.

Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam đã đặc biệt nhấn mạnh: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ vừa trước mắt vừa lâu dài, rất cần sự chung tay của toàn xã hội, đặc biệt là sự phối hợp tuyên truyền của các cơ quan, phóng viên thông tấn báo chí và đội ngũ những người làm báo. Sự đồng hành của báo chí thời gian qua đã giúp cho những chủ trương, chính sách, thay đổi lớn về giáo dục và đào tạo đến được với dư luận xã hội; trở thành diễn đàn để giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên; các chuyên gia, nhà khoa học, toàn thể nhân dân được đóng góp ý kiến và cùng tham gia trong quá trình đổi mới.

Bên cạnh sự đồng thuận, những ý kiến phản biện tâm huyết của toàn xã hội thông qua phản ánh của báo chí đã giúp cho ngành Giáo dục kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách, quyết sách cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Ông Nguyễn Việt Hùng, Phó Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ghi nhận sự đồng hành của nhà báo với giáo dục nước nhà

Ông Nguyễn Việt Hùng, Phó Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ghi nhận sự đồng hành của nhà báo với giáo dục nước nhà

Có thể nói rằng, giới báo chí có một trách nhiệm rất to lớn trong việc xây dựng niềm tin của xã hội với ngành giáo dục.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Việt Hùng, Phó Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ghi nhận vai trò quan trọng của các nhà báo. Chúng ta đã tạo được niềm tin của xã hội, của các phụ huynh, học sinh đối với nghề giáo, đó là một điều rất quan trọng. Thực sự qua những giải như này, qua những ghi nhận của báo chí và truyền thông về ngành giáo dục, chúng tôi rất mừng, tin tưởng vào đội ngũ các thầy cô giáo và ngành giáo dục. Nó được thể hiện qua các tác phẩm báo chí. Các nhà báo đã và đang thể hiện trách nhiệm sâu sắc của mình đối với nền giáo dục nước nhà.

Minh Khuê

Tin khác

TP.HCM bồi dưỡng kỹ năng cho người phát ngôn sở ban ngành, quận huyện và TP Thủ Đức

TP.HCM bồi dưỡng kỹ năng cho người phát ngôn sở ban ngành, quận huyện và TP Thủ Đức

(CLO) Ngày 18/3, Trung tâm Báo chí TP.HCM khai giảng lớp bồi dưỡng người phát ngôn sở ban ngành, quận huyện và TP Thủ Đức từ ngày 18 đến 25/3. Tham gia tập huấn có 300 học viên là cán bộ các sở ngành, UBND quận huyện, phường xã.

Nghề báo
Sớm xây dựng liên minh bảo vệ bản quyền giữa các cơ quan báo chí và cơ quan bảo vệ pháp luật

Sớm xây dựng liên minh bảo vệ bản quyền giữa các cơ quan báo chí và cơ quan bảo vệ pháp luật

(CLO) Chiều 16/3, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí Việt Nam 2024, phiên thảo luận với chủ đề "Bảo vệ bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số" đã được diễn ra.

Nghề báo
Lễ hiến tặng hiện vật và trưng bày chuyên đề Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925 - 2024

Lễ hiến tặng hiện vật và trưng bày chuyên đề Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925 - 2024

(CLO) Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2024, sáng 16/3 đã diễn ra buổi lễ hiến tặng hiện vật và trưng bày Chuyên đề Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925 - 2024: 99 chuyện nghề.

Nghề báo
Đa dạng nguồn thu báo chí: Cơ hội chỉ đến với những bộ óc đã chuẩn bị, các cơ quan sẵn sàng tìm lối đi

Đa dạng nguồn thu báo chí: Cơ hội chỉ đến với những bộ óc đã chuẩn bị, các cơ quan sẵn sàng tìm lối đi

(CLO) Nhận định chưa bao giờ nguồn thu bị tác động mạnh như bây giờ, Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho rằng "cơ hội chỉ đến với các bộ óc đã chuẩn bị, các cơ quan đã sẵn sàng và tự tìm đường, lối ra".

Nghề báo
Làm thế nào để có phóng sự điều tra hấp dẫn bạn đọc, tạo sức lan tỏa, làm điều có ích?

Làm thế nào để có phóng sự điều tra hấp dẫn bạn đọc, tạo sức lan tỏa, làm điều có ích?

(CLO) Tiếp tục nội dung trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí Toàn quốc 2024, sáng 16/3, phiên thảo luận về “Phóng sự, phóng sự điều tra và hành trình làm điều có ích” đã được diễn ra.

Nghề báo