Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2019

Báo chí đồng hành cùng sự nghiệp giáo dục

Thứ bảy, 16/11/2019 16:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 16/11/2019, tại Hà Nội, Ban tổ chức Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2019 đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải cho 44 tác phẩm xuất sắc nhất.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Lễ trao giải.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Lễ trao giải.

Tham dự lễ trao giải có ông Phùng Xuân Nhạ; Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; ông Phùng Khánh Tài, Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Phó Trưởng ban chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chung khảo.

Ông Triệu Ngọc Lâm – Tổng biên tập Báo Giáo dục & Thời đại phát biểu.

Ông Triệu Ngọc Lâm – Tổng biên tập Báo Giáo dục & Thời đại phát biểu.

Ông Triệu Ngọc Lâm – Tổng biên tập Báo Giáo dục & Thời đại, Trưởng ban tổ chức giải phát biểu khai mạc: Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" được Bộ phát động nhằm tôn vinh các tác giả có nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc viết về sự nghiệp Giáo dục; tôn vinh các tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Giáo dục.

Các tác phẩm dự thi đã phản ánh một cách chân thực, sống động về những thành tựu của ngành giáo dục, những nỗ lực cố gắng của các thầy cô giáo trên mọi miền đất nước, sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền địa phương, các tổ chức cá nhân đối với sự nghiệp giáo dục; đồng thời, đề cập và phân tích những khó khăn của ngành Giáo dục từ thực tế các địa phương, cơ sở giáo dục, từ đó đưa ra quan điểm phản biện, nguyên nhân và giải pháp.

Nhóm tác giả đạt giải Khuyến khích.

Nhóm tác giả đạt giải Khuyến khích.

Đề tài của các tác phẩm khá toàn diện. Nhiều bài viết phản ánh những tấm gương vượt khó, tinh thần cống hiến của giáo viên, học sinh ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Nhiều tác phẩm phát thanh, truyền hình khắc họa những tấm gương nhà giáo hết lòng vì học sinh thân yêu đã gây được ấn tượng sâu sắc cho người nghe, người xem, có tác động xã hội mạnh mẽ, đặc biệt, phản ánh được những tấm gương nhà giáo đã hi sinh quyền lợi, tuổi đời của mình gắn bó với giáo dục vùng khó khăn, gắn bó với học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật....

Nhóm tác giả đạt giải Ba.

Nhóm tác giả đạt giải Ba.

Qua đó, lan tỏa những đóng góp của ngành Giáo dục cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; đồng thời thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành và xã hội đối với sự nghiệp Giáo dục Việt Nam. Có gần 1.000 tác phẩm của 4 thể loại báo chí tham dự giải. Kết quả, trong 71 tác phẩm vào vòng chung khảo, đã có 44 tác phẩm đạt giải, trong đó: 4 giải A, 8 giải B, 12 giải C và 20 giải Khuyến khích; 1 giải Đặc biệt được ban giám khảo chọn từ 4 giải A và 2 nhân vật tiêu biểu được chọn trong các các phẩm đạt giải.

Nhóm tác giả đạt giải Nhì.

Nhóm tác giả đạt giải Nhì.

Phát biểu tại lễ trao giải, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhận định: Những thông tin về giáo dục được phản ánh đầy đủ, kịp thời trên báo chí đã giúp cho những chủ trương, chính sách, đổi mới về giáo dục đến với dư luận xã hội. Báo chí trở thành diễn đàn để giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên, các chuyên gia, nhà khoa học, toàn thể nhân dân được bày tỏ ý kiến và tham gia vào quá trình xây dựng, hoàn thiện chính sách giáo dục.

4 tác phẩm xuất sắc được trao giải Nhất.

4 tác phẩm xuất sắc được trao giải Nhất.

Báo chí cũng phát hiện, phản ánh và cổ vũ kịp thời những tấm gương giáo viên, học sinh nỗ lực vượt qua khó khăn, tích cực đổi mới, sáng tạo trong giảng dạy và học tập.

Cùng với đó, Bộ trưởng chính thức phát động giải thưởng báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục” năm 2020. Bộ trưởng hy vọng rằng, giải thưởng trong những năm tiếp theo sẽ thu hút ngày càng nhiều hơn sự quan tâm của các cơ quan báo chí; sự tham gia đông đảo của các phóng viên báo chí trong cả nước; ghi nhận và vinh danh xứng đáng sự nỗ lực tìm tòi, công sức, cống hiến của mỗi người làm báo với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước nhà.

Tác phẩm đạt giải Đặc biệt

Tác phẩm "Những người thầy thắp lửa" - VOV2 được chọn để trao giải Đặc biệt.

Các tác phẩm đạt giải Nhất

1. Tự chủ đại học - Xu thế cần nhân rộng - Nhóm tác giả: Lê Tuấn Anh, Ngô Hương Sen, Đoàn Xuân Kỳ, Thu Phương

Loại hình: báo in - Báo Nhân dân

2. Hành trình 30 năm thay đổi số phận trẻ bụi đời của nhà giáo 74 tuổi của nhóm tác giả: Vũ Lụa, Diệu Bình.

Loại hình: Báo Điện tử - Báo VietNam net

3. Chuyện về những người thầy thắp lửa – Nhóm tác giả: Lê Thị Hằng, Kiều Thanh Phượng, Trần Bá Duy, Trần Nguyễn Anh Thu, Cao Thị Phương Lan.

Loại hình: Phát thanh – Báo VOV2 - Đài Tiếng nói Việt Nam

4. Lớp học trên Nóc Ông Ruộng - Nhóm tác giả: Nguyễn Văn Ba, Nguyễn Bá Trung, Hồ Nữ Thị, Nguyễn Tài Việt

Loại hình: Truyền hình - Ban Khoa giáo - Đài Truyền hình Việt Nam

Các tác phẩm đạt giải Nhì

1. Loạt bài: Bất cập trong quản lý Nhà nước về giáo dục - Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Thị Đức Hạnh, Nguyễn Quốc Ngữ, Ngô Sỹ Điền, Hà Ánh Ngọc, Hồ Thị Lài.

Loại hình: Báo in - Báo Giáo dục và Thời đại

2. Tác phẩm: Điểm tựa vững chắc của học sinh “vùng khó”- Tác giả Nguyễn Viết Lam

Loại hình: Báo in - Báo Biên Phòng

3. Tác phẩm: Mồ hôi, nước mắt của những cô giáo cõng chữ lên cổng trời - Nhóm tác giả: Nguyễn Hoàng Việt, Hoàng Hồng Quỳnh

Loại hình: Báo điện tử - Báo Điện tử Tri thức

4.  Tác phẩm: Phận giáo viên hợp đồng - Tác giả Nguyễn Thị Hương

Loại hình: Báo điện tử - Báo Giáo dục & Thời đại

5. Tác phẩm 5 năm đổi mới căn bản toàn diện giáo dục: Thành tựu và thách thức - Tác giả Lê Thị Thu

Loại hình: Phát thanh - VOV1 - Đài Tiếng nói Việt Nam 

6. Tác phẩm  Trên những giảng đường mây - Nhóm tác giả Vũ Thị Hồng Linh, Nguyễn Thị Nhi

Loại hình: Phát thanh - Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội 

7.  Tác phẩm: Những câu chuyện đẹp - Những hy sinh thầm lặng - Nhóm tác giả: Lê Minh Lợi, Nguyễn Tuyết Nhung, Lưu Thu Giang Nguyễn Văn Lâm, Thạch Quốc Hương

Loại hình: VTC1 -  Truyền hình - Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC

8. Tác phẩm: Lớp học đặc biệt nơi rẻo cao mây trắng - Nhóm tác giả Nguyễn Vinh Quang, Phạm Xuân Anh

Loại hình: Truyền hình - Đài Phát thanh - Truyền hình Lào Cai.

Các tác phẩm đạt giải Ba

1. Tác phẩm: Lớp học “Kiểu phố” ở… làng! - Nhóm tác giả: Bùi Việt Cường, Đỗ Thanh Huyền

Loại hình: Báo in -  Báo Thiếu Niên Tiền Phong

2. Tác phẩm: Loạt bài: Sớm gỡ nút thắt trong tự chủ đại học - Nhóm tác giả Lê Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Thu Hương

Loại hình: Báo in - Báo Đại Đoàn Kết

3. Tác phẩm: Giáo dục - câu chuyện không của riêng nhà trường - Tác giả : Nguyễn Thị Huyên

Loại hình:  Báo in - Báo Lao Động

4. Tác phẩm: Những người “đưa đò” sáng tạo - Nhóm tác giả: Đinh Thị Tuyết Mai, Phạm Hương Giang

Loại hình: Báo điện tử - Báo Tuổi trẻ Thủ đô 

5. Tác phẩm: Những thầy giáo cõng 2 tấn lương thực vượt núi và nỗi đau xé lòng của cô giáo mất con - Nhóm tác giả: Đinh Thị Thu Hương, Lô Thùy Linh, Nguyễn Tài Việt

Loại hình: Báo điện tử- Báo Điện tử VTV News 

6. Tác phẩm: Phạm Nhữ Kiều Duyên và những chuyến đi - Tác giả: Nguyễn Văn Quang

Loại hình: Phát thanh - Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lâm Đồng

7. Tác phẩm: Những người ươm mầm trên đá - Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Vân, Trương Đức Dũng

Loại hình: Phát thanh - Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lai Châu

8.Tác phẩm: Học chữ giữa lòng hồ Trị An - Tác giả: Cấn Xuân Lượng

Loại hình: Phát thanh -  VOV1 - Đài Tiếng nói Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh 

9. Tác phẩm: Vào đại học không còn là xu hướng - Nhóm tác giả Nguyễn Võ Đức Hạnh, Trần Quốc Thắng

Loại hình: Truyền hình -  Trung tâm Truyền hình ViệtNam tại thành phố Hồ Chí Minh

10. Tác phẩm: “Nâng bước em đến trường” ở vùng biên Lũng Cú - Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Thanh Kim Huệ, Nguyễn Hồng Quân, Nguyễn Cường, Hoàng Huy, Hồng Tươi, Đỗ Quý Hòa

Loại hình: Truyền hình - Truyền hình Nhân dân-Báo Nhân dân 

11.Tác phẩm:  Kiên Quyết - Nhóm tác giả Phan Ý Linh, Nguyễn Nhật Duy, Phan Thanh Hùng, Nguyễn Đình Minh, Hà Phương Lan

Loại hình: Truyền hình - Trung tâm sản xuất các Chương trình Giáo dục - Đài Truyền hình Việt Nam (VTV7) 

12. Tác phẩm: Thâm nhập đường dây gian lận chứng chỉ - Nhóm tác giả: Đặng Thị Chung, Trần Huy Tuấn, Nguyễn Tuấn Anh

Loại hình: Báo điện tử -  Báo Lao động

Các tác phẩm đạt Giải Khuyến khích

1.  Tác phẩm: Rạng danh đất học Kinh Bắc - Nhóm tác giả: LêThanh Tú, Trần Thị Thảo 

Loại hình:  Báo in - Báo Bắc Ninh

2.Tác phẩm: Đến trường trên những nhánh sông - Nhóm tác giả:  Phạm Quốc Rin 

Loại hình: Báo in - Báo Cà Mau 

3. Tác phẩm: Long đong giáo viên biệt phái - Tác giả:  Hồ Thị Lài 

Loại hình:  Báo in - Báo Giáo Dục & Thời Đại

4.Tác phẩm: Trăn trở giáo dục miền núi - Nhóm tác giả: Trịnh Thị Phương 

Loại hình: Báo in - Báo Quảng Ngãi 

5.Tác phẩm: Mẹ của 14 đứa con - Tác giả:  Mai Thanh Hải 

Loại hình:  Báo in - Báo Thanh Niên

6. Tác phẩm: Đẩy lùi bạo lực học đường vì tương lai đất nước - Tác giả: Phạm Thị Mai 

Loại hình: Báo điện tử - Báo điện tử VietnamPlus -Thông tấn xã Việt Nam

7. Tác phẩm: Loạt bài: Nữ sinh vùng cao được tuyển thẳng đại học nhưng có nguy cơ… thất học - Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương 

Loại hình: Báo điện tử - Báo Gia đình và Xã hội 

8. Tác phẩm: Những trường học hạnh phúc - Nhóm tác giả: Đặng Thị Chung, Trần Duy Hưng, Đàm Thị Hoài Anh

Loại hình:  Báo điện tử -Báo Lao động 

9. Tác phẩm:Ngôi trường dưới chân núi Mẫu Sơn - Tác giả: Nguyễn Thị Thảo 

Loại hình: Báo điện tử - Báo VietNamNet 

10. Tác phẩm: Người đàn bà “thép” và hành trình gieo chữ chốn thâm sơn Nguyễn Minh Thịnh 

Loại hình: Báo điện tử -  Báo Giáo dục & Thời đại 

11.Tác phẩm: Người gieo niềm hy vọng trong những "vầng trăng khuyết"  - Tác giả: Nguyễn Thị Mai Hồng

Loại hình:  Phát thanh - VOV1 - Đài Tiếng nói ViệtNam 

12. Tác phẩm: Giáo dục cho trẻ tự kỷ - Nhóm tác giả: Đào Thị Minh Hường, Nguyễn Thị Kim Thanh 

Loại hình: Phát thanh - VOV1 - Đài Tiếng nói Việt Nam 

13. Tác phẩm: Như hoa hướng dương - Tác giả:  Lê Thị Vân 

Loại hình:  Phát thanh - Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa

14. Tác phẩm: Làng hiếu học  - Tác giả: Nguyễn Anh Tuất 

Loại hình: Phát thanh - Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Gia Lai 

15.Tác phẩm: Loạt bài “Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018: Từ luật đến thực tiễn” - Tác giả: Huỳnh Thị Thùy Linh 

Loại hình:  Phát thanh - Đài Tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

16.Tác phẩm: Chuyện Cô và Bé  - Tác giả: Trần Ngọc Thuyết 

Loại hình: Truyền hình - Hãng phim Truyền hình - Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh 

17. Tác phẩm: Hãy cho em ngủ - Nhóm tác giả: Nguyễn Vĩnh Ngọc Thảo, Trường Giang, Nguyễn Thị Thanh Tuyền 

Loại hình:  Truyền hình -HTV9 - ĐàiTruyền hình thành phố Hồ Chí Minh

18. Tác phẩm: Tấm lòng còn mãi với đời - Nhóm tác giả: Trần Thị Thương Huyền, Vũ Thanh Hằng, Khổng Hoài Lam, Bùi Quang Thanh, Phạm Mạnh Hùng, Trần Mỹ Duyên 

Loại hình: Truyền hình - Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Phú Thọ 

19. Tác phẩm: Người giảng sử qua những vần thơ - Nhóm tác giả: Hà Thanh Thư, Hoàng Quang Huy, Ngô Sỹ Hiếu, Phạm Bích Ngọc 

Loại hình:  Truyền hình - Truyền hình Nhân dân-Báo Nhân dân

20. Tác phẩm: Để bước chân không lỡ nhịp tới trường - Nhóm tác giả: Phạm Thanh Hòa, Đặng Hồng Dũng, Nguyễn Thị Tâm 

Loại hình: Truyền hình - Truyền hình Quốc hội ViệtNam 

 Khuê Tú

Tin khác

Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

(CLO) Ông Huỳnh Hoàng Mến, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP Cần Thơ cho biết sẽ: "Sở sẽ có văn bản tham mưu UBND TP để ban hành lại quy chế họp báo theo đúng trình tự thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời sửa đổi một số nội dung cho phù hợp".

Nghề báo
Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo
Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

(NB&CL) Có một “điểm chạm” trong cảm xúc “về nguồn” của những người làm báo khi nhắc nhớ về một ngôi trường đặc biệt – Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Đó là cảm xúc tự hào về một “mốc son lịch sử” gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng… Dù thời gian có xa xanh thì khí phách của một thời đẹp đẽ ấy sẽ mãi là những giá trị trường tồn, tiếp lửa cho thế hệ hôm nay.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

(NB&CL) Thành công của năm 2023 tiếp tục tạo đà cho Hội Nhà báo Việt Nam trong năm 2024 bứt tốc hơn nữa với nhiều nhiệm vụ mới. Đặc biệt, 2024 là năm thứ 3 các tổ chức Hội triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam, các Nghị quyết của Ban Chấp hành và Chương trình công tác toàn khóa nhiệm kỳ 2020 - 2025...

Nghề báo