Báo chí đóng vai trò quan trọng trong công tác truyền thông về an toàn thực phẩm và sức khoẻ

Thứ năm, 19/12/2019 16:37 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 19/12 tại Vĩnh Phúc, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hiệp hội CropLife Việt Nam và Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) tổ chức Hội thảo nghiệp vụ báo chí “Truyền thông về an toàn thực phẩm và sức khoẻ - xử lý tin nhiễu và tin giả”.

Hội thảo do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hiệp hội CropLife Việt Nam và Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) tổ chức. Ảnh: Sơn Hải

Hội thảo do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hiệp hội CropLife Việt Nam và Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) tổ chức. Ảnh: Sơn Hải

Tham dự Hội thảo có ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, ông Phạm Văn Lợi, Chủ tịch Hiệp hội CropLife Việt Nam, ông Nguyễn Việt Hùng, Trưởng đại diện Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế ILRI khu vực Đông và Đông Nam Á.

Tham dự Hội thảo lần này có sự góp mặt của hơn 40 phóng viên đến từ các cơ quan báo chí. Ảnh: Sơn Hải

Tham dự Hội thảo lần này có sự góp mặt của hơn 40 phóng viên đến từ các cơ quan báo chí. Ảnh: Sơn Hải

Hội thảo lần này còn có sự tham gia của hơn 40 phóng viên đến từ các cơ quan báo chí, các chuyên gia về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm y tế và truyền thông trong nước và quốc tế, đại diện các tổ chức quốc tế cũng như các doanh nghiệp, công ty phát triển sản phẩm và kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

Hội thảo là diễn đàn trao đổi mở giữa các phóng viên, nhà báo, các chuyên gia về khoa học, y tế, an toàn thực phẩm cùng các đơn vị phát triển công nghệ về kiến thức đánh giá an toàn đối với thực phẩm, dược phẩm; Cách thức nhận biết và xử lý tin giả, tin nhiễu liên quan tới chủ đề này; Xu hướng và tầm quan trọng của các chương trình truyền thông nguy cơ một trách có trách nhiệm về các vấn đề sức khoẻ và an toàn thực phẩm.

Ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Sơn Hải

Ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Sơn Hải

Phát biểu tại Hội thảo, ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định, báo chí đã và đang đóng một vai trò to lớn trong việc tuyên truyền phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề an toàn thực phẩm, giúp công chúng ngày càng ý thức hơn tới vai trò của việc sử dụng các sản phẩm nông nghiệp đầu vào để nâng cao giá trị dinh dưỡng cũng như đảm bảo tính an toàn. Các chủ đề liên quan đến an toàn thực phẩm luôn được được công chúng báo chí đón nhận và quan tâm đặc biệt. Tác động quan trọng của báo chí trong việc tuyên truyền, phổ biến thông tin về vấn đề an toàn thực phẩm là điều rất dễ nhận thấy.

Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam hiện nay vẫn còn tình trạng thông tin về an toàn thực phẩm thiếu chính xác hoặc chưa được kiểm chứng, thiếu căn cứ khoa học, thậm chí thông tin phục vụ mục đích không trong sáng, mục đích vụ lợi. Nhiều vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm đã bị cường điệu hóa, bị giải thích sai lệch, bịa đặt, giả mạo, gây ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, gây hoang mang trong xã hội. Điều đó cho thấy trách nhiệm to lớn của báo chí trong việc thông tin chính xác, khoa học, đồng thời nhận diện và phản bác những thông tin xấu độc, tin nhiễu, tin giả trong vấn đề an toàn thực phẩm, giúp người dân có kiến thức để lựa chọn thực phẩm tiêu dùng, tự chăm lo cho sức khỏe cá nhân.

Tiến sỹ Anastasia Bodnar, Cố vấn khoa học cao cấp (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ - USDA) trình bày tham luận tại Hội thảo. Ảnh: Sơn Hải

Tiến sỹ Anastasia Bodnar, Cố vấn khoa học cao cấp (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ - USDA) trình bày tham luận tại Hội thảo. Ảnh: Sơn Hải

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tham gia thảo luận cũng như đóng góp các tham luận, bài trình bày của Tiến sỹ Anastasia Bodnar, Cố vấn khoa học cao cấp (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ - USDA) đã phân biệt hai khái niệm quan trọng trong đánh giá an toàn thực phẩm, và các sản phẩm nông nghiệp đó là Risk - Nguy cơ (hay còn gọi là Rủi ro) và Hazard - Mối nguy, trong đó các “mối nguy” chỉ trở thành “nguy cơ” trong “điều kiện tiếp xúc” nhất định(exposure).

Việc phân biệt này có vai trò quan trọng trong việc đánh giá an toàn thực phẩm đối với một sản phẩm cũng như giúp kiểm soát các sản phẩm chúng ta sử dụng một cách an toàn, vừa tận dụng được các lợi ích chúng mang đến vừa hạn chế được các tác động không mong muốn.

Tiến sỹ Anastasia Bodnar nhấn mạnh, công chúng  thường có xu hướng xem nhẹ những nguy cơ gây hại của một số sản phẩm mà họ cảm thấy thân thuộc như thịt đỏ, trái cây, rau quả, các độc tố tự nhiên trong khi lại lo sợ “thái quá” với những thứ họ cho là không tự nhiên như như thực phẩm biến đổi gen (BĐG), thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Do đó, truyền thông “nguy cơ” đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin trung lập, minh bạch về cả hai khía cạnh này.

Tiến sỹ Trần Thị Tuyết Hạnh, Giảng viên Sức khoẻ Môi trường, Trưởng phòng Quản lý khoa học và công nghệ, Trường đại học Y tế Công cộng phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Sơn Hải

Tiến sỹ Trần Thị Tuyết Hạnh, Giảng viên Sức khoẻ Môi trường, Trưởng phòng Quản lý khoa học và công nghệ, Trường đại học Y tế Công cộng phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Sơn Hải

Báo cáo năm 2016 “Quản lý Nguy Cơ An toàn thực phẩm: Cơ hội và thách thức” xuất bản bởi Ngân hàng Thế giới (World Bank) chỉ ra nguyên nhân chủ yếu gây ngô độc thực phẩm tại Việt Nam là do nhiễm khuẩn, cao hơn nhiều so với ô nhiễm hoá chất. Tiến sỹ Trần Thị Tuyết Hạnh, Giảng viên Sức khoẻ Môi trường, Trưởng phòng Quản lý khoa học và công nghệ, Trường đại học Y tế Công cộng chia sẻ; mặc dù theo một số nghiên cứu tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm độc thực phẩm xảy ra do nguyên nhân về độc tố tự nhiên hoặc ô nhiễm vi sinh cao hơn nhiều so với ô nhiễm hoá chất, trong đó có thuốc BVTV. Tuy nhiên lý do khiến công chúng Việt Nam lo ngại đối với mất an toàn thực phẩm lại là thuốc BVTV, cụ thể là dư lượng thuốc BVTV.

Tiến sỹ Phạm Hải Chung – Học viện Báo chí & Tuyên truyền với bài tham luận

Tiến sỹ Phạm Hải Chung – Học viện Báo chí & Tuyên truyền với bài tham luận

Ở một góc nhìn khác, Tiến sỹ Phạm Hải Chung – Học viện Báo chí & Tuyên truyền chia sẻ; vấn đề về an toàn thực phẩm và sức khoẻ cộng đồng là nơi xảy ra nhiều tin giả và tin nhiễu phổ biến tại Việt Nam, chủ yếu thông qua mạng xã hội. Sức mạnh và mức độ sức lan toả của các trang mạng xã hội trực tuyến - nơi mỗi người tham gia đều có thể là một nhà báo, một chuyên gia đã khiến cho việc lan truyền các tin giả, tin nhiễu này khó kiểm soát hơn. Một số nhà báo cũng gặp khó khăn trong việc xác định và tiếp cận với các nguồn tin khoa học chính thống, đáng tin cậy và điều này cũng khiến cho sự kết nối của công chúng với các nguồn tin này bị hạn chế.

Khi bàn về giải pháp giúp cung cấp thông tin khoa học, xây dựng kiến thức cộng đồng về sức khoẻ và an toàn thực phẩm một cách đúng hướng và minh bạch đồng thời chủ động kiểm soát tin giả, tinh nhiễu, các diễn giả đã nhấn mạnh tới hai yếu tố: cơ chế chính sách liên quan tới đánh giá và quản lý an toàn thực phẩm và truyền thông “nguy cơ”.

Hệ thống chính sách được khuyến cáo hiện nay theo các nguyên tắc quốc tế là dựa vào đánh giá nguy cơ (hay còn gọi là đánh giá rủi ro) và hệ thống này cần được áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm. Theo ông Phạm Văn Lợi, Chủ tịch CropLife Việt Nam, đối với lĩnh vực nông nghiệp, quy trình đánh giá theo chuẩn quốc tế, dựa vào nền tảng khoa học và đánh giá rủi ro (nguy cơ) sẽ là tiền đề quan trọng giúp loại bỏ các sản phẩm thuốc không còn phù hợp và đẩy nhanh việc giới thiệu các sản phẩm tiên tiến hơn đến với nông dân, giúp tạo ra nguồn thực phẩm an toàn, dinh dưỡng và phong phú hơn.

Các diễn giả tại Hội thảo. Ảnh: Sơn Hải

Các diễn giả tại Hội thảo. Ảnh: Sơn Hải

Tại hội thảo, các diễn giả cũng đưa ra khái niệm về “truyền thông nguy cơ” vài nhấn mạnh sự cần thiết của hoạt động này trong việc phố biến thông tin khoa học, xây dựng niềm tin cho công chúng và giúp họ có đủ thông tin để lựa chọn, sử dụng và kiểm soát thực phẩm một cách an toàn và có lợi. Theo ông Nguyễn Việt Hùng - Trưởng Đại diện Khu vực Đông và Đông Nam Á – Viện Nguyên cứu Chăn nuôi Quốc tế ILRI, hiện nay người tiêu dùng mất niềm tin vào chất lượng và an toàn thực phẩm là một vấn đề lớn ảnh hưởng đến hệ thống thực phẩm ở Việt Nam.

"Chúng ta cần có chiến lược tốt hơn trong truyền thông nguy cơ để hạn chế vấn đề này. Truyền thông nguy cơ cần được làm tốt xuyên suốt trong quá trình đánh giá và quản lý nguy cơ, cùng với đó là cần tăng cường hợp tác giữa các cơ quan nhà nước có liên quan và các chủ thể có liên quan ATTP để truyền tải thông điệp an toàn thực phẩm thiết thực và mạch lạc tới công chúng, tránh việc gây hoang mang và mất lòng tin của người dân đối với an toàn thực phẩm như hiện nay" - ông Nguyễn Việt Hùng nhấn mạnh.

Thảo luận về vấn đề này, Bà Bùi Kim Thuỳ - Đại diện tại Việt Nam của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) cho hay “Truyền thông về các vấn đề khoa học luôn là một bài toán khó – tạo dựng được sự đồng thuận và hợp tác của các bên tham gia có vai trò quan trọng. Để một một chương trình truyền thông nguy cơ về các đề tài như sức khoẻ, an toàn thực phẩm có thể đúng hướng, thống nhất và hiệu quả thì trách nhiệm của nhà quản lý, nhà khoa học và nhà báo là quan trọng như nhau”.

Phát biểu kết luận tại Hội thảo, ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định; với hai phiên thảo luận sôi nổi, thẳng thắn về những thông tin nhiễu thường gặp liên quan tới an toàn thực phẩm và cách thức tạo dựng niềm tin với công chúng khi đưa tin về các vấn đề thực phẩm, sức khoẻ, xen giữa bài tập tương tác thiết thực cho các nhà báo, đã chia sẻ với nhà báo nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích về việc đánh giá an toàn thực phẩm liên quan tới thuốc bảo vệ thực vật và giống cây trồng; Vấn đề thông tin nhiễu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên thực phẩm; Vấn đề phát hiện tin đáng tin cậy và xử lý tin giả; Vai trò của các kênh báo chí chính thống, cũng như những thuận lợi và khó khăn trong truyền thông, thông tin về khoa học.

"Hội thảo Cập nhật thông tin và nâng cao năng lực cho phóng viên trong nước (đặc biệt là phóng viên theo dõi mảng nông nghiệp) về truyền thông nguy cơ; Cung cấp kiến thức liên quan tới việc đánh giá an toàn thực phẩm cho một số sản phẩm đầu vào nông nghiệp; Cách thức nhận biết và xử lý tin giả, tin nhiễu liên quan tới chủ đề này, cũng như xu hướng và tầm quan trọng của các chương trình truyền thông về các vấn đề sức khoẻ con người. Thông qua đó, chắc hẳn chúng ta đều nhất trí với tầm nhìn tương lai: Đổi mới khoa học chính là nền tảng cơ bản để đảm bảo duy trì an toàn thực phẩm và cải thiện sức khoẻ con người bền vững" - ông Hồ Quang Lợi nhấn mạnh.

Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Sơn Hải

Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Sơn Hải

Hoàng Huy - Sơn Hải

Tin khác

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

(CLO) Chiều 22/4 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi đã chủ trì cuộc hội đàm với đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia do ông Sihono, Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Công tác hội
Nâng cao vị thế, vai trò của Liên Chi hội Nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam

Nâng cao vị thế, vai trò của Liên Chi hội Nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam

(CLO) Sáng 19/4, Liên Chi hội nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Công tác hội
Lan tỏa tinh thần đổi mới, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh

Lan tỏa tinh thần đổi mới, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh

(NB&CL) Thời gian qua, hoạt động công tác hội đã có nhiều những đổi mới thiết thực, đúng, trúng với những chuyển biến thời cuộc và hoạt động thực tiễn. Đặc biệt, thực hiện chủ trương hướng về cơ sở, các cấp Hội ở nhiều địa phương đã tập trung triển khai nhiều nội dung, ý tưởng đổi mới sáng tạo, góp phần củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, hiệu quả.

Công tác hội
Trao tặng ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải quân

Trao tặng ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải quân

(CLO) Ngày 17/4, đoàn công tác Hội Nhà báo Việt Nam đã trao hàng nghìn ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ các nhà giàn DK1 thuộc Vùng 2 Hải quân, đơn vị đang đóng quân tại Long Sơn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Công tác hội
Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho cán bộ Agribank khu vực phía Nam

Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho cán bộ Agribank khu vực phía Nam

(CLO) Lớp bồi dưỡng đã trang bị cho các học viên những kỹ năng, kiến thức quan trọng về quá trình làm việc trong công tác truyền thông. Tham gia lớp bồi dưỡng, các học viên đã rất tích cực học tập, có nhiều bài thực hành đạt chất lượng cao.

Công tác hội