Báo chí góp phần cho Quốc hội tạo dấu ấn sâu đậm,lan tỏa trong xã hội

Thứ sáu, 09/04/2021 15:09 PM - 0 Trả lời

(CLO) Kỳ họp thứ 11, kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIV đã kết thúc. Báo chí với sứ mệnh của mình đã có hàng nghìn tin, bài gửi đến độc giả và cử tri cả nước. Đại biểu Quốc hội cho rằng báo chí đã thực hiện tốt vai trò, đưa “hơi thở” cuộc sống vào nghị trường Quốc hội.

Quang cảnh phiên bế mạc của kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV.

Quang cảnh phiên bế mạc của kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV.

Chiều ngày 8/4, kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV đã kết thúc tốt đẹp. Sau 12 ngày làm việc, kỳ họp đã hoàn thành chương trình nghị sự đề ra với nhiều nội dung quan trọng về tổng kết công tác nhiệm kỳ 2016-2021, xây dựng pháp luật và đặc biệt là việc công tác kiện toàn nhân sự.

Quốc hội đã bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, 3 Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch nước.

Quốc hội cũng đã bầu ra 5 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm 3 Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước; phê chuẩn việc bổ nhiệm 2 Phó Thủ tướng Chính phủ, 12 thành viên khác của Chính phủ; phê chuẩn danh sách 3 Phó Chủ tịch, 7 Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia và danh sách Phó Chủ tịch và 3 Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh.

Theo đó, để đáp ứng kịp thời công tác lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo, điều hành của Nhà nước, Quốc hội đã tiến hành xem xét miễn nhiệm, bầu, phê chuẩn việc miễn nhiệm, bổ nhiệm một số chức danh trong bộ máy nhà nước, bảo đảm dân chủ, đúng chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật và đạt được sự đồng thuận cao.

Trong suốt thời gian diễn ra kỳ họp, các cơ quan báo chí đã có hàng nghìn tin, bài về kỳ họp, tạo ra một bức tranh sống động với nhiều vấn đề được cử tri và nhân dân quan tâm. Đặc biệt, báo chí đã thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về công tác kiện toàn nhân sự tại kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khóa XIV.

Cùng với đó, đội ngũ Nhà báo, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên đã có những chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng cho kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIV, nhiều tin, bài hay, phản ánh kịp thời công tác của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội (Đoàn ĐBQH), ý kiến của ĐBQH đã được các đại biểu Quốc hội đánh giá cao.

Có thể thấy, ngay trước khi kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV diễn ra, trong lúc cả nước đang đồng lòng chống dịch Covid-19, ngày 22/3/2021, hơn 100 nhà báo, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên tham dự, đưa tin về kỳ họp đã được xét nghiệm SARS-CoV-2. Việc xét nghiệm này đã khiến họ vui mừng, cùng với đó, quá trình tác nghiệp gặp gỡ các ĐBQH thêm yên tâm, thoải mái.

Trong quá trình diễn ra kỳ họp, các phóng viên, nhà báo, biên tập viên, kỹ thuật viên luôn thể hiện tinh thần hăng say lao động; thậm chí đến giờ nghỉ, họ vẫn miệt mài làm việc. Từ đó, các tin bài trước, trong và sau kỳ họp được đăng tải lên mặt báo một cách chính xác, kịp thời, góp phần truyền tải thông tin một cách sớm nhất đến độc giả và cử tri cả nước.

Phóng viên báo chí tích cực lao động, đưa tin kịp thời, chính xác tại tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV.

Phóng viên báo chí tích cực lao động, đưa tin kịp thời, chính xác tại tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV.

Tại kỳ họp này, nhiều nhà báo, phóng viên trẻ đã thể hiện sự xông xáo, nhiệt tình trong công việc, thể hiện sức trẻ của người làm báo với cách đưa tin nhanh, có nhiều thông tin bên hành lang Quốc hội hay, hấp dẫn được đăng tải trên mặt báo.

Phóng viên Lê Bảo – báo Gia Đình và Xã hội chia sẻ: “Việc đưa tin tại mỗi kỳ họp Quốc hội đều cần phải nhanh chóng, kịp thời nhưng đặc biệt phải đảm bảo sự chính xác. Là phóng viên, việc tìm hiểu tiếp cận thông tin, đưa thông tin được bạn đọc và nhân dân quan tâm trong mỗi kỳ họp là điều rất quan trọng. Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 11 với việc Quốc hội tiến hành công tác kiện toàn nhân sự thì mỗi thông tin đưa ra đều cần đảm bảo sự chính xác tuyệt đối”.

Phóng viên Phùng Phú Đô (báo Giao thông) cho biết, việc Văn phòng Quốc hội chuẩn bị những thông tin kịp thời để nhà báo, phóng viên tiếp cận đã đảm bảo việc đưa thông tin kịp thời, chính xác nhất.

“Trong kỳ họp này, việc tiếp cận của phóng viên với đại biểu Quốc hội cũng có nhiều thuận lợi. Chúng tôi được gặp gỡ, phỏng vấn đại biểu Quốc hội về những vấn đề được cử tri, nhân dân quan tâm. Nhiều đại biểu Quốc hội đã rất trách nhiệm, đưa ý kiến một cách thẳng thắn, chính xác với sự am hiểu sâu rộng đặc biệt trong lĩnh vực mà họ đang làm việc”, phóng viên Phùng Phú Đô chia sẻ.

Phóng viên báo Nhà báo và Công luận trao đổi với đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh.

Phóng viên báo Nhà báo và Công luận trao đổi với đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh.

Đánh giá về công tác đưa tin của các cơ quan báo chí tại kỳ họp của Quốc hội, đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh (đoàn Quảng Trị, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội) cho biết, tại các kỳ họp cũng như các hoạt động của Quốc hội, của các Đoàn ĐBQH, các ĐBQH thì báo chí đã kịp thời đưa tin và truyền tải được những nội dung rất quan trọng mà Quốc hội có chức năng thực hiện, của các Đoàn ĐBQH, các ĐBQH thực hiện.

“Điều đó chứng tỏ rằng báo chí đã phát huy được vai trò và trách nhiệm của mình và cũng đã phản ánh được những hơi thở cuộc sống của nhân dân quay trở lại đối với nghị trường Quốc hội. Điều này đã cung cấp thêm thông tin cho Quốc hội, ĐBQH nhận ra những mặt được, mặt chưa được của hệ thống pháp luật, của việc tổ chức hệ thống pháp luật và hiệu quả của hệ thống pháp luật, cái đó tôi cho rằng rất quan trọng”, ông Sinh nhấn mạnh.

Theo đại biểu Đỗ Văn Sinh, có thể nói, các cơ quan báo chí đã bám sát được vào tôn chỉ mục đích của mình để phản ánh kịp thời, chính xác những vấn đề của hệ thống các cơ quan không chỉ của Quốc hội mà kể cả các cơ quan khác của Chính phủ, các cơ quan tư pháp để các cơ quan này thực hiện tốt hơn nữa những chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với người dân.

Đánh giá về đội ngũ phóng viên tham dự đưa tin về kỳ họp Quốc hội, ông Sinh cho rằng, hiện nay, đội ngũ phóng viên rất chuyên nghiệp, có sự am hiểu sâu về các lĩnh vực quan tâm và cũng đã đặt ra nhiều vấn đề rất cần thiết cho cuộc sống; những vấn đề xã hội, dư luận, cử tri quan tâm.

“Chính điều đó cũng đặt ra và quay trở lại là các đại biểu phải am hiểu và phải có trách nhiệm để trả lời những câu hỏi mà các nhà báo, phóng viên, biên tập viên đặt ra, bởi mục đích cuối cùng là chúng ta thông điệp quay trở lại những vấn đề mà cử tri, xã hội đang quan tâm để cũng có thể làm rõ hơn, thấy được những mặt được, mặt chưa được để chúng ta phải khắc phục trong thời gian tới”, đại biểu Đỗ Văn Sinh nói.

Báo chí tác nghiệp - phỏng vấn bên hành lang Quốc hội trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV.

Báo chí tác nghiệp - phỏng vấn bên hành lang Quốc hội trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV.

Là đại biểu tiếp xúc nhiều với các phóng viên, nhà báo trong các kỳ họp của Quốc hội khóa XIV, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre, Phó Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội) cho rằng, về cơ bản thì hoạt động báo chí trong nhiệm kỳ Quốc hội đã thực hiện rất tốt các công việc của mình.

“Tôi thì vẫn nói với các nhà báo ở ngay kỳ họp thứ 3, thứ 4 là nhà báo cần phải hoàn thành trọng trách của mình với tư cách là người "truyền thần" của Quốc hội, không được vì câu chuyện giật tít hoặc vì mục tiêu nọ kia để mà mình làm thay đổi diện mạo của Quốc hội cũng như bản chất chính trị của Quốc hội, làm sao đó để cho người dân người ta tiếp nhận được thông tin từ Quốc hội, để người dân giám sát cái việc đại biểu hoạt động, Quốc hội hoạt động có thật sự là người đại diện cho họ hay không?”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói.

Ông Nhưỡng cũng cho rằng, một trong những thành công của nhiệm kỳ này đó là thành công của truyền thông. Bởi theo ông, không có truyền thông tốt, không có lực lượng truyền thông thì không thể có thành công, Quốc hội cũng không có mối liên hệ với người dân.

“Chính vì thế tôi khẳng định truyền thông của Quốc hội khóa XIV là rất tốt. Truyền thông đã góp một phần làm cho Quốc hội tạo được dấu ấn sâu đậm và lan tỏa trong xã hội và trong người dân”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng khẳng định.

Đánh giá về các phóng viên, nhà báo tham dự đưa tin về các kỳ họp của Quốc hội, đại biểu đoàn Bến Tre nhận xét, các phóng viên rất nhạy bén, khẩn trương để thông tin, có mối liên hệ rất tốt, tạo sự giao thoa các thông tin. Từ đó tạo ra niềm hứng khởi nhưng cũng tạo sự áp lực hoạt động cho Quốc hội và cho các thành viên Chính phủ, của Tòa án, Viện Kiểm sát.

“Nhiều phóng viên trẻ xông xáo, ban đầu thì e ngại đặc biệt là một số vị trí ko cho phóng viên vào tiếp cận đại biểu. Do đó, thời gian tới nên tạo điều kiện tiếp cận với đại biểu nhiều hơn cho phóng viên báo chí”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói.

Quốc Trần

Tin khác

Hà Nội uỷ quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT giải quyết 13 thủ tục hành chính

Hà Nội uỷ quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT giải quyết 13 thủ tục hành chính

(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa có quyết định ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội thực hiện giải quyết 13 thủ tục hành chính lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND TP Hà Nội.

Tin tức
Tỉnh Hà Nam và Nam Ninh (Trung Quốc) xây dựng mối quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực

Tỉnh Hà Nam và Nam Ninh (Trung Quốc) xây dựng mối quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực

(CLO) Bí thư Thành ủy Nam Ninh mong muốn thời gian tới, thành phố Nam Ninh và tỉnh Hà Nam xây dựng mối quan hệ hợp tác song phương trong các lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, logistics; giao lưu, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, khoa học công nghệ, y tế, văn hoá, du lịch

Tin tức
Hà Nội phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4

Hà Nội phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4

(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1972/QĐ-UBND, phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4, tỷ lệ 1/2000 thuộc địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện"; cùng với đó, có các giải pháp từng khâu trong việc bảo đảm cung ứng điện, gồm: Nguồn điện, tải điện, phân phối điện, sử dụng điện và giá điện; yêu cầu dứt khoát hoàn thành đường dây 500 kV mạch 3 trước 30/6.

Tin tức
Bộ Công Thương đề xuất 2 phương thức nhà máy điện gió, điện mặt trời bán trực tiếp cho khách hàng

Bộ Công Thương đề xuất 2 phương thức nhà máy điện gió, điện mặt trời bán trực tiếp cho khách hàng

(CLO) Bộ Công Thương đề xuất đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời (Đơn vị phát điện) sẽ được bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn (các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ) thông qua đường dây riêng hoặc qua lưới điện quốc gia.

Tin tức