Nga có kế hoạch duy trì vị trí thứ hai về sản lượng vàng toàn cầu trong những năm tới
(CLO) Nga đặt mục tiêu giữ vững vị trí thứ hai thế giới về khai thác vàng, với sản lượng từng đạt 332 tấn năm 2021.
Theo dõi báo trên:
1. Thảm họa bắt đầu từ trưa 25/11, những cơn mưa lớn trút xuống kèm giông lốc, khiến nhiều tuyến đường ngập sâu, cây cối ngã đổ, công trình kiến trúc hư hại…
Trên trời, mưa trắng xóa kèm gió lốc. Ở dưới đất, hàng triệu con người, người vật lộn giữa dòng nước dữ trên đường về, người cố thủ ở nhà, tát nước thâu đêm, kẻ phải bỏ xe cộ giữa đường để bảo toàn mạng sống,… Và nhất là, có những thiệt hại oan uổng về nhân mạng.
Chiều 25/11, ông Nguyễn Văn Tân (58 tuổi) được phát hiện bị cây xanh trên đường Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh) đè chết khi đang đi trên đường. Ông Tân từ nhà trọ ở quận 7 về khu vực vòng xoay An Lạc (quận Bình Tân) để cúng giỗ ông nội, và gặp nạn.
Cũng trong tối mưa bão, một thanh niên 18 tuổi đi cùng bạn khi ngang qua khu vực nước chảy xiết ở kênh Đen (quận Bình Tân) đã bị nước xô ngã, một người bị cuốn mất tích. Dòng nước siết ấy, theo đại diện Cảnh sát PCCC TP.HCM, là khu vực cống thoát cho cả phường.
Edward Nguyễn - một người Úc gốc Việt làm việc tại một công ty an ninh tư nhân, đã nhắc đi nhắc lại rằng: Người Việt Nam rất thiếu kỹ năng sinh tồn, kỹ năng đối phó thảm họa!
Theo anh, ở nhiều nước, trẻ em khi 4, 5 tuổi đã được dạy những kỹ năng cơ bản về ứng phó những tình huống khó khăn, nguy hiểm, có khả năng đương đầu và vượt qua, giảm thiểu tối đa thiệt hại. Như tại Hàn Quốc, Nhật Bản, học sinh tiểu học được dạy cách ứng phó với cháy nổ, động đất, bão lũ,… nên họ không hoang mang, sơ suất. “Ở nước ta, thậm chí, hầu hết mọi người còn thiếu cả kỹ năng tối thiểu là hô hấp nhân tạo”, Edward hốt hoảng.
Trên báo chí, mạng xã hội, đầy rẫy cảnh người dân xuống đường ngày bão, chạy xe giữa dòng nước xiết,… Thờ ơ với thiên tai, thiếu kỹ năng sinh tồn, chắc chắn là nguyên nhân quan trọng để cơn bão Usagi gây nên thảm họa.
2. Trận ngập lụt lịch sử sau bão Usagi đã tạo nên cảnh tượng cười ra nước mắt. Bão lũ, là lúc dù giàu hay nghèo, sang hay hèn, cũng chung cảnh chôn chân giữa đường, tát nước giữa đêm. Cả thành phố đã thành “một điểm ngập” thực sự, chứ không còn là lời bông đùa trên internet.
Chiều và đêm 25/11 tại TP.HCM, nội đô ngập, ngoại thành ngập, bệnh viện ngập, trường học ngập, sân bay ngập,… Trên nhiều tuyến đường đã thành sông, “xe sang” hay “xe cỏ” cũng đều không có khả năng lội nước. Trong hầm các tòa nhà, la liệt phương tiện nằm “xâm xấp nước” như khoai luộc. Sáng 26/11, hàng vạn người dân còn oằn mình “vượt sông” tới nơi làm việc.
Về nguyên nhân thảm họa, ông Đỗ Tấn Long - Trưởng phòng Quản lý thoát nước cho biết lượng mưa quá lớn, có nơi đến hơn 400mm. Trong khi hệ thống cống chỉ thoát được 86mm/3 giờ, kênh rạch thoát được 96mm/3 giờ. Lượng mưa gấp nhiều lần với khả năng thoát nước. Không những vậy, mưa lớn còn kết hợp với triều cường. Mức triều cường ngoài khả năng thoát nước đã được thiết kế từ trước…
Những chia sẻ của lãnh đạo ngành chống ngập TP.HCM cho thấy nguyên nhân chủ quan, chính là sự yếu kém trong dự báo thiên tai. Nhưng cũng lộ rõ nguyên nhân “khách quan”: Đường thoát nước nhân tạo đã quá khả năng chịu đựng nhiều lần; đường thoát nước tự nhiên phía Đông - Nam thành phố cũng quá tải. Có lẽ, do đã bị các công trình tòa nhà án ngữ. Vật kiến trúc đó, các nhà làm hạ tầng hay quen mồm gọi là “phát triển đô thị”.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, cường độ những trận mưa trên chưa từng được ghi nhận, khiến nó trở thành kỷ lục. Ở một đô thị lớn, tưởng như chẳng bao giờ biết đến hậu quả của sóng, lũ như TP.HCM, thì gió bão khiến cây đổ, đường phố biến thành sông, là lời cảnh báo nghiêm khắc cho những bất cập trong đầu tư phát triển hạ tầng.
3. Hơn 12 năm trước, khi TP.HCM vào mùa “sống chung với lụt”, GS.TSKH Lê Huy Bá đã cảnh báo: “Nếu lấp đi bao nhiêu diện tích sông rạch thì phải quy ra thể tích nước bị chiếm chỗ và có hồ điều hòa thay thế. Bài toán ngập tại TP.HCM sẽ chưa có lời giải nếu cứ xây nhà cao tầng, phố hiện đại, nhiều làn xe mà không thay vào đó là đô thị dạng miệt vườn, sông nước…”
Lời khoa học gia Lê Huy Bá đã chưa được nghiêm túc lắng nghe, dù hội thảo nào ông cũng được mời dự, cũng phát biểu, cảnh báo, luôn là “ngôi sao” của báo giới.
Gần đây nhất, ông phát biểu: Bên cạnh nguyên nhân tự nhiên, việc quản lý quy hoạch còn nhiều bất cập bởi với nền đất yếu, hệ thống kênh rạch chằng chịt nhưng lại cho xây dựng hàng loạt cao ốc tạo áp lực khiến nền đất lún nhanh hơn. Kênh rạch nhiều năm không khơi thông, kèm theo quá trình lấn chiếm… Thành phố bị ngập lụt khi triều cường hoặc khi mưa lớn là tất yếu.
TP.HCM từ thập kỷ trước, đã bắt đầu mục tiêu “tiến về Nam” để phát triển đô thị. Kết quả thế nào, chỉ cần nhìn vào tình cảnh khu vực quận 6, 8, 7 và các huyện Nhà Bè, Bình Chánh liên tục “thất thủ” bởi kẹt xe, ô nhiễm và ngập nước.
Nay, TP.HCM tiếp tục ấp ủ khát vọng xây dựng khu Đông thành “khu đô thị sáng tạo”. Như Phó Chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến đã nói: “Xây dựng khu đô thị sáng tạo gồm quận 2, quận 9 và Thủ Đức không chỉ có mối quan hệ về hành chính mà còn là đặc thù phát triển của thành phố. Nếu không kết nối ưu điểm của các quận này thì các ý tưởng khởi nghiệp sẽ không ra được thị trường, gây lãng phí chất xám và giá trị công sản cũng không được sử dụng tối đa…”
Cần phải nhắc lại rằng, khu Nam hay Đông TP.HCM có nền đất yếu, thấp, bị ảnh hưởng rất lớn bởi chế độ bán nhật triều. Phát triển đô thị, giãn dân ra các khu vực này, khi hạ tầng giao thông, hệ thống thoát nước yếu kém, nơi thoát nước tự nhiên bị san lấp tràn lan,… thì bế tắc càng dễ bế tắc. Thêm nữa, khởi nghiệp với đặc thù đất nước, cần bắt đầu từ những ruộng rau, các hoa trang, rừng ngập mặn Cần Giờ,… và trên các máy vi tính.
Trước mắt, thiết nghĩ, TP.HCM cần rà soát lại điều kiện tự nhiên, các dự án đô thị ở khu Đông và khu Nam, để có phương án quy hoạch sao cho hài hòa với thiên nhiên; thay đổi tư duy “sống chung với lũ” bằng “sống nương theo lũ” để tạo ra các đô thị dạng miệt vườn, sông nước; tận dụng nguồn nước, phù sa cho nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái,…
Xa hơn, như các chuyên gia nhiều lần từng đề nghị, TP.HCM với vai trò “anh cả”, nên phối hợp các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu,… để cùng nghiên cứu phát triển đô thị mang tầm cụm, khu vực. Qua đó, sẽ giúp TP.HCM giãn dân, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống và phát triển kinh tế.
Vươn cao, đào sâu và phình to không phải là giải pháp “thuận tự nhiên” để TP.HCM giữ vững vai trò “đầu tàu”, mà có thể sẽ thành “tai ương” cho hiện tại và mai sau.
Đoàn Kiên Giang
(CLO) Nga đặt mục tiêu giữ vững vị trí thứ hai thế giới về khai thác vàng, với sản lượng từng đạt 332 tấn năm 2021.
(CLO) Năm 2025, Bộ Xây dựng đã bố trí 69,187 tỉ đồng trong kế hoạch bảo trì hệ thống Quốc lộ năm 2025 cho tuyến Quốc lộ 3C để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.
(CLO) Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế nhập khẩu trên diện rộng, thị trường chứng khoán toàn cầu đã lao dốc trong hai ngày liên tiếp.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.
(CLO) Với quỹ đất phụ cận 18.450 ha dọc tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Hà Nội tìm hướng khai thác hiệu quả 8.725,5 ha tiềm năng. Các chuyên gia nhấn mạnh, việc này cần đảm bảo lợi ích kinh tế tối ưu, tuân thủ pháp lý, không tổn hại môi trường và đời sống dân cư, đồng thời đòi hỏi quản lý nguồn thu minh bạch, giám sát chặt chẽ để tránh thất thoát.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại Trung tâm Phát triển và quảng bá sách văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ ra mắt trang trọng các tác phẩm mới, đánh dấu những đóng góp đầy tâm huyết cho văn đàn Việt Nam của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn.
(CLO) Ngày cuối tuần, rất đông người dân được các cán bộ, chiến sĩ Công an TP HCM hỗ trợ làm căn cước, tài khoản định danh điện tử tại nhà ga Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Mọi công tác diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5-7 phút.
(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đề cập đến thâm hụt thương mại hàng hóa, nhưng lại bỏ qua thặng dư khổng lồ từ ngành dịch vụ - gồm doanh thu từ phim ảnh, Google, Amazon hay Facebook - nơi Mỹ đang thắng đậm trên toàn cầu.
(CLO) Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận việc sa thải Tướng Không quân bốn sao Timothy Haugh, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ.
(CLO) GM từng bán dữ liệu lái xe cho hãng bảo hiểm, hé lộ nguy cơ quyền riêng tư bị xâm phạm ngay từ vô lăng.
(CLO) Cổ phiếu công nghệ lao dốc mạnh vào thứ Năm, trong đó Apple dẫn đầu khi chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng sau thông báo thuế quan đối ứng từ Tổng thống Donald Trump một ngày trước đó.
(CLO) Sở Xây dựng Hà Nội sẽ tổ chức lại giao thông để phục vụ phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập và đảm bảo trật tự, chống ùn tắc tại khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục trong thời gian từ ngày 7 - 30/4.
(CLO) Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục được biết đến là hai TikToker nổi tiếng sở hữu nhiều tài sản lớn, cùng đứng tên trên nhiều doanh nghiệp.
(CLO) Gây ra hai vụ tai nạn ở huyện Nghi Lộc và Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) ôtô 7 chỗ bị nổ lốp nhưng tài xế vẫn cố tình bỏ chạy khoảng 35 km thì bị bắt giữ.
(CLO) Thi đấu kiên cường trong hơn 90 phút trên sân cỏ, đội tuyển U17 Indonesia đã tạo địa chấn khi đánh bại ứng viên vô địch U17 Hàn Quốc tỷ số 1-0 ở trận ra quân bảng C VCK U17 châu Á 2025.
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.