Sức khỏe

Báo động tình trạng giới trẻ Việt ‘nghiện’ nước ngọt

Nguyễn Đoan 17/05/2025 07:21

(CLO) Tiêu thụ nước ngọt tăng vọt, giới trẻ Việt đối mặt nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch do vượt xa lượng đường khuyến nghị của WHO.

Theo TTXVN, ngày 16-5 tại Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Tổ chức Y tế công cộng toàn cầu Vital Strategies đã tổ chức tọa đàm với chủ đề “Tìm hiểu về tác hại của đồ uống có đường đối với thanh thiếu nhi hiện nay”. Sự kiện nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ, về ảnh hưởng tiêu cực của nước ngọt đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy lượng tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam đã tăng gấp hơn 4 lần trong vòng 15 năm, từ 1,59 tỉ lít năm 2009 lên đến 6,67 tỉ lít vào năm 2023. Mức tiêu thụ bình quân đầu người cũng tăng mạnh, từ 18,5 lít lên 66,5 lít mỗi năm – tương đương mức tăng khoảng 350%.

Phó giáo sư, tiến sĩ Vũ Thị Thu Hiền – Trưởng khoa Hóa sinh và Chuyển hóa dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng – cảnh báo rằng chỉ cần uống một lon nước ngọt mỗi ngày, cơ thể có thể hấp thụ từ 30 đến 40 gram đường tự do, vượt xa mức khuyến nghị của WHO.

nuoc-ngot-co-ga.jpg
Ảnh minh họa.

Việc tiêu thụ nhiều nước ngọt không chỉ làm tăng cảm giác thèm ăn, giảm cảm giác no mà còn kéo theo thói quen ăn uống thiếu lành mạnh. Điều này làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng như béo phì, đái tháo đường type 2, sâu răng, bệnh tim mạch và rối loạn chuyển hóa.

WHO khuyến nghị thanh thiếu niên nên giới hạn lượng đường tự do tiêu thụ ở mức tối đa 25 gram/ngày (khoảng 6 thìa cà phê). Lượng đường này bao gồm cả đường tự nhiên trong mật ong, siro, nước ép trái cây cũng như đường bổ sung trong thực phẩm và món ăn chế biến hằng ngày.

    Nổi bật
        Mới nhất
        Báo động tình trạng giới trẻ Việt ‘nghiện’ nước ngọt
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO