Báo động tình trạng trẻ nhỏ bị chó dại tấn công

Chủ nhật, 18/08/2019 21:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ trẻ nhỏ bị chó tấn công gây tử vong. Đứng trước hiện trạng này, vấn đề bức thiết đặt ra làm sao có thể tự bảo vệ lúc bị chó tấn công, đặc biệt khi chưa có chế tài rõ ràng về xử phạt nuôi, thả chó gây thương tích hoặc chết người.

Nỗi lo hện hữu

Trẻ nhỏ luôn là đối tượng bị chó tấn công (Ảnh minh họa)

Trẻ nhỏ luôn là đối tượng bị chó tấn công (Ảnh minh họa)

Ngay đầu năm, vào ngày 3/4 dư luận xã hội không khỏi bàng hoàng trước vụ bé trai 7 tuổi ở huyện Kim Động (tỉnh Hưng Yên) đi chơi về bị đàn chó 6 con tấn công cùng một lúc. Bé đã tử vong ngay sau khi vào viện Bệnh viện Việt Đức khoảng 1 tiếng bởi tình trạng thương tích quá nặng.

Sự việc đau lòng trên xảy ra không bao lâu thì đến ngày 11/7 mới đây, tại xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An lại xảy ra trường hợp chó sổng chuồng cắn chết một bé gái.

Theo thông tin từ người nhà nạn nhân, chiều 10/7 cháu bé 22 tháng tuổi, ở xã Nghi Diên đang chơi cùng chị gái 10 tuổi ở trước nhà thì bất ngờ bị một con chó của nhà hàng xóm xông vào cắn xé.

Trước sự tấn công quá bất ngờ, bé gái 10 tuổi chỉ còn cách chạy đi kêu cứu. Tuy nhiên, đến khi người dân phát hiện ra sự việc thì bé gái đã thương tích đầy mình. Người nhà đã nhanh chóng đưa bé gái đến Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Lộc cấp cứu nhưng cũng không kịp.

Theo đó, thời điểm nhập viện, bé gái đã bị nhiều vết cắn sâu ở vùng mạn sườn, thủng ruột, thủng lên cơ hoành và có cả vết thương ở tim gây tràn dịch nên bé gái đã không thể qua khỏi.

Sau liên tiếp hai vụ việc trẻ nhỏ bị chó tấn công gây tử vong, các bộ, ngành đã vào cuộc tổ chức hội thảo nghiên cứu các biện pháp về phòng chống bệnh dại ở người; biện pháp xử lý nuôi, thả chó rông; biện pháp tuyên truyền tiêm phòng cho vật nuôi; công tác truyền thông tới các địa phương về phòng chống bệnh dại ở người...

Tuy nhiên, số ca nhập viện do chó cắn, vật nuôi chăn, thả rông vẫn tăng cả về số lượng và mức độ thương vong. Theo đó, người dân khá lo lắng với biện pháp tự phòng chống và bảo vệ sức khỏe trước tình trạng bị chó tấn công bất cứ lúc nào như hiện nay.

Cần hiểu để xử lý

Bệnh nhi 2 tuổi ở Hà Nội bị chó cắn rách đầu nhập viện tại bệnh viện Xanh Pôn. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Bệnh nhi 2 tuổi ở Hà Nội bị chó cắn rách đầu nhập viện tại bệnh viện Xanh Pôn. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Cho đến nay, các chế tài về xử phạt về nuôi, thả chó dại mới chỉ dừng ở mức phạt hành chính. Chưa có một quy định cụ thể nào về xử phạt việc nuôi, thả vật nuôi gây nguy hiểm cho con người.

Cụ thể, căn cứ Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ về hành vi chăn dắt, thả rông gia súc trên đường bị xử phạt từ 60.000- 80.000đ. Còn theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về trật tự công cộng, mức phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000- 300.000đ đối với hành vi thả rông vật nuôi tại nơi công cộng.

Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định hành vi không đeo rọ mõm hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng; không tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng... bị phạt tiền từ 600.000- 800.000đ.

Theo đó, vấn đề cần thiết đặt ra, cần phải có biện pháp cụ thể để tự bảo vệ khi bị chó tấn công. Đề cập tình trạng nhiều trẻ nhỏ bị chó tấn công trong thời gian gần đây, bác sĩ (BS) Nguyễn Minh Nghĩa, Khoa Phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ, Bệnh viện Xanh Pôn chia sẻ: Mới đây, vào ngày 10/08/2019, khoa cấp cứu Bệnh viện Xanh Pôn cũng tiếp nhận một bệnh nhi 2 tuổi ở Hà Nội cũng bị chó của người thân tấn công.

Cháu bé nhập viện với nhiều vết rách chằng chéo ở vùng hàm mặt (mi dưới bên trái, gò má, môi), đặc biệt là vết thương nghiêm trọng trên đầu dài đến 15cm đã làm lộ xương sọ khiến máu chảy nhiều.

Theo BS. Minh Nghĩa cho biết: "Với tình trạng của cháu bé, nếu không kịp thời phẫu thuật thì các vết thương rất dễ bị nhiễm trùng nặng và diễn biến khó lường khiến thời gian nằm viện kéo dài, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Nắm được tình hình nguy hiểm của trẻ, ekip phẫu thuật đã nhanh chóng vệ sinh sạch sẽ, cắt lọc và khâu lại các vạt da cho bé để ngăn chặn mọi nguy cơ xấu cho bé. Sau 4 ngày điều trị, vết thương của bé đã khô, sức khỏe cháu ổn định và được ra viện".

"Đây chỉ là một trong liên tiếp các trường hợp chó nuôi tấn công người mà Bệnh viện Xanh Pôn đã tiếp nhận trong thời gian gần đây, trong đó nhiều nạn nhân là trẻ em. Điều này gióng thêm hồi chuông cảnh tỉnh trong việc quản lý vật nuôi của các gia đình, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra", BS. Minh Nghĩa nhận cho biết thêm.

Qua đó, BS Minh Nghĩa cũng khuyến cáo đến người dân các biện pháp xử lý khi bị chó tấn công. Khi không may bị chó cắn, nên bình tĩnh sơ cứu theo hướng dẫn dưới đây:

Làm sạch vết thương, đây là điều quan trọng hàng đầu khi bị chó cắn. Vết thương phải được rửa dưới vòi nước chảy để loại bỏ tất cả mầm bệnh. Dùng bông và nước để rửa vết thương. Rửa nhẹ nhàng không nên chà xát mạnh.

Dùng thuốc sát trùng để làm sạch vết chó cắn, có thể dùng những thuốc sát trùng như cồn hoặc nước ô xi già. Những thuốc này sẽ loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định. Chỉ đổ một lượng nhỏ lên vết cắn và thổi nhẹ vào vết thương khi bôi thuốc vì nó sẽ rất xót.

Nếu bị chó cắn vào chân hay cánh tay, cần giơ cao vùng bị thương của người bị nạn lên. Việc này rất quan trọng vì khi bị chó cắn bạn có thể bị chảy máu nhiều và cách làm này sẽ giúp cầm máu.

Băng bó vết thương sau khi rửa sạch và dùng băng gạc hoặc vải sạch để băng bó lại vết thương để cầm máu cũng như hạn chế vi khuẩn tấn công. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý là không nên băng quá chặt sẽ khiến máu khó lưu thông.

BS. Minh Nghĩa cho biết, trong trường hợp khi bị chó cắn ở mức độ không nghiêm trọng thì việc cần thiết là phải đến cơ sở tiêm chủng để được tư vấn tiêm phòng dại.

"Khi bị chó cắn, ngoài những miếng rách làm ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ và các tổn thương ảnh hưởng đến sức khỏe, nạn nhân còn có thể mắc dại lây từ vật nuôi sang người người qua vết cắn.

Đây là nguyên nhân khiến nạn nhân lên cơn dại, thậm chí tử vong nếu không được xử trí cấp cứu đúng cách và kịp thời", BS, Minh Nghĩa cho hay.

Lương Minh

Tin khác

Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

(CLO) Ngày 25/4, Đoàn công tác của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương do Phó Trưởng ban Thường trực điều hành Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương Trần Huy Dụng làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Hưng Yên về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của tỉnh.

Sức khỏe
Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

(CLO) Trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng co giật, nôn nhiều, rối loạn ý thức, da xanh tái.

Sức khỏe
Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

(CLO) Mới đây, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; BHXH Việt Nam về vướng mắc trong triển khai thi hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP.

Sức khỏe
Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

(CLO) Cắt môi trái tim tại một cơ sở thẩm mỹ tư nhân kém chất lượng, cô gái 25 tuổi ở Hà Nội bị nhiễm trùng nghiêm trọng gây biến dạng môi.

Sức khỏe
TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

(CLO) Sở Y tế TP HCM đã phát hiện và xử lý nghiêm hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… ngang nhiên quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Sức khỏe